Tag

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Người Hà Nội 18/02/2023 10:06
aa
TTTĐ - Vào thế kỷ mà chiếc áo, chiếc quần có khi chỉ mặc qua một lần chụp ảnh đã thành cũ, thì chuyện vá lại những vết rách cũng là điều hiếm thấy. Thế mà ở đâu đó trong Hà Nội phồn hoa này, vẫn có một con ngõ với vài người già ngồi bên khung cửa cổ kính, lúp xúp giữa những xa hoa phố phường nhận vá lại những chiếc áo quần bị rách. Nghề ấy gọi là mạng quần áo, nay cũng chỉ còn vài người còn giữ nghề.
“Ký ức đô thị’’ Hà Nội xứng đáng được lưu giữ, bảo tồn

Từ Văn miếu Quốc Tử Giám, chúng tôi tìm đến con ngõ tên Thanh Miến, con ngõ nhỏ và hẹp, hai bên là những ngôi nhà nhỏ đã qua cơi nới, xây sửa. Thỉnh thoảng lại bắt gặp những biển hiệu đơn sơ với hiệu cắt may com-lê, váy đầm đủ loại. Nhìn thế đủ để người ta nhận ra đâu đó vài nét xưa cũ của Hà Nội cổ kính.

Người “nghệ nhân” nối nghiệp vá áo

Đi sâu vào ngõ, tìm đến số nhà 2B, chúng tôi ngờ ngợ về của hiệu của bà Hồng làm nghề mạng quần áo. Trước khung cửa nhỏ chỉ đủ 1 người ra vào, có một người phụ nữ đã lớn tuổi, mái tóc đã bạc trắng quá nửa đang gò lưng với cây kim và chiếc áo nom xa đã cũ lắm. Tám giờ sáng, cửa hiệu của bà với vài người khách qua lại.

Cửa hàng lưu giữ ký ức của Hà Nội
Cửa hàng lưu giữ ký ức của Hà Nội

Một đôi vợ chồng trung niên đến nhờ bà sửa lại chiếc áo sơ mi cho đứa con gái bị rách vì ngã ở trường. Nhìn cái áo sơ mi trắng rách toạch ở cầu vai, bà Hồng sờ sờ miếng vải, tay dùng kim lần qua vài đường chỉ: “Cái này hơi mất thời gian vì vải này khó làm, sáng ngày kia cô qua lấy nhé”.

Một lát sau, có người phụ nữ nom sang trọng với váy hoa, khoác chiếc khăn lụa đến nhờ bà mạng cho chiếc khăn len bị thủng một lỗ lớn, nhìn cái khăn đã ngả màu ngà ngà và sợi len đã xù ra nhiều phần, không chỉ bà mà ai cũng có thể đoán ra đó là một chiếc khăn đã có tuổi đời…

Theo lời bà Hồng, cửa hàng của bà từ ngày có nhiều người biết đến, lâu lâu bà lại tiếp vài vị khách Tây. Họ đi theo hướng dẫn viên, hoặc những người bạn Việt chỉ đến. Ban đầu chỉ là họ ghé thăm nhưng sau khi tận mắt chứng kiến thành phẩm khâu vá khéo léo của bà Hồng, những người khách Tây phải tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, dành lời khen cho bà.

Bà Hồng ngồi mạng đồ cho khách
Bà Hồng ngồi mạng đồ cho khách

Bà Hồng kể: “Nghề này tôi được mẹ chồng truyền lại từ ngày mới về làm dâu, cũng gần 30 năm rồi. Mẹ chồng tôi khéo tay lắm, cụ tỉ mỉ, kiên nhẫn, chưa làm cái áo nào mà khách không ưng cả”.

Chiếc giường sắt kê chỉnh chện án ngay cửa ra vào được bà Hồng dùng làm sạp hàng chất ngổn ngang đủ thứ quần áo, từ quần vải bò, vải ka-ki đến tuýt-xi... Vào mùa đông, áo rét mang đi mạng, vá chất thành đống trên giường, trong đó có cả những bộ vét sang trọng, lịch lãm. Mỗi chiếc áo, quần bà mạng cho khách tùy vào phần lỗi bạn nhận về 20 - 50 ngàn đồng. Chỉ đống quần áo, bà Hồng chép miệng: Ba hôm nữa là phải trả hết cho khách chỗ này.

Mạng dở dang chiếc áo len của khách, bà từ từ nói về công việc với chiếc kim sợi chỉ của mình: “Nghề này không vất vả gì cả, nhàn lắm, chỉ là người làm phải thật tỉ mỉ, cẩn thận không được mất kiên nhẫn. Tôi được rèn đức tính này cũng bởi cái nghề này”.

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Cũng giống như đôi bàn tay khéo léo, đầy kiên nhẫn của bà, bà cứ tỉ mỉ, từng chút một chọn từng sợi chỉ được rút từ chính chiếc áo đang vá để sửa lại sao cho vừa vặn nhất. Nhìn công việc này có vẻ đơn giản giống như bao chiếc áo quần được vá bình thường. Nhưng khác với chiếc áo quần bị vá chằng chịt, nhăn nhúm, mất thẩm mỹ của một thời đói kém thì việc vá hay mạng quần áo lại là một kỹ thuật mà không phải ai cũng thực hiện được.

Nguyên tắc của mạng nằm ở con mắt, sự cẩn thận của người làm, họ phải rút chỉ từ chính mảnh vải cần vá sau đó xâu vào kim, từng mũi một sao cho khớp nối nhất với đường may cũ. Hoặc đối với những “ca” khó hơn, người làm phải tìm được mảnh vải gần giống nhất về chất liệu, màu sắc sau đó cùng với kỹ thuật tương tự để sửa lại cho khéo léo.

“Cô nhìn này, chiếc áo len này giặt máy đó, nó bị sổ hết len rồi tạo ra các lỗ thủng, việc của tôi là phải quan sát dùng kim tìm đúng phần chỉ của áo này để mạng, lại vừa dùng móc để móc lại những sợi len bị xù ra”, bà Hồng chỉ tay vào chiếc áo đang mạng mà giải thích. Quả thật, nhìn vào chiếc áo len bà làm xong, nếu không biết hay dân nhà nghề mà soi kỹ, thật chẳng ai tin được nó đã từng sắp bị bỏ đi.

Hơn 30 năm “vá” màu ký ức

Chúng tôi hỏi bà, rằng tại sao bà vẫn giữ nghề trong khi quần áo cũng không còn hiếm như xưa, nhu cầu vá mạng quần áo cũng chẳng còn quá nhiều? Tay bà vẫn thoăn thoắt với chiếc áo len sờn vải, bà bảo: “Có những thứ không phải cứ rách là bỏ, cứ hỏng là vứt, vá lại có khi cả đến chục lần mặc dù biết nó vẫn sẽ hỏng thôi, thời gian mà nhưng đó là kỷ niệm, mà kỷ niệm thì người ta vẫn sẽ giữ. Tôi yêu cái nghề này lắm, chừng nào tôi còn ngồi ở đây tức là còn có khách cần vá víu lại những ký ức”.

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Bà Hồng, gần 30 năm vá áo. Cứ mỗi sáng, bà ngồi đây, bên khung cửa nhà, loanh quanh chỉ tầm 30m2 với chiếc ghế tựa bên cạnh là chiếc hộp kim chỉ đủ màu đủ loại. Cố vài bước chân là chiếc giường đủ loại quần áo của khách hàng chờ bàn tay bà vá lại. Bà mạng quần áo, vá lại những vết xưa cũ, dù là khó đến mấy bà cũng sẽ làm, sẽ bằng hết sự khéo léo của bàn tay người “nghệ nhân” bằng cái tâm yêu nghề, sửa sang lại cho tròn vẹn nhất ký ức của người ta.

Ngay bên cạnh cửa hàng của bà Hồng có một cửa tiệm cũng mạng, cũng vá áo quần, ở Hà Nội còn đâu tồn tại nữa những người phụ nữ giữ cái nghề với cây kim, sợi chỉ thế này? Cái nghề chẳng có hào hoa, chẳng phải “hot trend” nó tồn tại đâu đó theo dòng thời gian xưa cũ của lịch sử dân tộc, của một Hà Nội văn hiến, nơi đã từng có người bà, người mẹ, người vợ dựa cửa soi trăng, chằm vá những chiếc áo manh quần trong những năm tháng khó khăn.

Nghề mạng áo, “vá” ký ức

Bà Hồng tiếp tục ngồi mạng chiếc khăn lụa của vị khách ban sáng. Vẫn dáng ngồi ấy, trên chiếc ghế tựa đầu hồi, bàn tay bà tỉ mỉ… Trong một thoáng ánh nắng trưa len qua khung cửa hắt vào người phụ nữ ấy, tôi tự hỏi: Bà là người thợ mạng hay người “vá víu” màu thời gian?

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long Nhịp điệu cuộc sống

Tìm về giá trị truyền thống với Trung thu tại Hoàng thành Thăng Long

TTTĐ - Nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của phong tục truyền thống, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Vui tết Trung thu 2024”.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Xem thêm