Tag

Ngoại giao kinh tế lấy doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ

Tin tức 21/12/2023 20:00
aa
TTTĐ - Ngày 21/12, Bộ Ngoại giao tổ chức phiên toàn thể về ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 Ngoại giao phải luôn bình tĩnh, tỉnh táo nắm bắt thời cơ Ngoại giao kinh tế có đóng góp quan trọng
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao các nỗ lực và thành công của ngành ngoại giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao các nỗ lực và thành công của ngành ngoại giao - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí: Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tham dự sự kiện theo hình thức trực tiếp và trực tuyến còn có lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, một số đại diện doanh nghiệp, hiệp hội.

Thủ tướng cũng đề nghị đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao có tâm và có tầm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cũng đề nghị đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao có tâm và có tầm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trên cơ sở bám sát đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, phát huy mạnh mẽ bản sắc "ngoại giao cây tre Việt Nam", công tác đối ngoại và đặc biệt là công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ khắp các trụ cột đối ngoại, diễn ra sôi động, rộng khắp các châu lục trên cả bình diện song phương và đa phương.

Như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá tại phiên toàn thể khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, công tác đối ngoại trong 3 năm qua "đã đạt nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước trong những năm qua".

Bộ trưởng chia sẻ thành tựu ngoại giao kinh tế là kết tinh trí tuệ, nỗ lực của các ngành, các địa phương và doanh nghiệp, cũng như của cả hệ thống chính trị và nền kinh tế, trong đó có đóng góp của ngành ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ về những thành tựu của ngành ngoại giao thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ về những thành tựu của ngành ngoại giao thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước

Các ý kiến phát biểu, tham luận của các đại biểu các ban, bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khẳng định, trong thời gian qua, cục diện đối ngoại đã không ngừng được củng cố, các khuôn khổ hợp tác mang tính chiến lược, đột phá đã được định hình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Đại diện các ban, bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp bày tỏ đánh giá cao Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã đồng hành, hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế, đặc biệt trong công tác nghiên cứu, thông tin, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xúc tiến xuất nhập khẩu và thu hút nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp bày tỏ mong muốn ngành ngoại giao đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế trong thời gian tới trên cơ sở bám sát các nhu cầu, định hướng phát triển của đất nước, theo tinh thần lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Phiên toàn thể đã thảo luận và xác định một số lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác với các đối tác chủ chốt; trao đổi về giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ngành ngoại giao với các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Đặc biệt, hội nghị góp phần thúc đẩy một số hướng đi đột phá mới, như triển khai "ngoại giao nông nghiệp", đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, xây dựng TP HCM thành trung tâm tài chính quốc tế, tăng cường thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư tại Vùng Vịnh, triển khai có hiệu quả đề án "Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển ngành Halal Việt Nam"...

Các đại biểu đã chia sẻ tầm quan trọng của việc tăng cường triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển và đề xuất nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, như xuất khẩu, đầu tư, thúc đẩy ngoại giao nông sản, mở rộng không gian phát triển mới cho nền kinh tế trong các lĩnh vực về tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, phát triển ngành bán dẫn...

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhấn mạnh thông điệp "nông nghiệp Việt Nam hội tụ giá trị, lan tỏa văn hóa", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, rất tự hào khi các sản phẩm nông nghiệp, OCOP, sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề vinh dự được làm quà tặng đối ngoại cấp cao. "Dường như trong phương diện thị trường, tiếp thị, quảng bá, đối ngoại không phân biệt giữa doanh nghiệp, nông dân hay những người đứng đầu đất nước", Bộ trưởng chia sẻ và đề xuất triển khai "ngoại giao nông nghiệp" gắn với thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực.

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần tiếp tục thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc tận dụng tối đa các cơ hội, lợi thế từ các FTA đã ký kết, đồng thời chú trọng khai thác các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng và phù hợp với các ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam. Trong đó, việc thâm nhập thành công thị trường Halal có ý nghĩa rất quan trọng, bởi quy mô thị trường Halal toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới (dự kiến khoảng 10.000 tỷ USD vào năm 2028), trong khi Việt Nam được đánh giá là có thế mạnh trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng đánh giá việc Việt Nam đạt được thỏa thuận mang tính nguyên tắc để hướng tới sớm ký Hiệp định Đối tác kinh toàn diện với UAE nhân chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ vừa qua được coi là bước tiến quan trọng ban đầu, đặt nền tảng cho việc phát triển sang Trung Đông và các thị trường Halal khác trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đã cảm nhận được sự vào cuộc quyết tâm, chủ động và thực chất của Chính phủ, các bộ ngành cùng sự quảng bá, giới thiệu, kết nối của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt trong các lĩnh vực tiềm năng như đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, chip bán dẫn, năng lượng…

Nhờ vậy, các hiệp hội, tập đoàn lớn trên thế giới, như Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), Nvidia, SK, Samsung, John Cockerill… đều ghi nhận và xác định Việt Nam là địa bàn chiến lược để đặt cơ sở sản xuất và phát triển.

Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) Nguyễn Văn Thảo kiến nghị đưa hợp tác bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu thành lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa hai bên trong thời gian tới.

Ông cho biết, lãnh đạo EU đánh giá cao cam kết của Việt Nam về chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải carbon. Mặt khác, thời gian gần đây, EU đã ban hành một loạt các chính sách mới như chính sách về carbon, chính sách về trách nhiệm giải trình... và sẽ có tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Việt Nam nếu chúng ta không đáp ứng quy định, nhất là các ngành lớn như dệt may, da giày… Do đó, đây là hướng tốt nhất để doanh nghiệp thích ứng với quy định mới của EU và tăng sức cạnh tranh.

Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình cho rằng, việc tăng cường quan hệ hợp tác thực chất, nhất là về kinh tế thương mại với Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định quan hệ hai nước. Vừa qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã xác định những định hướng lớn, quan trọng về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ song phương, trong đó bao gồm nhiều biện pháp lớn về làm sâu sắc hợp tác kinh tế thương mại.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng cho hay, doanh nghiệp nước này thường ưu tiên cao sự ổn định, hiện nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm vào các lĩnh vực mới nổi, như năng lượng tái tạo, chất bán dẫn, năng lượng xanh… Đáng chú ý, các doanh nghiệp Hoa Kỳ thường có xu hướng hợp tác, đi cùng nhau để cùng tạo một quần thể hệ sinh thái hoàn chỉnh, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, logistics, nguồn nhân lực, năng lượng…

Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng cho rằng, Việt Nam có thể tận dụng nguồn tài chính của các quỹ đầu tư công lớn tại Vùng Vịnh. Các quỹ này đã và đang có kế hoạch đa dạng hóa địa điểm và danh mục đầu tư, để ý nhiều hơn tới các nước mới nổi trên cơ sở đánh giá nhóm nước này có thể mang lại lợi nhuận cao hơn cho họ so với các khoản đầu tư an toàn truyền thống tại châu Âu và Mỹ.

Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngoại giao kinh tế vẫn là trụ cột quan trọng

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương và đánh giá cao các nỗ lực và thành công của ngành ngoại giao và các lực lượng đối ngoại trong thời gian qua với 6 thành tựu nổi bật về: Thứ nhất, tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, biến kinh tế thực sự trở thành nhiệm vụ trung tâm của các hoạt động đối ngoại, nắm bắt sát diễn biến tình hình và tham vấn hiệu quả trong xây dựng chính sách ngoại giao kinh tế. Thứ hai, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa bên trong và bên ngoài;

Thứ ba, óp phần giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, toàn dân, như an ninh lương thực, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Thứ tư, tạo lập môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho phát triển. Thứ năm, nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa, chuyển văn hóa thành sức mạnh nội sinh. Thứ sáu, triển khai hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân, thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, người dân với người dân, đặc biệt là địa phương với địa phương.

Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng thăm hỏi, trò chuyện với lãnh đạo, cán bộ ngoại giao qua các thời kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng ghi nhận những thành tích đó có được nhờ sự nỗ lực của Bộ Ngoại giao trong việc quán triệt, cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, đồng thời hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro với các đối tác; phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước trong ngành ngoại giao, cùng sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bộ, ban ngành, địa phương; phản ứng nhanh, chính xác, kịp thời.

Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị công tác ngoại giao kinh tế phải bám sát yêu cầu trong nước, lấy thực tiễn làm thước đo, đề cao tính hiệu quả, chân thành, tôn trọng, tin cậy, đồng thời đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao nhạy bén về chính trị, nhạy cảm về kinh tế, sâu sắc về khoa học công nghệ, tinh thông về ngoại giao, hiểu biết về luật pháp, có tâm và có tầm.

Thủ tướng đánh giá, trong thời gian tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục khó khăn, nguy nhiều hơn cơ. Trong bối cảnh đó, Bộ Ngoại giao phải nỗ lực hơn, nâng cao tính chủ động trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Công tác ngoại giao toàn diện nhưng ngoại giao kinh tế vẫn là trụ cột quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

6 nhiệm vụ chính cho ngành ngoại giao

Thủ tướng đề ra 6 nhiệm vụ chính cho ngành ngoại giao và các cơ quan liên quan trong triển khai công tác ngoại giao kinh tế.

Thứ nhất, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư và Nghị quyết số 21 của Chính phủ về công tác ngoại giao kinh tế trên cơ sở đổi mới về tư duy, tầm nhìn chiến lược, phương pháp luận và cách tiếp cận để thúc đẩy vai trò trung tâm của kinh tế.

Thứ hai, triển khai công tác có trọng tâm, trọng điểm, bám sát xu thế chung của thế giới kết hợp với tập trung tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức. Thủ tướng lấy ví dụ, vay vốn ODA cần tập trung vào các dự án xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thứ ba, hoàn thiện cơ chế, thúc đẩy hợp tác, cụ thể hóa các cam kết, thỏa thuận về kinh tế và rà soát quá trình triển khai các cam kết đã ký. Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, chúng ta đã nỗ lực chuyển hóa các cam kết, thỏa thuận thành những dự án, chương trình, sản phẩm cụ thể, thực chất, mang lại hiệu quả cân đong đo đếm được và thời gian tới cần tiếp tục việc này.

Thứ tư, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; tập trung khai thác tiềm năng của các thị trường Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ và thị trường Halal.

Thứ năm, phát huy tính tự lực, tự cường, chủ động sáng tạo.

Thứ sáu, tăng cường phối hợp, liên kết với các ngành, địa phương theo tinh thần "lấy doanh nghiệp, địa phương làm trung tâm phục vụ", bám sát yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, phải làm, phải cung cấp "những gì mà người ta cần chứ không phải những gì mình có".

Hội nghị đã lĩnh hội các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để thảo luận, đề ra chương trình, đề án, biện pháp triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động ngoại giao kinh tế, góp phần đưa công tác này thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh, bền vững đất nước trong giai đoạn mới.

Qua phiên họp, Bộ Ngoại giao đã quán triệt sâu sắc hơn các chủ trương, quan điểm, phương châm và định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội và ngoại giao kinh tế, tiếp thêm động lực, khí thế mới và củng cố thêm quyết tâm để ngành ngoại giao cùng các ngành, các địa phương và doanh nghiệp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Đọc thêm

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới MultiMedia

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng - yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

TTTĐ - Trong hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc” Tin tức

Gỡ điểm nghẽn, người dân được giải quyết thủ tục hành chính “thần tốc”

TTTĐ - Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới", thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ...
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII Thời sự

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội Tin tức

Tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Hội thảo khoa học Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dự kiến tập trung về các vấn đề như tổng quan về Thủ đô Hà Nội, khái quát vai trò, vị trí, sứ mệnh của Thủ đô Hà Nội đối với quốc gia; 70 năm Giải phóng Thủ đô, thành tựu và một số bài học kinh nghiệm; tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Tin tức

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn Tin tức

Tăng cường hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn

TTTĐ - Hai bên đã đánh giá lại kết quả hợp tác trên cơ sở thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022 - 2025.
Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái MultiMedia

Tấm lòng Thủ đô dành cho thầy và trò tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ đồng bào vùng lũ bị thiệt hại, chiều 17/9, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô do đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng - Tổng Biên tập báo làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, làm việc và trao những phần hỗ trợ đến Nhân dân tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, các thầy cô giáo và học sinh tỉnh Yên Bái đã nhận được những phần quà thiết thực, là tấm lòng của báo Tuổi trẻ Thủ đô và hàng nghìn nhà hảo tâm chung tay gửi về.
Hà Nội sẽ giải quyết hồ sơ thủ tục “phi địa giới hành chính” Tin tức

Hà Nội sẽ giải quyết hồ sơ thủ tục “phi địa giới hành chính”

TTTĐ - Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) “phi địa giới hành chính”, tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km; hỗ trợ TTHC 24/7 trên môi trường điện tử; thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.
Trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Vũ Tin tức

Trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Vũ

TTTĐ - Chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đến nhà riêng, trao Huy hiệu 85 tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Vũ (tức Nguyễn Thế Hạng), đảng viên chi bộ tổ dân phố số 5, Đảng bộ phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng.
Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật Tin tức

Thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng pháp luật

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Xem thêm