Tag

Ngân hàng Nhà nước cần phát hiện sớm dấu hiệu vi phạm của các ngân hàng thương mại

Thị trường - Tài chính 10/06/2023 19:52
aa
TTTĐ - Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước cần tăng vai trò quản lý để phát hiện sớm dấu hiệu vi phạm của các ngân hàng thương mại, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn những tác động xấu...
Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo việc xử lý ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt và mua bắt buộc Đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát quy định can thiệp sớm ngân hàng bị rút tiền hàng loạt Đại biểu Quốc hội: Cần có giải pháp để giảm tỷ lệ sở hữu chéo trong ngân hàng

Cần làm rõ việc rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì cần có sự can thiệp

Chiều 10/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận toàn thể ở hội trường về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trước thực tiễn liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại thời gian qua, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (đoàn TP HCM) kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đánh giá kỹ công tác quản lý Nhà nước, công tác thanh, kiểm tra, các quy định pháp luật, các quy định cần sửa đổi để phát hiện sớm dấu hiệu vi phạm của các ngân hàng thương mại; Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng.

"Qua đó cần bổ sung sửa đổi các quy định khác và Luật Tổ chức tín dụng để đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả các sai phạm của các tổ chức tín dụng", bà Tuyết nói.

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cũng thống nhất các ý kiến đại biểu đã phát biểu liên quan đến vấn đề sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp; Việc các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng để huy động vốn phục vụ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp mình giữ cổ phần vốn sở hữu, dẫn đến khó kiểm soát, hoạt động thiếu minh bạch, dễ dẫn đến sai phạm và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng chung, nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.

Do đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để quy định chặt chẽ để xử lý các vấn đề này.

Về tỷ lệ sở hữu cổ phần, việc quy định tỷ lệ tối đa sở hữu cổ phần của cá nhân theo hướng giảm so với quy định của luật hiện hành, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng, đứng trên khía cạnh kinh tế sẽ làm giảm năng lực đầu tư và hiệu quả sinh lời của dòng tiền, hạn chế việc huy động nguồn vốn từ xã hội vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Do đó, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị vốn điều lệ của tổ chức tín dụng cần xem xét ở góc độ là khoản đầu tư và yếu tố quản trị từ Ngân hàng Nhà nước về các chỉ số tài chính cần mở rộng phạm vi sở hữu vốn của cổ đông tính trên vốn điều lệ để đảm bảo ít hạn chế về đầu tư cổ phần tại tổ chức tín dụng nhưng các cổ đông này chỉ thuần túy tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Về cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số, đại biểu kiến nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu có quy định cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số và các tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần tương tự như Luật Doanh nghiệp.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cho biết, Luật Các tổ chức tín dụng đã đóng góp quan trọng trong đảm bảo ổn định cho hệ thống ngân hàng, làm lành mạnh hóa các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

Tuy nhiên, đại biểu cho biết, trong quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đã phát sinh một số vấn đề mới chưa được pháp luật quy định, cụ thể là các vấn đề liên quan đến mua bán các loại chứng khoán khác không phải là cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động cung cấp thông tin của các chi nhánh ngân hàng Nhà nước nước ngoài cho ngân hàng mẹ, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại các tổ chức tín dụng. Vì vậy, theo đại biểu Nguyễn Tạo, việc xây dựng dự án luật này là cần thiết.

Ngân hàng Nhà nước cần phát hiện sớm dấu hiệu vi phạm của các ngân hàng thương mại
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội)

Góp ý vào dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (đoàn Hà Nội) đề nghị bổ sung quy định về tập đoàn tài chính, nhóm công ty mẹ công ty con có tổ chức tín dụng là công ty mẹ. Bởi vì, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về nhóm công ty, trong đó có quy định về tập đoàn kinh tế, nhóm công ty nhưng chưa rõ ràng và cụ thể.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp đặc thù có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nói chung nên cần quy định cụ thể về vấn đề này.

Mặt khác, để xử lý dứt điểm đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai đề nghị dự thảo cần rà soát, bổ sung quy định về kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định nêu tại khoản 5, Điều 160 của dự thảo luật theo hướng: Quy định cụ thể các thời hạn, các phương án tương ứng trong trường hợp các tổ chức tín dụng không phục hồi được sau thời hạn đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cũng đề nghị rà soát, bổ sung quy định thực hiện phương án khắc phục theo hướng yêu cầu tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, hàng quý báo cáo tình hình thực hiện phương án khắc phục để đảm bảo được tính cấp thiết, hiệu quả của việc can thiệp sớm.

Cũng về quy định áp dụng các biện pháp can thiệp sớm, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng chưa có đánh giá làm rõ tương quan giữa giám sát, tăng cường đến can thiệp sớm, vẫn chưa có biện pháp kiểm soát đặc biệt để nâng cao tinh thần trách nhiệm cao hơn.

Đại hiểu Hòa đề xuất cần quy định can thiệp sớm của tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý Nhà nước nếu để xảy ra các trường hợp phải can thiệp sớm mà chưa có biện pháp xử lý từ đầu; Bổ sung biện pháp không cho phép tổ chức tín dụng thực hiện các khoản đầu tư và làm rõ là bị rút tiền hàng loạt đến mức độ nào thì cần có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo sự minh bạch.

Hạn chế hành vi lạm quyền của cổ đông lớn

Chia sẻ tại hội trường, đại biểu Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội) cho rằng, tình trạng sở hữu chéo, thao túng lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Dự thảo luật sửa đổi, điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu của các cá nhân, tổ chức tăng tính đại chúng của các tổ chức tín dụng và mở rộng thêm các diện đối tượng liên quan là cần thiết.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, các giải pháp nêu trong dự thảo chỉ là giải pháp kỹ thuật để hạn chế các cổ đông lớn.

Ngân hàng Nhà nước cần phát hiện sớm dấu hiệu vi phạm của các ngân hàng thương mại
Đại biểu Nguyễn Hải Trung (đoàn Hà Nội)

Đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng cần nghiên cứu bổ sung nghiên cứu 2 vấn đề. Một là, bổ sung thêm các quy định, tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước để hạn chế hành vi lạm quyền cổ đông lớn, quyền quản trị điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Hai là phải cần nghiên cứu, đề xuất thêm các biện pháp, giải pháp để quản lý, kiểm soát việc lách luật, sử dụng nhiều cá nhân pháp nhân khác đứng tên cổ phần tạo nhóm cổ đông lớn để điều hành các tổ chức tín dụng.

Cho ý kiến về quy định về cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng quy định dự thảo luật chưa đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian trong thực tiễn của công tác phòng chống tội phạm, nhất là phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo trên không gian mạng hiện nay.

Theo đại biểu Nguyễn Hải Trung, tình hình tội phạm sử dụng không gian mạng và công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, rửa tiền diễn biến rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khi tội phạm xảy ra, lực lượng công an phải nhanh chóng triển khai truy xét dòng tiền và phong tỏa tài khoản.

Tuy nhiên, với các quy định pháp luật hiện hành thì không đáp ứng được yêu cầu ngăn chặn kịp thời về chuyển tiền vào các đối tượng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng cần thiết ban hành quy định và rút ngắn về thời gian cung cấp thông tin tài khoản khách hàng để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và có thể giao Chính phủ nghiên cứu quy định chi tiết.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Hải Trung cho rằng, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm, cần phải rà soát luật hóa các quy định tính chính danh của tài khoản tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; hoàn thiện đồng bộ các văn bản hướng dẫn đảm bảo hiệu lực thi hành tại các văn bản quy phạm pháp luật phải liên thông với nhau, hỗ trợ việc xác định tính chính danh.

Đồng thời trong luật này cần có quy định cụ thể về các điều kiện bắt buộc các tổ chức tín dụng phải có nền tảng công nghệ, cơ sở vật chất trong nhận diện khách hàng để đảm bảo tính chính danh; yêu cầu tổ chức tín dụng có trách nhiệm rà soát, phát hiện và phối hợp với cơ quan công an, các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về tài khoản không chính danh.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Hải Trung cũng đề nghị không quy định Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền điều tra vi phạm pháp luật về lĩnh vực ngân hàng.

Tham gia đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận nhằm hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh, lĩnh vực tín dụng đóng vai trò rất quan trọng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực, nên việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng là hết sức cần thiết, nhất là vào thời điểm hiện nay.

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trịnh Xuân An cho biết, trong các phiên giải trình, chất vấn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thường xuyên nhắc tới việc phòng ngừa rủi ro, dự thảo luật cũng có nhiều quy định để phòng ngừa các rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị bổ sung thêm nội dung đề phòng rủi ro cho hệ thống. Từ sự kiện của các ngân hàng ở Việt Nam, hay trên thế giới vừa qua, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng cần thiết kế thêm các quy định đề phòng rủi ro mang tính chất hệ thống, để khi xảy ra sự cố thì hệ thống có thể chống đỡ hiệu quả.

Bên cạnh đó, đại biểu Trịnh Xuân Anh cũng quan tâm đến việc xử lý sở hữu chéo liên quan đến các tổ chức tín dụng. Đại biểu cho rằng, vấn đề đặt ra không phải là hạn chế, mà cần chấm dứt tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống tín dụng. Đây là vấn đề rất khó khăn, những quy định trong dự thảo chưa đủ mạnh để chấm dứt tình trạng sở hữu chéo.

Theo đại biểu, các giải pháp trong dự thảo luật còn thụ động, chưa hiệu quả. Nhấn mạnh việc chấm dứt sở hữu chéo liên quan đến việc công khai, minh bạch, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm, đại biểu Trịnh Xuân An cho rằng, cần xem xét, thiết kế lại mô hình cơ quan giám sát, kiểm tra tài chính liên quan đến ngân hàng, để giải quyết hiệu quả hơn nữa vấn đề này.

Đọc thêm

Sửa Nghị định 24, tạo điều kiện cho nhập khẩu vàng nguyên liệu Thị trường - Tài chính

Sửa Nghị định 24, tạo điều kiện cho nhập khẩu vàng nguyên liệu

TTTĐ - Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành sửa đổi Nghị định 24, trong đó quan tâm đến xuất nhập khẩu, kinh doanh vàng.
Cuối năm rộn ràng, ngập tràn ưu đãi cùng thẻ Sacombank Thị trường - Tài chính

Cuối năm rộn ràng, ngập tràn ưu đãi cùng thẻ Sacombank

TTTĐ - Nhu cầu chi tiêu, mua sắm dịp cuối năm ngày một tăng cao, Sacombank cùng nhiều nhãn hàng phối hợp triển khai chương trình khuyến mại ưu đãi thẻ, mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tiết kiệm khi được hoàn tiền, giảm giá, miễn lãi - phí...
Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng? Thị trường - Tài chính

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chỉ bán mà không mua vàng?

TTTĐ - Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, với bối cảnh hiện tại và nhu cầu gia tăng, Ngân hàng Nhà nước chưa đặt vấn đề mua lại vàng miếng.
Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu có xu hướng tăng Thị trường - Tài chính

Đại biểu Quốc hội lo ngại nợ xấu có xu hướng tăng

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu giải pháp nào để giảm nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Một số ngân hàng “chạy xô” tăng trưởng tín dụng Thị trường - Tài chính

Một số ngân hàng “chạy xô” tăng trưởng tín dụng

TTTĐ - Đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn Quảng Trị) nêu vấn đề, một số ngân hàng “chạy xô” tăng trưởng tín dụng và đề nghị Thống đốc sẽ xử lý thế nào và tình trạng này.
Khoảng 800.000 tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi gửi Ngân hàng Nhà nước Thị trường - Tài chính

Khoảng 800.000 tỷ đồng ngân sách nhàn rỗi gửi Ngân hàng Nhà nước

TTTĐ - Tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước khi chưa sử dụng chủ yếu được gửi ở các nhà băng lớn và gần đây 80% được chuyển về gửi tại Ngân hàng Nhà nước.
Thị trường vàng làm “nóng” nghị trường Quốc hội Thị trường - Tài chính

Thị trường vàng làm “nóng” nghị trường Quốc hội

TTTĐ - Vấn đề giá vàng, quản lý thị trường vàng được các đại biểu Quốc hội chất vấn sôi nổi đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, sáng 11/11.
Thống đốc: Thị trường vàng còn diễn biến khó lường Kinh tế

Thống đốc: Thị trường vàng còn diễn biến khó lường

TTTĐ - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, nước ta không sản xuất vàng nên việc can thiệp tùy thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu vàng quốc tế...
Mang tới trải nghiệm LIVE shopping vui bùng nổ tại chiến dịch  Sale vui vô đối 11.11 Thị trường - Tài chính

Mang tới trải nghiệm LIVE shopping vui bùng nổ tại chiến dịch Sale vui vô đối 11.11

TTTĐ - Khởi động mùa siêu mua sắm cuối năm, TikTok Shop công bố chiến dịch Sale vui vô đối, mang tới cơ hội bứt phá doanh thu cho hàng ngàn doanh nghiệp Việt.
Nơi cộng đồng Yêu trà Việt kết nối các giá trị Thị trường - Tài chính

Nơi cộng đồng Yêu trà Việt kết nối các giá trị

TTTĐ - Chiều 9/11 tại Cung Tri thức thành phố Hà Nội, Viện nghiên cứu các vấn đề xã hội và Hiệp hội Chè Việt Nam phối hợp cùng cộng đồng "Yêu trà Việt" tổ chức chương trình “Chè Việt - Di sản và tương lai” nhằm tôn vinh các doanh nghiệp gắn bó với ngành chè Việt Nam trong những năm qua.
Xem thêm