Tag

Người trẻ với nỗi sợ "bỏ lỡ"

Nhịp sống trẻ 17/02/2024 17:17
aa
TTTĐ - Mắt không rời màn hình, tay gõ phím, click chuột và liên tục check thông báo điện thoại, những người trẻ hiện đại đang ngày một bận rộn hơn để thực hiện những mục tiêu, ước muốn của bản thân...
Người trẻ với những tục lệ cầu may đầu năm

Thế hệ đa nhiệm

Làm nhiều việc một lúc hay còn được gọi ngắn gọn là “đa nhiệm” thường được hiểu là việc thực thi đồng thời nhiều thao tác, nhiệm vụ mới có thể cắt ngang những việc còn dang dở. Điều khác biệt nhất của đa nhiệm so với các thế hệ trước là sự xuất hiện của các thiết bị điện tử - thứ vốn được tạo ra để đáp ứng nhu cầu “đa nhiệm”.

Ở các thế hệ trước, “đa nhiệm” thường gợi nhắc về hình ảnh những người nội trợ vừa chăm con, làm việc nhà, vừa làm việc để chăm lo toàn diện cho gia đình và hiếm khi thấy sự xuất hiện của thiết bị điện tử. Thời nay, với người trẻ dù “đa nhiệm” nhưng không thể thiếu chiếc điện thoại thông minh, laptop, tai nghe với hàng loạt tiện ích. Tất cả các thao tác liền kề nhau, hành động sau cắt ngang hành động trước và diễn ra thuần thục.

Điển hình là hình ảnh vừa ngồi ăn uống trên bàn nhưng vẫn có đủ thời gian cúi xuống lướt điện thoại, hoặc vừa xem phim - ăn - lướt điện thoại để kiểm tra tin nhắn xem có sót gì không hay vừa giặt đồ vừa nghe nhạc vừa xem tin tức...

Nguyễn Thùy Trang (25 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cùng lúc vừa làm việc, ăn uống, lướt Facebook, trả lời tin nhắn đối với cô là chuyện bình thường. “Làm cùng một lúc nhiều việc dường như đã trở thành thói quen của mình và mình nghĩ bạn trẻ nào cũng đang ở trong tình trạng này”, Thùy Trang nói.

Người trẻ với nỗi sợ "bỏ lỡ"
Làm nhiều việc cùng lúc đang là thói quen và xu hướng của giới trẻ

Theo cô gái 25 tuổi, đối với thế hệ trẻ hiện đại, khi thói quen đã len lỏi vào thì chúng không còn bị nghi ngờ nữa. Điều đó không có nghĩa là mọi người không thể làm khác đi, nhưng không có lý do gì để thay đổi thói quen, nhất là việc luôn giữ cho mình trong trạng thái “bận rộn”.

Tương tự, mỗi buổi sáng, Đức Huy (24 tuổi, nhân viên văn phòng) cứ thức dậy là tìm ngay đến chiếc điện thoại di động của mình để check các tin nhắn, thông báo. Khi bước vào nhà vệ sinh, tay đang cầm cốc nước và bàn chải đánh răng, chàng trai trẻ cũng không quên liên tục liếc mắt tới màn hình của chiếc điện thoại.

"Vào buổi sáng là thời điểm tin tức về thị trường đang sôi động nhất nên mình cần tập trung để không bỏ lỡ cơ hôi đầu tư vì khi đến công ty mình còn phải làm thêm những việc khác. Nếu hiện tại không làm nhiều việc một lúc mình sẽ không có đủ thu nhập cũng như bỏ lỡ các cơ hội để phát triển bản thân", Đức Huy chia sẻ.

"Bận rộn" - tốt hay không tốt?

Khi công nghệ số lên ngôi, quyển sổ tay, máy nghe nhạc, đọc báo, xem phim… tất cả gói gọn trong chiếc điện thoại thông minh. Những chiếc điện thoại trở thành công cụ để giới trẻ có thể lấy ra sử dụng ngay và luôn để giải trí, thỏa mãn trí tò mò ngay tức thì, nhưng những kiến thức vừa tiếp thu thường không giữ được lâu.

“Mình dùng điện thoại tra từ điển khi gặp từ tiếng Hàn Quốc không biết trong lúc lướt điện thoại, nhưng thường quên vào những lần sau vì không vận dụng chúng thường xuyên, cũng như lấy điện thoại chụp bài giảng thì có cảm giác yên tâm đã đủ bài nhưng sau đó không bao giờ đụng đến”, Hà Chi (20 tuổi, sinh viên năm 3) nói.

Cô gái trẻ cũng cho rằng bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn khi thỏa mãn mong muốn một cách nhanh chóng, tức thì. Điều này lý giải vì sao những người trẻ như Hà Chi thường thích làm nhiều việc cùng một lúc vì cảm giác tuyệt vời khi hoàn thành được điều gì đó. Nhưng về lâu dài, cô gái 20 tuổi thừa nhận làm nhiều việc một lúc khiến cô giảm sút sức tập trung.

“Ví dụ như khi xem phim, nếu bộ phim không đủ hấp dẫn, mình tin là không chỉ có mình mà nhiều người khác cũng đều muốn cầm điện thoại lên và lướt. Nhưng đôi khi, phim dở chỉ là cái cớ để chạm vào điện thoại vì sự thiếu tập trung”, Hà Chi chia sẻ.

Đức Hà sẽ không rời mắt khỏi công việc trong cả ngày
Trần Tuấn sẽ không rời mắt khỏi công việc trong cả ngày

Để thay đổi và giảm thiểu sự mất tập trung đó, Hà Chi cho biết mỗi ngày cô sẽ có kế hoạch cụ thể cho từng việc, sau đó dành khoảng 30 phút chỉ ngồi im để luyện sự tập trung.

“Mình liệt kê thứ tự ưu tiên của công việc và tiến hành theo ghi chú thì sẽ đỡ mất tập trung hơn. Sau đó, mình sẽ dành đủ thời gian giải trí để tập thói quen giờ nào việc đó”, Hà Chi nói.

Còn với Trần Tuấn (21 tuổi, sinh viên năm cuối), chàng trai trẻ chọn cách tắt bớt các tab về mạng xã hội khi sử dụng máy tính và dùng điện thoại để quay quá trình học của bản thân để theo dõi sự tập trung của bản thân cũng như có thêm động lực học tập. “Mình sẽ được truyền nhiều năng lượng hơn khi thấy hình ảnh tích cực học tập và làm việc của bản thân qua một thiết bị quen thuộc”, Trần Tuấn chia sẻ.

Cũng theo chàng trai trẻ, không phải lúc nào “đa nhiệm” cũng xấu, vì bản chất con người không thể tập trung vào một việc quá lâu. Ai cũng có thể làm nhiều hơn một việc trong thế giới “đa phương tiện” ngày nay và cũng có nhiều điều cần giải quyết trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng phải đảm bảo sắp xếp công việc một cách hợp lý, ưu tiên cho sức khỏe và sự minh mẫn của bản thân.

Đọc thêm

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bản lĩnh trong thế giới phẳng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân

TTTĐ - Cánh đồng lúa tại các thôn của xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sắp thu hoạch bị chìm trong biển nước. Để người dân không bị mất trắng, thanh niên tình nguyện quyết định xuống đồng gặt lúa sớm chạy lũ giúp dân.
Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim

TTTĐ - Cảm thông sâu sắc với những em bé ngay từ khi chào đời đã bị bệnh tim, không thể vui chơi bình thường như các bạn, em Đỗ Nhật Quang (học sinh lớp 12D11, Trường THPT Việt Đức) đã tổ chức một dự án từ thiện nhỏ nhằm chia sẻ, động viên các em mắc bệnh tim bẩm sinh đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Tết Trung thu “đặc biệt” của thiếu nhi Thủ đô Bản tin công tác Đội

Tết Trung thu “đặc biệt” của thiếu nhi Thủ đô

TTTĐ - Các em thiếu nhi Thủ đô đã tạo nên một mùa trăng rằm thật sự ý nghĩa khi tự tay chuẩn bị nhiều món quà thiết thực gửi đến các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm, động viên người dân Sóc Sơn Camera 360 trẻ

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm, động viên người dân Sóc Sơn

TTTĐ - Chiều 15/9, đoàn công tác Trung ương Đoàn do Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà hỗ trợ người dân và thanh thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Sóc Sơn (Hà Nội).
Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội luôn kịp thời "tiếp sức" cho sinh viên. Nhiệm kỳ 2022 – 2024, Đoàn trường có nhiều chương trình đồng hành; từ đó khuyến khích các bạn học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, lập thân lập nghiệp và sớm trưởng thành.
Chung tay chia sẻ với người dân khó khăn, thanh niên tình nguyện Camera 360 trẻ

Chung tay chia sẻ với người dân khó khăn, thanh niên tình nguyện

TTTĐ - Dù thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng nhưng 800 đoàn viên, thanh niên quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội vẫn giữ được tinh thần quyết tâm, khẩn trương tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Những người dân khó khăn bị ảnh hưởng của bão, lũ trên địa bàn quận cũng đang nỗ lực vượt khó.
Tuổi trẻ Đống Đa chung sức tái thiết thành phố sau bão Tôi yêu Hà Nội

Tuổi trẻ Đống Đa chung sức tái thiết thành phố sau bão

TTTĐ - Gần 1 tuần sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) quét qua, trên đường phố Hà Nội vẫn còn ngổn ngang cây xanh gãy, đổ. Sáng 15/9, Tuổi trẻ quận Đống Đa đã ra quân phối hợp cùng các lực lượng chức năng tham gia thu dọn vệ sinh để Hà Nội sạch đẹp.
Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão

TTTĐ - Ngày 14/9/2024, Hội Doanh nhân trẻ (DNT) Hải Phòng, phối hợp với Thành đoàn Hải Phòng trao tặng quà cho bà con trên địa bàn huyện Cát Hải và một số huyện ngoại thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.
Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ

TTTĐ - Tuổi trẻ Hải Phòng nhiều ngày đêm liên tiếp đã tham gia đắp đê, gia cố các điểm xung yếu nhằm ngăn chặn lũ lụt sau bão số 3, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản.
Xem thêm