Tag

Những dự án sinh viên RMIT tạo tác động mạnh mẽ trong năm 2020

Giáo dục 20/12/2020 17:00
aa
TTTĐ - Đại học RMIT luôn nỗ lực mang lại những đóng góp có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, đặc biệt qua thành quả làm việc và cuộc sống của những bạn trẻ mà nhà trường đang đào tạo và định hướng.
Chương trình học mới tại RMIT chuẩn bị sinh viên cho nền thời trang toàn cầu Sinh viên nhận học bổng RMIT với hoài bão đóng góp cho cộng đồng nông thôn Sinh viên nhận học bổng RMIT nỗ lực giúp giới trẻ tìm tiếng nói cho riêng mình RMIT tổ chức Ngày trải nghiệm trực tuyến cho học sinh trung học Đại học RMIT nuôi dưỡng lãnh đạo tương lai qua chương trình học bổng Sinh viên RMIT dẫn đầu vòng quốc gia cuộc thi khoa học dữ liệu
Một nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật (Kỹ sư phần mềm) đã tạo ra phiên bản mẫu ứng dụng di động EMODO để giúp trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ phát triển biểu cảm trên mặt
Một nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật (Kỹ sư phần mềm) đã tạo ra phiên bản mẫu ứng dụng di động EMODO để giúp trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ phát triển biểu cảm trên mặt

Những sản phẩm này không chỉ chuẩn bị hành trang cuộc sống và công việc cho sinh viên RMIT, mà còn tác động tích cực lên xã hội.

Hỗ trợ trẻ tự kỷ

Ứng dụng di động EMODO giúp trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cải thiện biểu cảm gương mặt nhằm truyền tải cảm xúc, đồng thời giúp người chăm trẻ hiểu các em muốn và đang hình thành cảm xúc gì.

Được phát triển bởi nhóm bốn sinh viên ngành Kỹ thuật (Kỹ sư phần mềm) gồm Nguyễn Xuân Hào, Lê Minh Truyền, Hoàng Quang Huy và Dương Hữu Khang, ứng dụng hiển thị các dấu hiệu cảm xúc để trẻ có thể bắt chước và theo dõi phản ứng của các em thông qua hệ thống nhận diện biểu cảm khuôn mặt.

“Chúng tôi thiết kế và phát triển ứng dụng dành cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ vì muốn thấy nhiều em nhỏ hơn nữa có thể bộc lộ cảm xúc một cách dễ dàng và cải thiện khả năng nhận biết, phát triển cảm xúc và giao tiếp xã hội”, Khang chia sẻ.

Hào cho biết, cả nhóm gặp phải nhiều thách thức trong giai đoạn đầu phát triển ứng dụng, trong đó có việc nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thành phiên bản mẫu của dự án trong khoảng thời gian ngắn.

“Chúng tôi thiết kế sản phẩm bằng ngôn ngữ lập trình mới do Google phát triển nhưng có rất ít tài liệu về ngôn ngữ này, vì vậy chúng tôi phải tìm đáp án và trải qua quá trình thử nghiệm và sửa lỗi đầy khó khăn mãi đến khi tạo ra được sản phẩm cuối cùng.

Nhận dạng cảm xúc trên mặt không phải là một khái niệm mới nhưng ý tưởng thiết kế và phát triển cho mục đích hỗ trợ trẻ tự kỷ còn khá mới trong lĩnh vực thị giác máy tính”, Hào chia sẻ.

Nâng cao nhận biết cho những người bị trầm cảm

Sinh viên ngành Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) Đặng Minh Khoa đã tạo một đoạn phim ngắn tìm hiểu các rối loạn tâm thần phổ biến trong đó có bệnh trầm cảm suốt thời gian giãn cách xã hội do Covid-19 trong năm nay.

Sinh viên ngành Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) Đặng Minh Khoa đã làm một phim ngắn tìm hiểu về các rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó có trầm cảm.
Sinh viên ngành Thiết kế (Thiết kế ứng dụng sáng tạo) Đặng Minh Khoa đã làm một phim ngắn tìm hiểu về các rối loạn tâm thần phổ biến, trong đó có trầm cảm.

Khoa cho biết đoạn phim mô tả một nhân vật đang phải chiến đấu với chứng trầm cảm cũng như cảm giác bị trầm cảm sẽ thế nào.

“Bạn sẽ dễ cảm thấy quá tải vì cảm giác vô vọng và cô lập trong khoảng thời gian nhiều biến động. Tôi muốn giúp mọi người hiểu và thấu cảm với muôn mặt của trầm cảm mà nhiều những người đang trải qua.

Qua nghiên cứu và quan sát, tôi đã kết nối thiết kế âm thanh, giản đồ màu và nhịp độ để mang lại cảm giác u tối và buồn bã mà tôi hình dung ra ban đầu”, Khoa chia sẻ.

Để nâng cao hiệu ứng kể chuyện hình ảnh, Khoa còn phối hợp các khái niệm ẩn dụ, chuyển động và bộ tài liệu số, chẳng hạn như đồng bộ giọng kể chuyện và hình ảnh ở mức độ cao, hiệu ứng chuyển động chữ cũng như kiểu chữ phù hợp.

Khoa nhấn mạnh vào mục tiêu của đoạn phim là cho mọi người thấy một người có thể khổ sở như thế nào khi bị trầm cảm, đồng thời nâng cao nhận thức về tác động của căn bệnh này với cuộc sống thường nhật và năng suất học tập của sinh viên đại học.

Tri ân những người làm công việc thầm lặng

Còn sinh viên ngành Truyền thông (Truyền thông chuyên nghiệp) lại chọn kể chuyện về hai công nhân có thu nhập và trình độ học vấn thấp trên tạp chí Silence (Tạm dịch: Thầm lặng) để truyền tải thông điệp rằng tất cả mọi người đều xứng đáng được đánh giá cao và công nhận, bất kể họ làm công việc gì đi nữa.

Một nhóm sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp đã tri ân những người làm việc thầm lặng trên tạp chí Silence – Thầm lặng
Một nhóm sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp đã tri ân những người làm việc thầm lặng trên tạp chí Silence – Thầm lặng

Các bạn Nguyễn Lê Bạch Dương, Nguyễn Phương Trinh, Nguyễn Thu Thủy và Lý Bá Phi đã trò chuyện với một cô công nhân vệ sinh và một bác nhân viên bảo vệ, những người đang làm trong những môi trường hết sức khắc nghiệp với những công việc được xem là không cần tới chuyên môn.

Chia sẻ về cuộc phỏng vấn đêm khuya với cô công nhân vệ sinh, Phương Trinh cho biết: “Cô công nhân mà chúng tôi phỏng vấn đã làm nghề này hơn 20 năm. Cô thường phải làm việc trong những điều kiện khắc nghiệt như những đêm lạnh giá trong môi trường ô nhiễm, và luôn phải làm thêm giờ suốt các kỳ nghỉ lễ.

Cô muốn các con mình có một tương lai tươi sáng hơn và không theo nghề của cô, vì theo cô mọi người vẫn đánh giá thấp và thậm chí còn chế nhạo công việc của mình. Cô chia sẻ với chúng tôi rằng cô hy vọng nhận được sự thấu cảm và đối xử công bằng từ người khác".

Bác bảo vệ thì chia sẻ với Bạch Dương rằng mức lương bác nhận được hầu như không đủ chi tiêu trong nhà dù bác làm việc 15 tiếng mỗi ngày và suốt các kỳ lễ.

“Bác nói với tôi rằng mọi người thường nghĩ nhân viên bảo vệ đều thô lỗ và thất học. Nhưng bất kể bạn là ai hay bạn đang làm công việc gì, đóng góp của bạn cho xã hội đều đáng được trân trọng và ghi nhận”, Dương kết lời.

Các dự án này đang được trưng bày tại triển lãm trực tuyến IMPACT, với hơn 100 tác phẩm đổi mới sáng tạo và tạo ra tác động mạnh mẽ của sinh viên RMIT trong năm 2020.

Đọc thêm

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Trường Tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3 Muôn mặt cuộc sống

Ngành Giáo dục 18 tỉnh thiệt hại 1.260 tỷ đồng do bão số 3

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), bão số 3 và hoàn lưu bão gây thiệt hại cho ngành Giáo dục 1.260 tỷ đồng (Một nghìn hai trăm sáu mươi tỷ đồng), tính đến ngày 16/9.
Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt Giáo dục

Tặng quà Trung thu cho 150 học sinh trường chuyên biệt

TTTĐ - 150 học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang học tập tại 3 trường chuyên biệt của thành phố Hà Nội đã được nhận quà nhân dịp Tết Trung thu.
“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ Giáo dục

“Trung thu yêu thương” sẻ chia với người dân vùng lũ

TTTĐ - Không chỉ là hoạt động trải nghiệm thú vị giúp học sinh và các vị khách quốc tế hiểu hơn về Tết Trung thu, chương trình trải nghiệm văn hóa “Trung thu yêu thương” còn lan tỏa sự ấm áp của nghĩa đồng bào, lòng nhân ái, sẻ chia với đồng bào vùng lũ.
Xem thêm