Tag

Những mùa trăng về, phố thêm lung linh

Người Hà Nội 21/09/2023 16:11
aa
TTTĐ - Mỗi khi đến mùa trăng, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình tấm áo mới, lung linh rực rỡ hơn hẳn thường ngày. Rằm tháng tám, Tết Trung thu của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến còn đặc biệt hơn nữa bởi những giá trị truyền thống để chúng ta được thưởng trăng đầy nghệ thuật và rất đỗi tự hào.
Mùa trăng 2022 và những kỷ niệm khó quên Rộn ràng mùa trăng sum vầy với bánh trung thu WinMart Xuân Bắc cùng các em nhỏ thưởng thức "Thu xưa về trên phố" Phố cổ Hà Nội rực rỡ sắc màu chuẩn bị đón Trung thu

Hình bóng phố xưa trong đời sống hiện đại

Có một điều dễ nhận thấy rằng, những năm gần đây Hà Nội rất chú trọng đến việc phục dựng, tái hiện, đưa những nét cơ bản của Trung thu truyền thống xưa trở lại với nhịp sống hiện đại. Hàng loạt các không gian đón trăng mang màu sắc của kí ức được chăm chút, tỉ mỉ từng chi tiết để người dân Thủ đô hòa mình vào không khí rằm tháng tám của ngày xưa.

Không biết từ bao giờ, Trung thu mặc định đã trở thành ngày tết của trẻ thơ. Các em háo hức từ những ngày đầu tháng tám, đã được bố mẹ mua tặng đồ chơi, vui rước đèn, đánh trống, múa lân dưới ánh trăng thu vằng vặc trên khắp phố phường, làng quê. Đây là nét đẹp văn hóa có bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta, cần được tiếp tục gìn giữ và phát huy.

Không gian đón Tết Trung thu cổ truyền tại Hoàng Thành Thăng Long
Không gian đón Tết Trung thu cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Nhận thức được tầm quan trọng của những giá trị văn hóa phi vật thể đó, đến mỗi dịp tết Trung thu hàng năm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình "Vui tết Trung thu" phục vụ các cháu thiếu nhi, Nhân dân thủ đô và du khách bốn phương.

Năm nay, với chủ đề “Đèn thu lung linh”, chương trình được tổ chức mong muốn tạo ra một sân chơi đặc sắc giúp các em nhỏ và du khách có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa nói chung và Tết Trung thu nói riêng.

Tại đây, các em nhỏ và du khách sẽ được tham gia các hoạt động bổ ích và lý thú.

Đèn cổ được phục dựng
Đèn cổ được phục dựng

Đó là tham quan không gian trưng bày các loại đèn trung thu cổ truyền dưới hình thức là các gian hàng trên phố cổ xưa. Các mẫu đèn cổ đã thất truyền được phục dựng và trưng bày để du khách thưởng làm như: Đèn cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng, đèn cua sống, đèn cua chín, đèn thỏ, đèn bướm, đèn tôm, đèn trống...

Bên cạnh đó vẫn là các gian hàng bày đồ chơi Trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch, trống bỏi, tàu thủy sắt tây, thỏ đánh trống, tò he, thiên nga nhồi bông...

Người Hà Nội và du khách trong, ngoài nước cũng có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm làm đèn Trung thu (đèn ông sao, đèn thỏ, đèn cù), làm bánh Trung thu, tô vẽ mặt nạ giấy bồi, diều giấy và biểu diễn nghệ thuật múa sư tử đặc sắc. Du khách sẽ được check-in không giới hạn” trước những con đường đèn lung linh sắc màu trong một không gian kiến trúc kinh thành vô cùng trầm mặc cổ kính chỉ có ở Hoàng thành Thăng Long.

Không gian đón Tết Trung thu tại phố cổ Hà Nội
Không gian đón Tết Trung thu tại phố cổ Hà Nội

Tại không gian Tết Trung thu truyền thống tại các điểm di sản trong khu phố cổ Hà Nội, Ban Tổ chức trưng bày gần 80 tài liệu, tư liệu hình ảnh được trưng bày và sử dụng trong không gian tầng 1 của trung tâm sẽ đưa công chúng quay ngược thời gian để tìm hiểu những nghi lễ Tết Trung thu chốn Hoàng cung, không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ đèn lồng, đèn ông sao, đèn con thỏ… của tết Trung thu trên phố phường Hà Nội xưa.

Tại đây cũng giới thiệu không gian sắp đặt vui Tết Trung thu cho trẻ em qua các sản phẩm đồ chơi trung thu truyền thống.

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội duy trì phối hợp với các nghệ nhân, thợ thủ công tới từ các làng nghề lân cận Hà Nội giới thiệu và hướng dẫn cách làm đồ chơi truyền thống tại khu phố cổ nhân dịp Tết Trung thu.

Đó là hoạt động trải nghiệm làm con giống bột với nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, Phú Xuyên, Hà Nội); Hoạt động trải nghiệm làm đèn ông sao truyền thống “Lồng đèn đón trăng” với nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội); Không gian trải nghiệm làm các sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống: Mặt nạ bồi, làm và trang trí diều giấy, chơi trò chơi Trí Uẩn; Giới thiệu và hướng dẫn làm bánh Trung thu truyền thống.

Trải nghiệm làm đồ chơi dân gian sẽ giúp chúng ta hòa vào không khí truyền thống
Trải nghiệm làm đồ chơi dân gian sẽ giúp chúng ta hòa vào không khí truyền thống

Tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhằm đem đến cho các cháu thiếu nhi một không gian vui chơi bổ ích và cơ hội tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức không gian tương tác với đa dạng các hoạt động.

Đó là phối hợp với nghệ nhân, thợ thủ công của các làng nghề lân cận Hà Nội tham gia trưng bày, trình diễn giới thiệu các sản phẩm đồ chơi truyền thống dịp Tết Trung thu: Đèn ông sao, ông tiến sĩ, ông đánh gậy - thợ thủ công thôn Hậu Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức; Đèn kéo quân - nghệ nhân thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai; Mặt nạ giấy bồi - thợ thủ công làng Hảo, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; Chuồn chuồn tre - thợ thủ công xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất...

Trọn vẹn những mùa trăng

Hà Nội là một trong những đô thị lớn của cả nước. Tốc độ đô thị hóa và những ngôi nhà cao tầng đã khiến việc ngắm trăng, thưởng thức vẻ đẹp của trăng sao nói riêng và bầu trời, vẻ đẹp của thiên nhiên nói chung thường bị hạn chế hơn so với những vùng có không gian thoáng rộng. Chính vì thế, rất nhiều trẻ em hiện đại thiệt thòi hơn thế hệ cha mẹ, ông bà là phải đón Rằm tháng tám trong nhà, trong phòng điều hòa, thậm chí vui Tết Trung thu với... màn hình TV.

Nét cười trẻ thơ với lung linh đèn hoa
Nét cười trẻ thơ với lung linh đèn hoa

Nói gì thì nói, dù Tết Trung thu có vui mấy đi chăng nữa, mâm cao cỗ đầy, hoạt động văn hóa văn nghệ tưng bừng đi chăng nữa thì điều cốt yếu vẫn là... phải nhìn thấy trăng. Có trăng, có bầu trời, có rước đèn, có phá cỗ, có chú Cuội, chị Hằng, có những thức quà truyền thống gắn chặt với Trung thu như bánh nướng, bánh dẻo, đồ chơi... thì mới là một đêm rằm tháng tám trọn vẹn.

undefined

Những năm trước, đời sống kinh thế còn khó khăn, Tết Trung thu thường chỉ trong một ngày, vào đúng đêm rằm. Thế mà trẻ con, người lớn đều tưng bừng chuẩn bị, thấp thỏm lo thời tiết mưa bão hay đẹp trời. Còn bây giờ, điều kiện vật chất tốt hơn xưa rất nhiều, cái Tết này kéo dài thành cả mùa trăng.

Sự chuẩn bị cho Trung thu của người Hà Nội kéo dài cả tháng. Thay vì chỉ tập trung một ngày và "ăn Tết", "phá cỗ" như trước, người ta chơi Trung thu nhiều hơn. Những không gian đón mùa trăng được trang hoàng khắp nơi cho người Hà Nội thoải mái thưởng thức không khí cổ truyền, chụp ảnh, hòa mình vào sắc màu lung linh của đêm hội trăng rằm.

Những mùa trăng về, phố thêm lung linh
Không gian Trung thu truyền thống, tìm về kí ức xưa tại Ngon Garden

Đây cũng là dịp để những người phụ nữ Hà thành phát huy truyền thống đảm đang, khéo léo của mình. Người bận rộn thì vẫn có thể đưa con đi chơi Trung thu, đến những điểm công cộng như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phố cổ Hà Nội hay các quán cà phê, nhà hàng... vừa mở tiệc đoàn viên, vừa tận hưởng những giây phút lắng đọng bên gia đình.

Với những bà, những mẹ có thời gian hơn, họ mua sắm đồ decor, trang trí nhà cửa theo hướng Trung thu xưa. Họ bày biện mâm cỗ trông trăng với hồng, với cốm, với đồ chơi truyền thống, với những "tác phẩm nghệ thuật" mà người Hà Nội xưa tự hào như con chó xù bông làm bằng múi bưởi, tỉa các loại quả thành hình hoa, hình rồng phượng...

undefined

Người cầu kì, kĩ tính hơn nữa thì tự tay làm bánh nướng, bánh dẻo để vừa thể hiện tình yêu thương, chăm chút cho gia đình vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Có rất nhiều cách để chúng ta vui vầy mùa trăng bên gia đình, bên bạn bè, người thân. Dù vậy, năm nay, mọi người nên chú ý thêm về phòng cháy, chữa cháy, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp. Có như thế, mùa trăng mới trọn vẹn, vui vẻ và nhiều kỉ niệm cho chúng ta nhìn lại.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm