Tag

Ngân hàng băn khoăn gói “cấp cứu” ngành hàng không

Doanh nghiệp 29/09/2021 08:00
aa
TTTĐ - Mặc dù đồng tình việc tạo điều kiện cho các hãng hàng không vay vốn, song lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng bày to lo lắng việc lạm dụng quá chính sách tiền tệ quốc gia sẽ phải trả giá đắt nếu lạm phát không kiểm soát được.
Cục Hàng không yêu cầu dừng bán vé máy bay nội địa, hoàn lại tiền cho khách Cạn kiệt dòng tiền, doanh nghiệp hàng không “cầu cứu” Ngân hàng Nhà nước Hãng hàng không nào thường xuyên bay đúng giờ nhất?

Chiều 28/9, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ hỗ trợ các hãng hàng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ.

Tại hội nghị, ông Bùi Doãn Nề - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp hàng không cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, do phải giãn cách để chống dịch Covid-19, ngành hàng không bị tổn thất chưa từng có trong lịch sử.

Tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, số lượng chuyến bay và hành khách giảm 60-70% so với thời điểm trước dịch. Đặc biệt từ cuối tháng 5 đến nay, doanh thu ngành hàng không giảm 80-90%.

"Các đường bay thương mại trong nước và quốc tế đều đã bị dừng. Trong đó, đường bay quốc tế sẽ phải hàng năm nữa mới có thể được khôi phục trở lại và có thể phải mất nhiều năm mới đạt lại mức trước dịch", ông Nề nói.

Cũng theo ông Bùi Doãn Nề, mỗi ngày, các hãng hàng không phải chi trên 100 tỷ đồng trong thời gian máy bay phải ngừng bay, nằm tại các sân bay từ 80-90%.

Cũng theo vị này, từ khi dịch bệnh bùng phát, Chính phủ và ngành ngân hàng đã có những hỗ trợ rất tích cực cho ngành hàng không. Trong đó, các ngân hàng thương mại cũng tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhiều doanh nghiệp hàng không, từ đó giúp cải thiện tính thanh khoản trong giai đoạn khó khăn này.

Ngân hàng băn khoăn gói “cấp cứu” ngành hàng không
Ngành hàng không gặp khó khăn trăm bề, nhiều máy bay nằm sân cả tháng trời

"Việc hoãn, giãn nợ cho các doanh nghiệp hàng không cũng đã giúp khắc phục một phần những khó khăn về thanh khoản", ông Nề nói và bày tỏ mong muốn trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có thêm nhiều hỗ trợ khác cho ngành hàng không bên cạnh sự nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp trong ngành.

Trên cơ sở đó, tổ chức đại diện cho các hãng hàng không đề nghị ngành ngân hàng áp dụng cơ chế tái cấp vốn vay lãi suất 0% như đã áp dụng với Vietnam Airlines cho các hãng hàng không khác với quy mô vốn từ 4.000 tỷ đồng, thời hạn tối đa 3 năm.

Đặc biệt, ông Nề cũng đề nghị ngành ngân hàng cho phép các hãng hàng không thuộc hiệp hội được vay gói hỗ trợ 25.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất (ngân sách cấp bù lãi suất 4%) với thời hạn 3-4 năm.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước thừa nhận, chưa khi nào hàng không lại khó khăn như hiện nay khi tình trạng máy bay phủ bạt ở sân bay, bản thân ông khi đi công tác nhìn cũng vô cùng xót ruột.

Theo thống kê, hiện nay, dư nợ tín dụng của các hãng hàng không tại các tổ chức tín dụng là khoảng hơn 24.000 tỷ đồng, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là hơn 2.500 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5% đến 1%/năm, số tiền lãi được giảm khoảng 130 tỷ đồng, doanh số cho vay mới từ khi xảy ra dịch Covid-19 tới nay là 41.648 tỷ đồng.

Ngân hàng băn khoăn gói “cấp cứu” ngành hàng không
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước. (Ảnh: SBV)

Trong đó, riêng với Vietnam Airlines, các tổ chức tín dụng gồm Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã thực hiện giải ngân theo gói tín dụng 4.000 tỷ đồng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước theo Nghị quyết của Chính phủ.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho rằng, ngành ngân hàng cũng là một ngành kinh tế, các ngân hàng cũng là doanh nghiệp và ngành ngân hàng cũng đang rất khó khăn. Trong đó, nhiệm vụ điều hành vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ rất đáng lo trong trung hạn.

Theo ông Tú, năm 2009-2010, nền kinh tế bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, rồi bong bóng bất động sản và chứng khoán đã để lại 11% nợ xấu cho nền kinh tế. Đến tận bây giờ, ngành ngân hàng vẫn chưa thể giải quyết xong.

Mặt khác, lúc đó quy mô nền kinh tế có 2,4-2,7 triệu tỷ đồng, giờ đây lên tới gần 10 triệu tỷ đồng, tức tăng gấp 4 lần. Điều này theo ông Tú sẽ càng khiến việc điều hành trở nên vô cùng khó khăn nếu không muốn gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

“Nếu như không đảm bảo được ổn định vĩ mô, giữ được giá trị đồng tiền, để lạm phát vượt 4% lên mức 7-8% thì bao nhiêu nỗ lực thời gian qua đều đổ sông đổ biển”, ông Tú nói.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhiệm vụ chính trị lớn nhất của ngành ngân hàng là kiểm soát lạm phát. Hiểu đơn giản, đưa lượng tiền ra và hút lượng tiền về, cũng như cân đối ngoại tệ, tỷ giá, làm sao cho không bị tác động nhiều vào giá cả.

Trong trường hợp lạm dụng quá chính sách tiền tệ sẽ phải trả giá đắt khi lạm phát không kiểm soát được. Hệ luỵ của việc bơm tiền quá mức sẽ là lạm phát trong vài năm tới. Đặc biệt độ trễ của chính sách tiền tệ, tái cơ cấu sổ sách đẹp.

Nhìn ở góc độ tích cực hơn, ông Tú đánh giá hàng không là lĩnh vực vẫn còn nhiều tín hiệu lạc quan. Sau khi hết dịch, bay trở lại thì dòng tiền quay về bù đắp lại rất nhanh. Trong khi một số lĩnh vực kinh tế khác có khi 5-7 năm mới gượng dậy được, vì gần như kiệt quệ hết, toàn bộ vốn liếng tài sản đều là tiền vay.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng ngành ngân hàng sẽ ưu tiên tạo điều kiện cho các hãng hàng không vay vốn.

Cụ thể, ông Tú đề nghị các ngân hàng thương mại chủ động cho vay ưu tiên vì đây là lĩnh vực quan trọng. Nếu việc cơ cấu lại nợ từ nay đến 30/6/2022 mà tình hình diễn biến còn khó khăn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp điều chỉnh Thông tư 01, 03 và 14 để hỗ trợ.

Đồng thời, các ngân hàng thương mại được đề nghị giảm lãi suất và mạnh dạn cho các hãng hàng không vay tín chấp. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, điều chỉnh nới room tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng trên cơ sở phải cân đối nguồn vốn, thẩm định hiệu quả của phương án vay vốn và tự chịu trách nhiệm về quyết định cấp tín dụng.

Đối với các giải pháp vượt thẩm quyền (gói tín dụng với lãi suất ưu đãi từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cho vay các hãng hàng không), ông Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ về chủ trương và đề nghị các bộ, ngành, trong đó Bộ Giao thông vận tải với tư cách là cơ quan chủ quản báo cáo, kiến nghị (nếu cần thiết) với Quốc hội, Chính phủ để có cơ sở pháp lý thực hiện.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Sứ mệnh mới của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam Doanh nghiệp

Sứ mệnh mới của Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Chiều 9/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã dự lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đổi tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp-Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
Prudential chi trả 14.304 tỉ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm Doanh nghiệp

Prudential chi trả 14.304 tỉ đồng bồi thường và trả tiền bảo hiểm

TTTĐ - Năm 2024, Prudential Việt Nam duy trì nền tảng tài chính ổn định, chất lượng kênh phân phối, nâng tầm trải nghiệm khách hàng và phát triển nguồn nhân lực
Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation" Doanh nghiệp

Thiên Long sẵn sàng chuyển mình với chiến lược "Glocalisation"

TTTĐ - Năm 2025, Thiên Long đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ với tầm nhìn "Glocalisation", mở rộng thị trường quốc tế và sẵn sàng bứt phá trong thập kỷ mới trên nền tảng dẫn đầu ngành văn phòng phẩm Việt Nam, theo thông tin từ Báo cáo thường niên 2024 của tập đoàn này.
Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là bắt buộc đối với các Quỹ tín dụng nhân dân

TTTĐ - Chuyển đổi số là nền tảng quan trọng giúp các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện đẩy mạnh toàn diện khả năng cung ứng các dịch vụ cho khách hàng...
Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã Doanh nghiệp

Tăng vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các tổ chức tín dụng là hợp tác xã

TTTĐ - Theo ý kiến của chuyên gia, Nhà nước cần tăng năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã góp phần thực hiện đầy đủ các ưu đãi, hỗ trợ hiện hành đối với tín dụng nông nghiệp...
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk Doanh nghiệp

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk

TTTĐ - Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Song, có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng Doanh nghiệp

Thuế đối ứng của Mỹ và giải pháp thích ứng

TTTĐ - Các chuyên gia, doanh nghiệp đã đề ra những giải pháp thích ứng trước mắt, chủ động với trường hợp xấu nhất tại tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ” do Báo Tiền Phong tổ chức.
Những tác động và hệ luỵ của chính sách thuế mới của Hoa Kỳ Kinh tế

Những tác động và hệ luỵ của chính sách thuế mới của Hoa Kỳ

TTTĐ - Sáng 8/4, tọa đàm “Ứng phó thuế đối ứng của Hoa Kỳ” do báo Tiền phong tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia đến từ các bộ, ban ngành, doanh nghiệp, cùng thảo luận về những tác động của chính sách thuế đối ứng của Mỹ đối với các doanh nghiệp, nền kinh tế và giải pháp ứng phó để giảm thiểu những tác động, thiệt hại trước mắt.
Doanh nghiệp chào đón sinh viên, dù trường công hay tư thục Doanh nghiệp

Doanh nghiệp chào đón sinh viên, dù trường công hay tư thục

TTTĐ - Tại chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025, diễn ra tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, anh Phạm Ngọc Thạch - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons trong vai trò là diễn giả của chương trình, đã chia sẻ: Doanh nghiệp luôn chào đón sinh viên từ các trường đại học trên cả nước, bao gồm trường công lập và tư thục.
Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025 Doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp Bình Thuận gặp khó khăn trong 3 tháng đầu năm 2025

TTTĐ - Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận vừa công bố kết quả khảo sát về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2025. Theo đó, đa phần doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành chế biến, chế tạo, đã phải đối mặt với nhiều thách thức.
Xem thêm