Nhiều chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa
Hà Nội tổng kiểm tra hoạt động đường thủy nội địa trước mùa mưa bão Hàng loạt bê bối tại Cục Đường thuỷ nội địa Tập trung các dự án đầu tư công vào kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa công cộng |
![]() |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, về đầu tư phát triển giao thông đường thủy nội địa, Quyết định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích là được tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa nhằm kết nối thuận lợi, hiệu quả đến các phương thức vận tải khác, đặc biệt là với hệ thống cảng biển.
Phó Thủ tướng chỉ đạo ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa để cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải chính theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát và quy hoạch các bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác vào quy hoạch của địa phương, để đảm bảo việc đầu tư mới các bến khách này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư công năm 2020 trong trường hợp sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư.
![]() |
Ảnh minh họa |
Phó Thủ tướng yêu cầu bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng huy động các nguồn lực, đảm bảo đáp ứng yêu cầu năm sau cao hơn năm trước, với mục tiêu đến năm 2030 đáp ứng đủ nhu cầu vốn theo kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa; Sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư, gồm: cơ sở dữ liệu, phần mềm, phần cứng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở

BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
