Tag

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng

Tin tức 03/01/2024 17:04
aa
TTTĐ - Chiều 3/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), do Bộ NN&PTNT tổ chức.
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng chí Nguyễn Xuân Đại làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Hà Nội Phó Thủ tướng trao Quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ NN&PTNT tổ chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị tổng kết năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ NN&PTNT tổ chức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội tới các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đổi mới tư duy và mô hình tăng trưởng

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2023 là năm thực hiện đổi mới tư duy và mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp. Ngành đã chuyển đổi mạnh từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thuỷ sản.

Ngành NN&PTNT chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng theo đúng định hướng tại Nghị quyết "tam nông" và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; nỗ lực vươn lên với phương châm "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".

Về những điểm sáng, thành tích nổi bật năm 2023, Bộ cho biết, tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp 3,83%, cao nhất trong nhiều năm gần đây, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng 5,05% của nền kinh tế.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Sản lượng lúa 43,5 triệu tấn, tăng 1,9% và năng suất đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng thịt hơi các loại 7,79 triệu tấn, tăng 6,38%; sản lượng thủy sản 9,32 triệu tấn, tăng 2,3%; sản lượng gỗ khai thác 20,84 triệu m3, tăng 2,8%; lần đầu tiên Việt Nam bán được 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về 1.200 tỷ đồng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản duy trì mức cao, trên 53 tỷ USD; thặng dư thương mại cao nhất từ trước tới nay 12,07 tỷ USD, tăng 43,7%. Trong đó một số mặt hàng tăng cao kỷ lục, như: Rau quả 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%, gạo ST25 lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới; hạt điều 3,63 tỷ USD tăng 17,6%. Việt Nam đã sản xuất và xuất khẩu vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Ngành đã phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản theo hướng chế biến sâu, giá trị cao; nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đổi mới; nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành.

Ngành tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế, trong đó có festival quốc tế ngành hàng lúa gạo…; qua đó giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu nông lâm thủy sản trong nước, khu vực và quốc tế, thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Bộ đã tập trung xây dựng, trình ban hành và tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển, như Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn; Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao; chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi; chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại; chính sách phát triển thủy sản…

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội tới các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội tới các điểm cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

78% xã đạt chuẩn Nông thôn mới

Đến hết năm 2023, cả nước có khoảng 6.370/8.167 (78%) xã đạt chuẩn Nông thôn mới. Có 270 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới. Trong tổng số 20 tỉnh, thành phố có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 5 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu; đến nay có 11.056 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên (tăng 2.189 sản phẩm) với 5.724 chủ thể tham gia; có gần 20.500 HTX nông nghiệp và 19.660 trang trại.

Về đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2023, Bộ được giao 9.852 tỷ đồng và giải ngân trên 94,6%.

Công tác xây dựng thể chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, được quyết liệt chỉ đạo; Bộ trình Chính phủ ban hành 4 nghị định và ban hành 26 thông tư. Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy đã giảm được nhiều đầu mối trung gian (giảm 1 vụ, 1 cục thuộc Bộ; 32 vụ và tổ chức tương đương thuộc 4 tổng cục, 16 phòng thuộc vụ thuộc Bộ, 16 phòng trong văn phòng tổng cục). Công tác chuyển đổi số, thực hiện Chính phủ số tạo chuyển biến tích cực trong giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời làm việc với các hội, hiệp hội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân.

Năm 2024, ngành NNPTNT đặt mục tiêu phát triển với các chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3-3,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 54-55 tỷ USD; tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 80%. Tỉ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 42,02%, nâng cao chất lượng rừng; tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn 58%. Tỉ lệ số xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới 82%.

Để đạt được những mục tiêu đề ra, toàn ngành nông nghiệp, nông thôn tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, hiện đại, kinh tế tuần hoàn; nhất là "Nông nghiệp bền vững, minh bạch và có trách nhiệm", thực hiện chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Ngành chủ động từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng...

Bộ NN&PTNT xác định các nhiệm vụ và các giải pháp chính là kiến tạo không gian phát triển và các động lực tăng trưởng ngành; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh; phấn đấu vượt mục tiêu tăng trưởng của năm ở mức cao nhất.

Cơ quan chức năng phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu; xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.

Toàn ngành đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối hệ thống tiêu thụ toàn cầu.

Các đơn vị thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chủ động hội nhập quốc tế.

Ngành NN&PTNT sẽ phát triển nông thôn, trọng tâm là thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gắn với phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đi vào chiều sâu, đảm bảo chất lượng và bền vững, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn.

Cơ quan chức năng phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Quảng bá Thủ đô Hà Nội đến doanh nghiệp, nhà đầu tư New Zealand Tin tức

Quảng bá Thủ đô Hà Nội đến doanh nghiệp, nhà đầu tư New Zealand

TTTĐ - Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại New Zealand từ ngày 26/3 - 4/4/2025, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội đã tổ chức chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam và New Zealand.
Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội thăm, làm việc tại New Zealand Tin tức

Đoàn đại biểu cấp cao TP Hà Nội thăm, làm việc tại New Zealand

TTTĐ - Từ ngày 26/3 đến ngày 4/4/2025, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố (TP) Hà Nội do Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm, làm việc tại Australia và New Zealand.
Nhiều tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen Tin tức

Nhiều tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen

TTTĐ - Sáng 28/3, Quận uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ quận Nam Từ Liêm đã long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương kết quả phong trào thi đua năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo Tin tức

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Sáng 28/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã có buổi làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về các nhiệm vụ triển khai trong thời gian tới.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Brazil Tin tức

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Brazil

Sáng 28/3, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thăm Việt Nam theo nghi thức cấp Nhà nước.
Xây dựng phương án triển khai phòng họp không giấy Tin tức

Xây dựng phương án triển khai phòng họp không giấy

TTTĐ - Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan Đảng, đoàn thể TP Hà Nội (Ban Chỉ đạo 204) vừa có Thông báo kết luận phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo diễn ra ngày 24/3; trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng phương án triển khai phòng họp không giấy. Trường hợp cần thiết xin ý kiến Trung ương về các nội dung đầu tư trang thiết bị, phần mềm bảo đảm hoàn thành xong trong quý III/2025
Gửi trọn niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ Tin tức

Gửi trọn niềm tin sâu sắc vào thế hệ trẻ

TTTĐ - Nhắn nhủ tới thế hệ trẻ, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin sâu sắc vào lực lượng thanh niên, luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong nhiều vấn đề lớn của đất nước; xem thanh niên là nhân tố chủ chốt trong việc định hình và phát triển tương lai của đất nước; coi sự lớn mạnh của tuổi trẻ là thành công của Đảng, là thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, là sự trường tồn của dân tộc.
Sức mạnh mới, niềm tin mới Tin tức

Sức mạnh mới, niềm tin mới

TTTĐ - Vận động Nhân dân; bám sát địa bàn, cơ sở; tạo ra nhiều kênh, cơ chế nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng và ý kiến phản ánh với phương châm "trọng dân, gần dân, có trách nhiệm với Nhân dân" là “bí kíp” để TP Hà Nội luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ, nhất là các việc khó và mới. Để tạo nên sức mạnh đó có những cánh tay phải đắc lực của ngành Tuyên giáo và Dân vận Thủ đô, giờ đây đã hợp thành một lực lượng lớn, nhân lên sức mạnh để phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân.
Phát triển, tăng sức trẻ cho Đảng Tin tức

Phát triển, tăng sức trẻ cho Đảng

TTTĐ - Với vai trò là Thủ đô của cả nước, đồng thời là Đảng bộ lớn nhất nước, Hà Nội luôn chú trọng công tác cán bộ, phát triển đảng đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng giúp thành phố thực hiện các trọng trách và nhiệm vụ quan trọng mà Trung ương giao phó. Trong đó, công tác tạo nguồn cán bộ, đảng viên trẻ có tri thức, giàu khát vọng cống hiến, đảm bảo tính kế thừa, xuyên suốt luôn được TP xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong mỗi nhiệm kỳ.
Hà Nội cần phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công trên 100% Tin tức

Hà Nội cần phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công trên 100%

TTTĐ - Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, những khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội chỉ là trước mắt, TP cần phấn đấu giải ngân trên 100% kế hoạch vốn chứ không chỉ trên 95%.
Xem thêm