Tag

Người phụ nữ vượt lên hoàn cảnh, "thắp sáng" tri thức cho những trẻ em điếc

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 20/05/2021 14:14
aa
TTTĐ - Bị điếc bẩm sinh, lớn lên với rào cản ngôn ngữ cùng cảm giác bị cô lập, cô đơn nhưng cô gái 9X Nguyễn Thị Ngọc Anh với nghị lực phi thường đã không bỏ cuộc. Thay vào đó, cô đã vượt qua thử thách và trở thành một giáo viên tiểu học và một người nỗ lực hết mình với mong muốn một tương lai không có rào cản ngôn ngữ, nơi trẻ khiếm thính có thể phát triển bình đẳng với những trẻ có thể nghe được. Hiện Ngọc Anh đang là giáo viên dạy học sinh điếc tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.

Tuổi thơ nhọc nhằn

Để trở thành một cô giáo dạy trẻ khiếm thính như hiện nay, cô gái trẻ Nguyễn Thị Ngọc Anh đã trải qua một hành trình dài với nghị lực phi thường và nỗ lực vượt qua mọi rào cản, nhất là ngôn ngữ.

Gần 30 năm trước, cô bé Nguyễn Thị Ngọc Anh chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình. Mẹ của cô, bà Phạm Thị Lan Anh đã đặt hết tình yêu thương, hy vọng vào đứa con gái lớn của mình nhưng “cơn bão” đã chờ sẵn trước hiên nhà khi cô bé tròn 1 tuổi.

Bà Lan Anh kể, khi Ngọc Anh lên 1 tuổi, gia đình phát hiện con học nói rất chậm, không phát triển thêm từ. Quá lo lắng, gia đình đưa con đi khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương và phát hiện ra con bị điếc bẩm sinh. Đó là cú sốc rất lớn đối với gia đình. Sau khi vực lại tinh thần, cả gia đình đã chuyển từ Thái Bình lên Hà Nội sinh sống, hết lòng chạy chữa cho con. Thế nhưng mọi công sức đều không mang lại kết quả, Ngọc Anh phải suốt đời sống chung với rào cản ngôn ngữ.

Tuy vậy, bố mẹ Ngọc Anh vẫn quyết tâm cho con mình được học hành như những đứa trẻ khác. Học lớp mầm non cùng những đứa trẻ bình thường khác, cô bé luôn bị bỏ lại phía sau vì không thể giao tiếp cùng bạn bè. Không chịu bỏ cuộc, gia đình lại đưa cô con gái lớn đến trường Phổ thông cơ sở Xã Đàn, theo học lớp dành cho người khiếm thính. Ngày ngày, kiên nhẫn quan sát cử động môi của cô giáo, Ngọc Anh cuối cùng cũng bập bẹ được mấy từ. Với một người có thể nghe nói bình thường thì chỉ cẩn học mỗi năm một lớp, còn với những đứa trẻ như Ngọc Anh, lại cần đến hai năm mới hoàn thành chương trình của một lớp. May mắn, với sự kiên trì, lên lớp 4, Ngọc Anh đã có thể giao tiếp cơ bản bằng cử chỉ, điệu bộ.

Cô gái điếc bẩm sinh giàu nghị lực trên hành trình trở thành giáo viên
Nguyễn Thị Ngọc Anh đang là giáo viên dạy học sinh điếc tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Dù vậy, việc đọc môi vẫn chưa đủ để Ngọc Anh giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ và việc học vẫn là những rào cản mà cô cần phải phá bỏ để có thể hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, gia đình và những người khác. Cảm thấy bị mắc kẹt trong một tương lai không xác định bao gồm những đoạn hội thoại thừa, những câu không hoàn chỉnh và vốn từ vựng khó hiểu, Ngọc Anh quyết tâm giao tiếp, để được hiểu và trở thành một phần của cộng đồng. Cô ước mình có thể tìm được một cơ sở giáo dục ngôn ngữ ký hiệu phù hợp để có thể mở rộng kiến thức và nâng cao đầy đủ năng lực giao tiếp của cô.

Tia hy vọng đầu tiên ánh lên khi Ngọc Anh biết ở Biên Hòa (Đồng Nai) có trung tâm Nghiên cứu văn hóa điếc, dạy người điếc học bằng ngôn ngữ ký hiệu. Với khao khát tìm được môi trường mình có thể hòa nhập, được giao tiếp, được thấu hiểu, Ngọc Anh liền xin bố mẹ được lên đường, đi tìm “tiếng nói” của bản thân. Bố mẹ Ngọc Anh thương con còn nhỏ, lại phải xa nhà nên không muốn mạo hiểm cho cô đi.

May mắn thay, năm 2010, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương lần đầu tiên mở lớp dạy cho người điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ngọc Anh đã được tuyển vào học lớp 6 tại trường. Đây là ngã rẽ quan trọng để Ngọc Anh vẽ nên con đường tri thức cho mình. Tại đây, Ngọc Anh được dạy bằng phương pháp trực quan, ngôn ngữ ký hiệu phù hợp với người điếc. Ngoài việc tiếp thu, học sinh còn chia sẻ một số từ vựng mới để thầy cô có thêm vốn ký hiệu. Bản thân cô cũng chủ động học hỏi những người đi trước có kinh nghiệm và tự tìm ra phương pháp tự học.

Cô giáo “vẽ” ước mơ cho trẻ điếc bằng ngôn ngữ ký hiệu

Với những kiến thức về ngôn ngữ ký hiệu, Ngọc Anh bắt đầu tham gia các hoạt động với Câu lạc bộ Người Điếc Hà Nội, được hỗ trợ bởi Tổ chức Giáo dục Người Điếc Liên thế hệ (IDEO, một dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ). Dự án đặt mục tiêu dạy cho trẻ điếc từ 0-6 tuổi bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Nhờ tham gia hoạt động giáo dục cho trẻ điếc này, Ngọc Anh được chứng kiến nhiều hoàn cảnh giống mình, nhiều gia đình khó khăn về kinh tế khiến việc học tập với trẻ điếc trở nên xa vời hơn. Từ đó, cô giáo Ngọc Anh nung nấu quyết định thi vào trường cao đẳng Sư phạm Trung ương với hi vọng trở thành giáo viên để “vẽ” nên ước mơ học tập cho trẻ điếc.

Cô gái điếc bẩm sinh giàu nghị lực trên hành trình trở thành giáo viên
Ngọc Anh chia sẻ: "Mỗi lần giảng bài, nhìn thấy hình ảnh tuổi thơ mình ở các em, tôi càng yêu thương những học sinh của mình hơn"

Sau nhiều năm giảng dạy cho trẻ điếc, cô giáo Ngọc Anh nghiệm ra rằng, việc mở rộng vốn ngôn ngữ ký hiệu luôn luôn cần thiết, phương pháp giảng dạy trực quan, kết hợp ngôn ngữ ký hiệu là phương pháp phù hợp với trẻ điếc. Khi dạy tiếng Việt, giáo viên phải giới thiệu mặt chữ tiếng Việt, chiếu hình ảnh minh họa, cho trẻ học ký hiệu, sau đó, đánh vần chữ cái tiếng Việt bằng ngón tay. Như vậy, trẻ sẽ dễ tiếp cận và dễ nhớ hơn.

Ngọc Anh chia sẻ: "Mỗi lần giảng bài, nhìn thấy hình ảnh tuổi thơ mình ở các em, tôi càng yêu thương những học sinh của mình hơn".

Hiện tại, Ngọc Anh là một trong những giáo viên giảng dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu đang được tập huấn sử dụng bộ hơn 4.000 ngôn ngữ ký hiệu, 150 video bài giảng Toán và tiếng Việt từ giáo viên người điếc được số hóa, trong đó, có các bài tập tương tác với học sinh.

Được dạy học bằng ngôn ngữ ký hiệu, Ngọc Anh đã tự tin hơn để bước ra thế giới bên ngoài. Cô tham gia những sự kiện liên quan đến quyền của người điếc trong việc tạo dựng môi trường bình đẳng cho người điếc trong xã hội. Cô cũng tham gia đóng góp và đưa ra nhiều khuyến nghị về giáo dục cho người điếc. Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của cô giáo Ngọc Anh để đảm bảo môi trường giáo dục chất lượng, phù hợp cho trẻ điếc.

Một đồng nghiệp của Ngọc Anh chia sẻ rằng, 10 năm cùng nhau đồng hành, ở Ngọc Anh hội tụ đầy đủ những đức tính và năng lực tốt để trở thành giáo viên có ảnh hưởng đến các thế hệ học sinh điếc. Cô Ngọc Anh sẽ truyền cảm hứng đển các thế hệ học sinh điếc nhỏ tuổi về ngôn ngữ ký hiệu, sự tự tin và khẳng định giá trị của bản thân.

Câu chuyện của Ngọc Anh không chỉ kể về hành trình trở thành giáo viên dạy tiểu học và vượt qua nghịch cảnh. Đó là sự khẳng định mạnh mẽ rằng, những người điếc hoàn toàn có thể phát triển tốt, có đủ năng lực học tập, làm việc và cống hiến cho xã hội như người bình thường nếu có một môi trường phù hợp. Ngọc Anh chính là một minh chứng. Nghị lực của Ngọc Anh đã tạo nên niềm tin cho các bậc cha mẹ, động lực cho các em học sinh vượt lên khó khăn, giúp các em tự tin khẳng định chính mình cùng khát khao được sống có giá trị và tạo giá trị cho xã hội.

"Chiến binh thầm lặng" trong những ổ dịch Covid-19 Chàng thanh niên điếc và con đường trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng

Đọc thêm

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân

TTTĐ - Cánh đồng lúa tại các thôn của xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sắp thu hoạch bị chìm trong biển nước. Để người dân không bị mất trắng, thanh niên tình nguyện quyết định xuống đồng gặt lúa sớm chạy lũ giúp dân.
Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim

TTTĐ - Cảm thông sâu sắc với những em bé ngay từ khi chào đời đã bị bệnh tim, không thể vui chơi bình thường như các bạn, em Đỗ Nhật Quang (học sinh lớp 12D11, Trường THPT Việt Đức) đã tổ chức một dự án từ thiện nhỏ nhằm chia sẻ, động viên các em mắc bệnh tim bẩm sinh đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Người bạn đồng hành, “tiếp sức” sinh viên học tập, rèn luyện

TTTĐ - Bằng những hoạt động thiết thực, Đoàn Thanh niên trường Đại học Mở Hà Nội luôn kịp thời "tiếp sức" cho sinh viên. Nhiệm kỳ 2022 – 2024, Đoàn trường có nhiều chương trình đồng hành; từ đó khuyến khích các bạn học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, lập thân lập nghiệp và sớm trưởng thành.
Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hội Doanh Nghiệp trẻ Hải Phòng hỗ trợ Nhân dân 400 triệu đồng sau bão

TTTĐ - Ngày 14/9/2024, Hội Doanh nhân trẻ (DNT) Hải Phòng, phối hợp với Thành đoàn Hải Phòng trao tặng quà cho bà con trên địa bàn huyện Cát Hải và một số huyện ngoại thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.
Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Hải Phòng ngày đêm đắp đê ngăn lũ

TTTĐ - Tuổi trẻ Hải Phòng nhiều ngày đêm liên tiếp đã tham gia đắp đê, gia cố các điểm xung yếu nhằm ngăn chặn lũ lụt sau bão số 3, bảo vệ an toàn cho người dân và tài sản.
Tỉnh đoàn Lâm Đồng trồng mới gần 55.000 cây xanh Nhịp sống trẻ

Tỉnh đoàn Lâm Đồng trồng mới gần 55.000 cây xanh

TTTĐ - Trong 3 tháng diễn ra Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè gần 55.000 cây xanh được trồng do các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh Lâm Đồng thực hiện.
Tuổi trẻ Hải Phòng với tấm lòng tương thân tương ái Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Hải Phòng với tấm lòng tương thân tương ái

TTTĐ - Thường trực Thành đoàn Hải Phòng - Hội LHTN Việt Nam TP Hải Phòng thăm và tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 tại một số quận, huyện.
Tuổi trẻ Đà Nẵng vận động các nguồn lực giúp người dân vùng lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Đà Nẵng vận động các nguồn lực giúp người dân vùng lũ

TTTĐ - Những ngày qua, nhiều câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm tình nguyện ở Đà Nẵng đang tích cực vận động các nguồn lực, kêu gọi quyên góp nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng lũ.
Tuổi trẻ Yên Bái hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tai Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Yên Bái hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Những ngày qua, Tỉnh đoàn Yên Bái và đoàn thanh niên các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực làm việc không nghỉ, triển khai công tác cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ bà con vùng lũ. Hiện tại, tuy mực nước đã có phần giảm, nhưng tại nhiều điểm tại TP Yên Bái, huyện Trấn Yên, Văn Yên... vẫn còn đang ngập sâu trong biển nước.
Tuổi trẻ Kon Tum hướng về đồng bào vùng bão lũ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Kon Tum hướng về đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của bão lũ số 3, tuổi trẻ Kon Tum đã quyên góp, ủng hộ tiền cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu.
Xem thêm