Tag

Nhiều nước Châu Á đau đầu với bài toán dân số khi người trẻ ngại sinh con

Nhìn ra thế giới 03/07/2022 11:48
aa
TTTĐ - Nhật Bản từ lâu đã phải hứng chịu cuộc khủng hoảng dân số tồi tệ; Còn với Hàn Quốc, tỷ lệ sinh hiện đang ở mức thấp nhất thế giới và Trung Quốc cũng tương tự.
Khoảng 1/3 tổng dân số trên toàn cầu đang hít thở bầu không khí ô nhiễm Cô gái có khả năng đặc biệt chỉ khoảng 2 % dân số thế giới làm được Bảo vệ dân số già trước tác động của dịch bệnh Covid-19

Các nền kinh tế đối mặt với tình trạng dân số già đang rất chú ý đến tỷ suất sinh vì chúng phản ánh các xu hướng xã hội, cho phép Chính phủ đưa ra những giải pháp thay đổi cơ cấu dân số dài hạn.

Theo thống kê vào năm ngoái, tại Hàn Quốc với hơn 51 triệu dân, trung bình một phụ nữ sinh 0,81 trẻ. Đây là mức thấp nhất kể từ khi Cơ quan Thống kê nước này bắt đầu tổng hợp dữ liệu vào năm 1970. Vào thời điểm đó, con số này ở mức 4,53, sau đó giảm xuống mức 2 vào năm 1983.

Tuy Trung Quốc không công bố tỷ lệ sinh chính thức vào năm 2021 nhưng theo ước tính từ một nhóm các nhà nhân khẩu học, con số này là 1,15 - giảm đáng kể so với mức 1,3 một năm trước đó.

Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc năm 2021 đạt mức thấp nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê (Ảnh: Getty)
Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc năm 2021 đạt mức thấp nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê (Ảnh: Getty)

Các chuyên gia nhận định, tỷ lệ sinh thấp ở các quốc gia phát triển bắt nguồn từ nhiều yếu tố, như mức sống, chất lượng giáo dục và quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, tỷ lệ sinh ở các nước chưa phát triển thường có xu hướng cao hơn, do các gia đình muốn có thêm lao động để kiếm tiền, cũng như có người phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu.

Tỷ lệ sinh thấp, Hàn Quốc gia tăng tốc độ già hóa dân số

“Chồng tôi nói rằng có con sẽ hạn chế lựa chọn cuộc sống. Đối với tôi, một số yếu tố như không chắc liệu con sẽ có một tương lai hạnh phúc hay không khi môi trường tự nhiên và xã hội ngày càng xấu đi. Hơn nữa, tôi cũng khó tiếp tục công việc khi vướng bận con cái”, cô Han Jia, nhà thiết kế nội thất 34 tuổi tại Hàn Quốc chia sẻ.

Dù đã cải thiện hệ thống việc làm ưu tiên cho việc chăm sóc trẻ em và nam giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào công việc gia đình nhưng vấn đề này vẫn được coi là chặng đường gian nan ở phía trước. Dân số già hóa nhanh chóng ở Hàn Quốc do sự miễn cưỡng sinh con cũng như tuổi thọ cao hơn đang khiến nền kinh tế nước này rơi vào tình thế nguy hiểm.

Hàn Quốc đã trở thành xã hội già vào năm 2017 với khoảng 14% người dân trên 65 tuổi. Con số này được dự đoán sẽ đạt 37% vào năm 2045, đưa Hàn Quốc trở thành một trong những nước có dân số già nhất trên thế giới.

Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh ở nước này cũng chạm mức 83,5 vào năm 2020, trước khi lần đầu tiên ghi nhận dân số sụt giảm trong năm 2021, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm. Điều này đặt ra các vấn đề mang tính cấu trúc với nền kinh tế Hàn Quốc. Dân số già hóa và suy giảm là dấu hiệu về lực lượng lao động thu hẹp dần và nhu cầu nội địa giảm.

Tình trạng tương tự tại Nhật Bản, Trung Quốc

Ở Nhật Bản, những lo ngại về tỷ lệ sinh của nước này bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1980. Tỷ lệ này đã chạm mức thấp nhất là 1,26 vào năm 2005, phục hồi nhẹ lên 1,45 vào năm 2015 nhưng đã giảm liên tục 6 năm qua, xuống mức 1,3 vào năm ngoái.

Trẻ em một trường mẫu giáo ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (Ảnh: AFP)
Trẻ em tại một trường mẫu giáo ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Theo thống kê, Nhật Bản có 811.604 ca sinh vào năm 2021, mức thấp kỷ lục kể từ năm 1899. Trong khi đó, số ca tử vong tăng trên 1,4 triệu ca, khiến tổng dân số giảm 628.205 xuống còn 125 triệu người.

Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia có dân số già hóa nhanh nhất thế giới. Do đó, năng suất từ lực lượng lao động khổng lồ của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ giảm đáng kể.

Cô Felizia Yao, 27 tuổi, một phụ nữ độc thân, sống tại Thượng Hải, Trung Quốc, cho biết: “Con cái không phải là điều bắt buộc trong cuộc đời tôi. Hơn nữa, tôi cũng chưa có đủ tự tin bởi vì nuôi dạy con cái là một thử thách phức tạp. Với tình hình tài chính hiện tại, gánh nặng nuôi con đồng nghĩa phải hy sinh chất lượng cuộc sống bản thân nên tôi không có lý do gì để sinh con”.

Những nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh thấp

Theo nhà nhân khẩu học độc lập He Yafu, phụ nữ ở Đông Á có thể ít muốn sinh con hơn vì họ thường là người chịu trách nhiệm chính chăm sóc con nhỏ. Điều này ảnh hưởng lớn, thậm chí gây bất lợi về sự nghiệp của họ.

“Trong văn hóa Đông Á, sinh con có nghĩa là phụ nữ phải cống hiến và hy sinh nhiều hơn, trong khi nam giới ít tham gia vào việc chăm sóc con cái. Phụ nữ đã kết hôn và sinh con dễ bị phân biệt đối xử trên thị trường việc làm. Nhiều phụ nữ buộc phải chọn sinh ít hoặc không có con để đạt được sự thăng tiến trong sự nghiệp”, ông He Yafu nói.

Số cuộc hôn nhân liên tục giảm trong thập kỷ qua ở Hàn Quốc cũng góp phần khiến tỷ lệ sinh ở nước này giảm (Ảnh: Newsis)
Số cuộc hôn nhân liên tục giảm trong thập kỷ qua ở Hàn Quốc cũng góp phần khiến tỷ lệ sinh ở nước này giảm (Ảnh: Newsis)

Lee Sang-lim, nhà nghiên cứu của Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc cũng cho rằng phụ nữ trong khu vực giờ đây đã nhận thức rõ hơn về bất bình đẳng giới.

“Rất khó để phụ nữ duy trì sự nghiệp khi có con. Phụ nữ được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái nhưng nơi tôi làm việc cũng kỳ vọng họ sẽ mang lại hiệu quả tương tự nam giới trong công việc”, cô Kim, bác sĩ 39 tuổi, có một con gái 3 tuổi ở Seoul, Hàn Quốc, chia sẻ.

Chi phí nuôi dạy con cái cao, các bậc cha mẹ trung lưu thường đầu tư một khoản lớn để con học trường tư. Đó là một đặc điểm chung đang khiến người dân trong khu vực Đông Á phải cân nhắc lại việc sinh con.

“Chi phí nuôi dạy một đứa trẻ, dù là chi phí trực tiếp hay gián tiếp đều rất cao so với các nước phát triển ở phương Tây; Đặc biệt là chi phí gián tiếp chẳng hạn chi tiền cho con học thêm”, ông Yuan Xin, Phó Chủ tịch Hiệp hội dân số Trung Quốc, giáo sư nhân khẩu học tại Đại học Nam Đài ở Thiên Tân nói.

Còn theo chuyên gia Lee Sang-lim, ngoài công sức lớn, chi phí giáo dục tư nhân cao, thị trường việc làm nhiều biến động và chi phí nhà ở đắt đỏ cũng ngăn cản người trẻ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sinh con.

“Tình trạng thiếu việc làm ổn định và những khó khăn trong thị trường việc làm, giá nhà ở cao và chi phí giáo dục tư nhân đắt đỏ là nguyên nhân chính của tình trạng này”, ông Lee cho biết.

Xứ sở kim chi đã công bố một loạt chính sách để giải quyết những thay đổi về nhân khẩu học. Trong đó, Chính phủ nước này chú trọng đến việc tạo điều kiện và mở rộng thời gian nghỉ thai sản, phát triển các trung tâm chăm sóc, dịch vụ chăm sóc trẻ em, trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc con cái.

Trung Quốc cũng đang thực hiện các biện pháp để giải quyết tỷ lệ sinh giảm mạnh. Năm ngoái, nước này đã cho phép các gia đình sinh con thứ ba, 5 năm sau khi áp đặt chính sách một con. Chính quyền Trung ương và địa phương ở Trung Quốc cũng đang tăng cường nỗ lực khuyến khích thế hệ trẻ sinh con bằng cách mở rộng chế độ nghỉ thai sản và áp dụng các quyền lợi về thuế.

Tuy nhiên, các chuyên gia đồng tình cho rằng những biện pháp này cần vượt khỏi vấn đề tài chính đơn thuần, hướng tới giải quyết các nguyên nhân cơ bản. Theo đó, để tăng tỷ suất sinh, đầu tiên cần xóa bỏ nạn phân biệt đối xử giới tính trong thị trường việc làm cũng như đảm bảo quyền làm việc công bằng của phụ nữ. Bên cạnh đó, các nước cần rút ngắn thời gian làm việc một cách hợp lý. Thời gian làm việc ở các nước Đông Á quá dài, ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng sinh con của người dân.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Thế giới 24h

Các chuyên gia Mỹ - Latinh khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lý luận vĩ đại của chủ nghĩa xã hội

Các chuyên gia ở Mỹ Latinh đã bày tỏ lòng tiếc thương, nêu bật vai trò, đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Nhìn ra thế giới

Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội, Hiệp định Geneva về hòa bình cho Việt Nam năm 1954 là thắng lợi đầu tiên và vô cùng quan trọng của ngành ngoại giao Việt Nam; tạo tiền đề, cơ sở pháp lý cho cuộc kháng chiến lâu dài của Nhân dân Việt Nam.
Xem thêm