Tag

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Một trăm năm nhìn lại Tố Hữu

Xã hội 10/12/2020 06:00
aa
TTTĐ - Tố Hữu cùng sinh một năm, năm 1920 với cha tôi. Từ đó, tôi hiểu rằng, Tố Hữu luôn ở bên tôi, ở cả ba phương diện, một nhà lãnh đạo nổi tiếng, một nhà thơ lừng danh và một người cha chân tình.
Hội Nhà văn Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà thơ Tố Hữu "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu Hà Nội: Mưa bão số 3 khiến một số tuyến phố chìm trong biển nước
Nhà thơ Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu

Bàn mãi những chuyện nổi cộm của xã hội cũng thành tẻ nhạt. Ở số báo này, tôi muốn cùng bạn đọc rẽ sang một ngả khác. Nhân 100 năm ngày sinh Tố Hữu, tôi muốn cùng bạn đọc nhìn lại con người ông. Một nhà thơ và một nhà lãnh đạo nổi tiếng. Có lần bàn về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, nhà thơ Xuân Diệu có nói một câu rất sâu sắc rằng: “Một tác phẩm nào đó mà sống được đến 50 năm thì đã có thể xem như nó thuộc về cõi vĩnh viễn rồi ”. Đấy là chiêm nghiệm của Xuân Diệu, cách tính của Xuân Diệu trong thời của ông, khoảng những năm 70, 80 của thế kỉ trước.

Còn bây giờ, những giá trị giả tàn lụi nhanh lắm. Có khi chỉ năm trước, năm sau đã không còn đọc lại được nữa rồi. Bởi thế có nhà phê bình khác, lại bảo: Bây giờ, tác phẩm chỉ cần trụ được 5 năm thì đã có thể xem như nó thoát được cái nạn “ô xi hóa” của thời gian. Thơ Tố Hữu không phải đã trải qua thử thách 5 năm, hay 50 năm, mà đã 80 năm, tồn tại cùng với bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm của cõi đời. Có những giá trị tưởng như bất biến mà rồi đã mất tăm, lại có những vẻ đẹp xanh xao, mỏng mảnh ta tưởng sẽ tan biến mà rồi nó vẫn tồn tại, dù tồn tại vẫn với cái dáng vẻ mỏng mảnh và xanh xao như thuở nó ra đời.

Tố Hữu khác, cũng như thơ Chế Lan Viên, thơ Tố Hữu bao giờ cũng mạnh mẽ, đầy sức vóc, trước những thử thách và sự đào thải rất nghiệt ngã của thời gian. Ngoài làm thơ, ông còn là một nhà lãnh đạo lớn của đất nước. Đó là hai mặt của một vấn đề, bổ sung cho nhau, làm cho những tư tưởng và chí lực của ông có thêm điều kiện lan tỏa sâu hơn vào chiều sâu của đời sống nhân dân, của nền văn hóa dân tộc, thông qua những câu thơ đầy tâm huyết, cũng đầy trách nhiệm công dân của ông.

Cũng khác với một số nhà thơ khác, ông công khai khẳng định mình là người làm công tác tư tưởng cho Đảng, là người hô khẩu hiệu, là người tuyên truyền, vì ông là một nhà cách mạng và thơ ông là một biện pháp hoạt động cách mạng của ông. Nhưng cái kì tài của ông là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành xúc cảm, thành nghệ thuật, và thành thơ như thơ của mọi nhà thơ trên thế gian.

Cái kì tài của Tố Hữu là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành cảm xúc, thành thơ
Cái kì tài của Tố Hữu là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành cảm xúc, thành thơ

Hình như, trong thế kỉ qua, trong số các nhà thơ cách mạng của cả thế giới, không ai dấn thân, toàn tâm toàn ý cho một sự nghiệp chính trị và đồng thời cho một sự nghiệp nghệ thuật như ông, mà thành công được đến mức như thế – tức là hoà tan vào được đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc – thành một sức mạnh như sức mạnh tấn công của hàng sư đoàn quân tinh nhuệ trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đấy cũng là điều phân biệt ông với các nhà thơ lớn khác, ví như Lui Aragông, nhà thơ cộng sản lớn của nước Pháp có vị trí tương đương như ông.

Khi Tố Hữu mất, nhà thơ Vũ Quần Phương có nói trên truyền hình một ý mà tôi rất đồng tình. Vũ Quần Phương bảo: “Cái may mắn của Tố Hữu là ông đã gặp Đảng và nhờ Đảng mà có thơ ông. Và cũng may cho Đảng, là Đảng đã có được một Tố Hữu. Và nhờ Tố Hữu mà những đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng đã đến được với từng người dân. Và rồi nhiều người dân với trình độ khác nhau, lứa tuổi khác nhau, số phận cũng rất khác nhau, nhưng đều có thể đến được với Đảng, với cách mạng qua những bài thơ của Tố Hữu”.

Thuở nhỏ, mới chừng 8 – 9 tuổi, tôi đã thuộc lòng nhiều bài thơ Tố Hữu. Có bài chỉ đọc hai, ba lần là thuộc lòng ngay và nhớ đến tận bây giờ. Thơ Tố Hữu đã lặng lẽ dẫn đường cho tôi học tập và làm thơ, đặc biệt, đã góp phần rất quan trọng để dạy tôi làm người, trước hết là làm một người lính, biết bảo vệ Tổ quốc, đồng thời với biết bảo vệ những giá trị chân chính và nhân văn, trước sự xâm lăng của cái ác, cái xấu, của thói lưu manh và sự vô trách nhiệm, biết thương mẹ và thương những người mẹ chiến sĩ: “Con đi đánh giặc mười năm/ Không bằng vất vả đời bầm sáu mươi…”.

Tố Hữu là một người thắm thiết yêu quê hương, chỉ cần hai câu thơ thôi: “Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên…” mãi mãi làm rung động biết bao nhiêu lòng người, bao nhiêu hồn người, đâu phải chỉ là người xứ Huế. Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng. Cái giá trị cốt lõi của thơ Tố Hữu, theo tôi chính là ở điều này.

Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng.
Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng.

Bây giờ, khi tuổi đã ngoài 60, thi thoảng trong tôi lại có những nỗi buồn, bởi bất chợt nhận ra một giá trị nào đó mà mình trân trọng, bỗng đột ngột thay đổi, và những người mình tin yêu như anh em ruột thịt trong nhà, bỗng đột nhiên khác hẳn đi, mà mình không hiểu được vì sao. Những lúc ấy, tôi lại mở thơ Tố Hữu ra đọc để xem người thày của mình có gì muốn nói với mình về những điều ấy chăng?

Xin bạn đọc hiểu cho, năm 1969, khi tôi mới 11 tuổi, là một thằng bé con nhơm nhếch, học lớp 4 trường làng, một trường bình thường ở một vùng thôn quê hẻo lánh và rất lạc hậu thời bấy giờ, Tố Hữu đã gợi ý với Sở Giáo dục Hải Hưng, tổ chức cho tôi lên thăm Hà Nội, rồi nhân đó mà đến thăm ông. Ông tiếp tôi tại nhà riêng trong bộ quần áo ngủ, nghĩa là rất thông thoáng, nhưng với tâm tình ân cần của một người cha, điều ấy suốt đời tôi không quên được.

Tố Hữu cùng sinh một năm, năm 1920 với cha tôi. Từ đó, tôi hiểu rằng, Tố Hữu luôn ở bên tôi, ở cả ba phương diện, một nhà lãnh đạo nổi tiếng, một nhà thơ lừng danh và một người cha chân tình. Càng về sau, tôi càng nhớ Tố Hữu ở con người thứ ba nhiều hơn. Cuộc đời ông có nhiều niềm vui lớn, vui bất tuyệt, như tên một bài thơ của chính ông, nhưng tôi cũng hiểu, ông có những nỗi buồn không dễ chia sẻ, như tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền quan họ, trong một bài thơ ít người biết đến của ông viết những năm cuối đời. Tôi nghĩ cũng là lẽ thường, vì ông là một con người như hết thảy chúng ta.

Đại danh họa Hà Lan Van Gốc đã nói trước khi chết: “Chỉ có nỗi buồn mới còn lại ”. Nhưng thơ Tố Hữu lại là những niềm vui, và trong trường hợp này, chính niềm vui lại là những gì còn lại. Nỗi vui không chỉ của cá nhân ông, mà của cả dân tộc trước những thắng lợi to lớn của cách mạng. Đôi khi, trong những lúc buồn, như tôi đã nói trên, tôi đọc lại thơ Tố Hữu, để nhân đó mà nhớ ra một điều gì mà ngày thường bị khuất lấp đi vì những cái chẳng đâu vào đâu, rồi lặng lẽ kiểm đếm lại xem trong đời mình, cái gì còn, cái gì mất, tự giải thích vì sao?

Tôi thường nghiêng hẳn về cái mất, cái mình không đạt được, phần lớn là do mình chưa đủ quyết tâm và nghị lực, cũng có thể chưa đủ vốn liếng mà vượt lên, nhất là trong sáng tác, như mình mong muốn, để từ đó mà nhận thức lại mình, mà thấy những hạn chế và nhược điểm để mà học hỏi thêm, để mà cố gắng vượt qua.

Cứ như tôi nghĩ, những thất bại của chính mình, ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng dạy mình biết điều hơn, sâu sắc và nhuần nhị hơn những cái mà mình cho là thắng lợi. Không biết từ bao giờ, chúng ta chỉ quen với các thành tích, các bước tiến, dĩ nhiên, những thành tựu là có thật và cần phải nói thêm, phải biểu dương nhiều hơn nữa, nhưng chỉ dừng lại ở đấy thôi thì quả là chưa đủ đâu, có khi lại làm cho mình tự lùi lại, tự lạc hậu thêm.

Tôi rất thích một câu của nhà thơ Trần Nhuận Minh, rằng: “Chúng ta sẽ không thành công, nếu không bàn giao được cho thế hệ sau, sự thất bại của mình và những bài học rút ra được từ sự thất bại ấy”. Lại nhớ một câu thơ của Tố Hữu: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại ”. Tố Hữu là thế, hào sảng, hùng vĩ: “Mái chèo một chiếc xuồng con/ Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương” , nhưng lại thầm thì trong tâm trí ta, như một lời nhắc nhở, lời một an ủi sâu thẳm: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Đối với tôi, thơ Tố Hữu là thế, vừa là một người thày mà cũng vừa là một người bạn. Bây giờ, khi tôi đã ngoài 60, sau rất nhiều biến cố trong đời sống, có lúc tôi đã lẩn thẩn mà nghĩ rằng: Nào ai biết, với mỗi một đời người, tiếng nói hào sảng của một người thày, và tiếng nói tâm tư như thầm thì bên tai ta, của một người bạn, cái nào dạy ta lớn hơn, cái nào dạy ta làm người tử tế hơn?…

Tôi đọc lại Tố Hữu để tìm lại cái căn nguyên ấy, cái ngọn nguồn ấy để bình tâm và hứng khởi mà đi tiếp. Và tôi nhận ra rằng: Tố Hữu vẫn ở bên cạnh tôi, bên cạnh mỗi chúng ta, vẫn không bao giờ mất đi, không bao giờ già đi, vì cái gì ông mang đến cho nhân dân, đồng hành cùng nhân dân, nhưnó đã có từ 50 năm nay, và hơn thế nữa, từ 80 năm nay… thì những cái đó sẽ vĩnh viễn bất tử.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Xem thêm