Tag

Những đổi thay của sinh viên khi hòa cùng văn hóa Thủ đô

Người Hà Nội 18/12/2023 14:46
aa
TTTĐ - Lực lượng sinh viên từ khắp mọi miền Tổ quốc về hội tụ tại Thủ đô để học tập, tu dưỡng, rèn luyện. Rất nhanh chóng và cầu thị, các sinh viên hòa nhập và thẩm thấu văn hóa Thủ đô để trở thành một phần của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Dấu ấn 10 kỳ Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam Dấu ấn của nhiệm kỳ bản lĩnh, sáng tạo, tình nguyện Người bạn đồng hành của sinh viên thành phố mang tên Bác

Thích nghi và hòa nhập

Từ khắp các tỉnh thành trên đất nước hình chữ S và cả các nơi trên thế giới, các bạn trẻ rời ghế nhà trường phổ thông, mang theo biết bao ước mơ, khát vọng để học tập, phấn đấu đến với chân trời mới. Trong hành trang của tuổi trẻ, họ cũng kèm cả những tính nết, thói quen, giọng nói, đặc trưng của các vùng miền.

Cùng với sự hồn nhiên, chất phác của những “con chim non mới ra ràng”, không phải những thói quen, tính cách, căn tính địa phương ấy lúc nào cũng đẹp, cũng phù hợp. Chắc hẳn các bạn tân sinh viên sẽ rất ngạc nhiên thậm chí cười bò và thường trêu chọc các bạn mình nói những từ địa phương lạ tai, nấu những món ăn lạ miệng và cả những cách hành xử… không giống ai.

Những đổi thay của sinh viên 1 - 2: Các sinh viên mang theo rất nhiều giá trị tốt đẹp hòa nhập với văn hóa Hà Nội (Ảnh: Phạm Mạnh)
Các sinh viên mang theo rất nhiều giá trị tốt đẹp hòa nhập với văn hóa Hà Nội (Ảnh: Phạm Mạnh)

Tuổi trẻ là quá trình va đập, thích nghi, tồn tại và trưởng thành. Đó là đường đi tự nhiên của mỗi người trong cuộc đời. Vì thế, trong môi trường sinh viên, dù ở kí túc xá hay nhà trọ, mỗi bạn trẻ sẽ dần dần tự rút ra những kinh nghiệm, bài học để sửa đổi và hòa nhập vào với văn hóa của Thủ đô.

Bạn Kiều Lan (sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, khi vào năm thứ nhất đã rất xấu hổ vì luôn bị bạn bè chế giễu, cười phá lên khi mình nói giọng địa phương; chẳng hạn như phát âm “bảo” thành “bẩu”, “quả ổi” thành “quả ủi”… Ban đầu bạn cũng tủi thân lắm, về sau thì cố nói chậm, để ý từng tí trong “lời ăn tiếng nói”.

Sau một thời gian vô duyên, thiếu kiềm chế, các bạn của Liên cũng bớt chê bai người khác, học cách ý tứ hơn. Mọi thứ dần trở nên bớt gay gắt hơn. Đến năm thứ 4, những từ địa phương kia không còn là nỗi xấu hổ hay áp lực của Liên. Mỗi khi các bạn cố tình nói theo đặc trưng quê hương mình trong những tình huống đặc biệt, Liên còn thấy vui vì bạn bè nhớ quê, nhớ đến điểm đặc trưng của mình.

Những đổi thay của sinh viên khi hòa cùng văn hóa Thủ đô

Thế Nam, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nhớ mãi năm thứ nhất vẫn giữ nguyên thói quen ở quê, gặp bạn bè hay phát biểu ở trong lớp đều nói rất to. Khi bị góp ý và phản đối dữ dội nhiều lần, Nam rất tự ái nhưng biết rằng Hà Nội là nơi “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” nên đã điều chỉnh dần dần.

Nhiều bạn sinh viên từ các vùng khác đến Hà Nội có khi chưa từng phải làm việc nhà, chưa phải giao tiếp xã hội nhiều. Đến khi ở trọ, các bạn phải theo nếp sống của khu dân cư: Đổ rác đúng giờ, không ồn ào mất trật tự thái quá vào giờ nghỉ. Rồi những ứng xử chuẩn mực như thể hiện tình cảm chốn đông người, trang phục phù hợp các điểm đến, hành vi cử chỉ nơi công cộng như trong rạp chiếu phim, bến xe bus… các bạn cũng nhanh chóng thích nghi, học theo và hoàn thành khá xuất sắc.

Tạo nên những giá trị phong phú

Hà Nội là nơi hội tụ của bốn phương. Điều đặc biệt, người từ khắp nơi đến với Hà Nội có thể mang theo cả những tật xấu, những điều không phù hợp nhưng theo

thời gian, những điều ấy bị chắt lọc và biến mất, chỉ còn đọng lại những điều tốt đẹp. Chính vì thế, Hà Nội như cái sàng khổng lồ, lọc mọi đất cát bụi bẩn, chỉ còn lại những viên kim cương lấp lánh để tích hợp cho mình những giá trị phong phú từ bốn phương tám hướng mang đến.

Hải Thu, sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết mình học được rất nhiều từ tính cần cù, chịu khó, kỷ luật và học hỏi đến cùng của bạn sinh viên đến từ Nhật Bản. Trong khi đó, bạn Hồng Hà cùng trường lại rất thích và học theo những món ăn, cách trang điểm và gu thời trang trẻ trung của các bạn khoa tiếng Hàn Quốc của mình.

Những đổi thay của sinh viên khi hòa cùng văn hóa Thủ đô

Đến Hà Nội học tập, các bạn sinh viên mang theo trí tuệ và khát vọng của mình. Những kiến thức và văn hóa các bạn mang theo được bồi đắp trong quá trình tích lũy kiến thức sẽ trở thành vốn quý rất đáng tự hào. Trên thực tế, mỗi năm có biết bao nhiêu thủ khoa, bao nhiêu sinh viên tốt nghiệp và ở lại, chọn Hà Nội làm quê hương thứ hai để mang tâm sức, tài trí của mình cống hiến cho Thủ đô.

Những đặc trưng vùng miền khi tích hợp với văn hóa Hà Nội tạo nên những điểm sáng lấp lánh và làm giàu, làm phong phú thêm những giá trị của người Hà Nội. Hà Nội, mảnh đất nuôi dưỡng những ước mơ cho bao lứa sinh viên và cũng là nơi vun trồng nên những mùa vàng cho nhân tài đất nước.

Tin rằng, mỗi bạn sinh viên khi đến với Thủ đô đều mong muốn góp chút công sức nhỏ bé cho nơi mà họ yêu mến. Đồng thời, nếu sau khi học tập xong, họ trở về quê hương hay đi nơi khác sinh sống thì cũng sẽ góp phần lan tỏa hình ảnh của Hà Nội tới tất cả những nơi họ đặt chân đến.

Đọc thêm

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Xem thêm