Người giàu cũng có… nỗi khổ
Cuộc sống đáng mơ ước của giới siêu giàu |
Ông Cockrell chia sẻ rằng nhiều tỷ phú mà ông trị liệu cùng gặp vấn đề về lòng tin, không tìm thấy động lực làm việc, thành công trong sự nghiệp nhưng thất bại khi nuôi dạy con.
Clay Cockrell là một nhà trị liệu tâm lý người Mỹ có 25 năm kinh nghiệm trị liệu cho giới siêu giàu. Khách hàng của ông đa phần là các triệu phú và tỷ phú.
“Cơ duyên đặc biệt đã giúp tôi làm việc với các tỷ phú. Tôi từng trị liệu cho một người giàu có, vị khách này sau đó đưa danh thiếp của tôi cho bạn bè và người quen”, ông Cockrell chia sẻ.
Theo ông Cockrell, nhiều người giàu vật lộn khi không thể tin tưởng người khác, thậm chí cả bạn bè thân thiết. Họ nghi ngờ khi có bất cứ người mới nào bước vào cuộc sống.
Clay Cockrell kể lại rằng nhiều khách hàng thường đặt câu hỏi cho ông: “Họ muốn gì ở tôi?” hoặc “Làm thế nào nếu họ thao túng tôi?”, “Có lẽ họ chỉ làm bạn với tôi vì tiền”…
Bên cạnh đó những người giàu có còn phải vật lộn khi không tìm kiếm được mục đích sống. Nhiều người rơi vào trầm cảm khi không thấy tìm động lực. Họ tự hỏi tại sao phải đi làm khi doanh nghiệp do họ gây dựng hay thừa kế vẫn vận hành tốt mà không có họ.
Cockrell cho hay nếu tất cả nhu cầu ở hiện tại và tương lai đã sẵn có, người giàu có thể vật lộn với cuộc sống thiếu ý nghĩa và tham vọng. Vì cảm giác buồn chán đó, nên giới siêu giàu buộc phải nỗ lực tiến đến bậc thang cao hơn trong sự nghiệp hoặc tìm những cách khác nhau để lấp đầy khoảng trống trong lòng.
Bên cạnh sự đầy đủ về vạt chất, cũng có nhiều góc khuất cùng nỗi khổ phía sau sự giàu có của mình |
Tiếp đến, giới siêu giàu cũng gặp phải sự thất bại trong việc nuôi dạy những đứa con của mình. Cockrell cho biết rằng quá nhiều khách hàng của tôi nuông chiều con cái để chúng không phải chịu đựng những nỗi khổ như họ trước đây. Kết quả, họ đã ngăn cấm con cái trải nghiệm chính những điều làm nên thành công của mình: Biết hy sinh, làm việc chăm chỉ, vượt qua thất bại và biết đứng dậy sau vấp ngã. Điều này có thể khiến đứa trẻ cảm thấy cô lập và kẹt trong chiếc bóng an toàn.
Bên cạnh đó, những đứa trẻ rất giàu có thường học tại các trường nội trú ưu tú và chuyển tiếp vào các trường đại học ưu tú. Chúng lớn lên cùng những đứa trẻ cùng cảnh nhà giàu. Chúng hiếm khi được kết thân với những đứa bạn không giàu có, dễ bị cô lập. Vòng quan hệ xã hội bị thu hẹp khi có ít người chúng thực sự có thể kết nối, dẫn đến thiếu sự đồng cảm.
“Không ít bậc phụ huynh không chuẩn bị cho con cái trước các thách thức khi kế thừa tài sản. Nhiều đứa trẻ nhà giàu từng tâm sự với tôi rằng cha mẹ chưa bao giờ nói chuyện với chúng về tiền bạc. Chúng tỏ ra hoang mang khi không biết mình sẽ được thừa kế bao nhiêu tiền hay phải làm gì với số tiền khổng lồ đó”, Cockrell kể.