Những giải pháp trọng tâm phát triển ngành du lịch
Du khách nước ngoài đến "thưởng ngoạn" cảnh sắc Việt Nam.
Bài liên quan
Yêu cầu có ý kiến của cộng đồng dân cư khi lập quy hoạch di tích
Báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin khánh thành sân bay quốc tế Vân Đồn
Nhân sự ngành du lịch Việt dưới góc nhìn chuyên gia Singapore
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã chỉ rõ những giải pháp lớn. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 về Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế, kết nối và nâng cao giá trị dịch vụ du lịch.
Trong thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp đột phá sau: Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Luật Du lịch 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Du lịch; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chế độ, chính sách, bảo đảm hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển du lịch; đổi mới, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội về du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh quốc phòng; đổi mới tư duy phát triển du lịch một cách nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động của các cấp, các ngành; ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển du lịch.
Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ có giải pháp triển khai hiệu quả việc cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Trong đó, tập trung vào việc cơ cấu lại thị trường khách du lịch, củng cố phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch và cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách theo hướng đột phá để du lịch phát triển, đáp ứng yêu cầu, tính chất của ngành kinh tế tổng hợp, hoạt động theo cơ chế thị trường. Cụ thể như các chính sách về đầu tư, thuế, thủ tục về thị thực nhập cảnh.
Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch. Đặc biệt là các kết cấu hạ tầng đường không, đường biển, đường sắt, tăng cường kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại từ nội dung đến phương thức, phát huy nguồn lực nhà nước và toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá của các cơ quan ngoại giao, cộng đồng người Việt ở nước ngoài và các cơ quan truyền thông.
Cùng với đó là tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng để các doanh nghiệp và cộng động phát triển du lịch; hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong kinh doanh du lịch, nhất là du lịch thông minh; có chính sách hỗ trợ cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi; chú trọng phát triển các ứng dụng hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch; có khả năng theo sát hành trình, chủ động cung cấp thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu của du khách trong suốt hành trình du lịch; ứng dụng thuyết minh du lịch tự động và hỗ trợ thanh toán thuận lợi trên thiết bị di động thông minh.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo và giảng viên; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực; nâng cao kỹ năng nghề qua hoàn thiện và áp dụng các bộ tiêu chuẩn nghề. Từng bước vận động, hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng cho cộng đồng, người dân bản địa tham gia vào lực lượng lao động, trở thành đội ngũ tuyền truyền, quảng bá du lịch, đại diện cho hình ảnh và nét đẹp của từng địa phương, từng vùng miền và của đất nước.
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực du lịch; kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, mô hình tổ chức quản lý ngành đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong tình hình mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm môi trường du lịch.