Tag

Nestlé Việt Nam, La Vie đẩy mạnh hợp tác để tạo tác động tích cực đến các nguồn nước địa phương

Môi trường 29/06/2021 20:50
aa
TTTĐ - Công ty TNHH Nestlé Việt Nam và Công ty TNHH La Vie, các thành viên của Tập đoàn Nestlé, công bố đẩy mạnh hợp tác với các đối tác khác nhau nhằm tạo tác động tích cực hơn đến các nguồn nước địa phương.
Nestlé Việt Nam ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 Nestlé Việt Nam hỗ trợ y tế tuyến đầu chống dịch Covid-19 Nestlé Việt Nam nhận Giải vàng Chất lượng quốc gia Nestlé đẩy mạnh quảng bá, đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới Nestlé ủng hộ tiếp cận công bằng với vaccine Covid-19 thông qua cơ chế COVAX Nestlé MILO đồng hành cùng tỉnh Quảng Nam trong Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân Nestlé Việt Nam và La Vie công bố mục tiêu hoàn trả 100% lượng nước sử dụng trong sản xuất
Dây chuyền đóng chai nước khoáng thiên nhiên La Vie_FINAL
Dây chuyền đóng chai nước khoáng thiên nhiên La Vie

Cụ thể, không chỉ sử dụng nước hiệu quả trong sản xuất và quản lý nguồn nước bền vững, Nestlé Việt Nam và La Vie sẽ mở rộng hợp tác hơn nữa với nhiều đối tác, như doanh nghiệp, nhà nông, cộng đồng, chuyên gia, nhằm giúp tái tạo hệ sinh thái nước địa phương.

Trong đó, mục tiêu từ năm 2025 trở đi, La Vie - thành viên thuộc lĩnh vực nước của Nestlé - sẽ không chỉ hoàn trả đến cộng đồng và môi trường 100% lượng nước sử dụng trong hoạt động sản xuất như công bố vào tháng 3/2021, mà còn góp phần hỗ trợ bảo tồn nước trong tự nhiên.

Các nỗ lực này nhằm hiện thực hóa cam kết mạnh mẽ vừa được Tập đoàn Nestlé công bố trên toàn cầu vào ngày 29/06, trong bối cảnh vòng tuần hoàn nước trong tự nhiên đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn từ các yếu tố, như biến đổi khí hậu, tiêu dùng nước gia tăng, đô thị hóa và sự xuống cấp của các cơ sở hạ tầng nước.

Ông Cédric Egger, Giám đốc Phát triển bền vững của Nestlé Waters, chia sẻ: “Bảo vệ và chung tay quản lý nguồn nước tại các khu vực mà Nestlé đang hoạt động là một trong những mục tiêu của Tập đoàn và chúng tôi muốn đi xa hơn các mục tiêu đó, hướng đến tái tạo và phục hồi vòng tuần hoàn nước thông qua phối hợp với các đối tác khác nhau.”

Với cam kết mới, Nestlé sẽ vận dụng chuyên môn về lĩnh vực nước, đồng thời hợp tác với các chuyên gia quốc tế và đối tác để nâng cao việc tái tạo các vòng tuần hoàn nước tại địa phương. Tập đoàn có kế hoạch đầu tư 120 triệu franc Thụy Sĩ (tương đương 130 triệu đô la Mỹ) để thực hiện hơn 100 dự án trên toàn cầu.

infographic Chai nước úp ngược

Các dự án này được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu và thách thức thực tế của từng địa phương, như hỗ trợ tái tạo rừng, tái tạo các vùng ngập nước tự nhiên, cải tạo hạ tầng nước. Mỗi dự án cũng tính toán cụ thể lượng nước đóng góp cho cộng đồng và môi trường dựa trên phương pháp của Viện Tài nguyên thế giới (WRI).

Trong đó, La Vie đang hỗ trợ doanh nghiệp khác về các giải pháp chuyên môn kỹ thuật và đầu tư một số thiết bị, qua đó giúp doanh nghiệp này giảm được 80% lượng nước dùng cho hệ thống làm mát máy móc, góp phần hạn chế việc sử dụng nước từ tự nhiên. La Vie cũng sẽ nghiên cứu việc mở rộng hợp tác để doanh nghiệp khác có thể tái sử dụng nguồn nước thải loại A từ các nhà máy của La Vie cho một số khâu trong sản xuất công nghiệp mà đang sử dụng nước ngầm.

Đồng thời, với chương trình phát triển cà phê bền vững Nescafé Plan của Nestlé Việt Nam, thông qua kỹ thuật tưới tiêu dễ thực hành, người nông dân trồng cà phê hiện có thể tiết kiệm được hơn 40% lượng nước mà vẫn đạt được năng suất cây trồng như mong muốn.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), trung bình nông nghiệp chiếm gần 70% lượng nước được hút từ nước mặt hay nước ngầm trên toàn cầu, chủ yếu cho tưới tiêu; sản xuất công nghiệp chiếm 19%. Vì thế, các giải pháp tiết kiệm nước trong hai hoạt động này có ý nghĩa giúp giảm việc khai thác nước từ tự nhiên.

Trên thực tế, cam kết mới của Nestlé được phát triển từ cam kết trước đó của tập đoàn về bảo vệ tài nguyên nước. Vào năm 2017, Nestlé cam kết đến năm 2025, tất cả các thành viên trong lĩnh vực nước, trong đó có La Vie, sẽ đạt được chứng nhận quốc tế Alliance for Water Stewardship (AWS).

Tiêu chuẩn AWS yêu cầu tất cả các công ty có sử dụng nước hiểu và thực hiện nhiều hành động kết hợp để cùng các bên có liên quan chung tay giải quyết các thách thức về nước. Nhà máy La Vie tại Long An và Hưng Yên lần lượt đạt chứng nhận này vào năm 2019 và 2021. Theo đó, hiện La Vie là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận AWS.

Đọc thêm

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Xem thêm