Tag
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Nền tảng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giao thông 24/10/2024 11:35
aa
TTTĐ - Theo nhận định của đại biểu Quốc hội, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được hoàn thành sẽ lan tỏa đến nhiều lĩnh vực, mở rộng không gian phát triển, tạo ra những điều kiện tiền đề, nền tảng để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...
Vai trò nòng cốt, trách nhiệm vinh quang trong kỷ nguyên mới của dân tộc Sáng mãi con đường cách mạng cho thanh niên trong kỷ nguyên mới

Ăn sáng ở TP HCM, trưa làm việc tại Hà Nội

Theo chương trình kỳ họp thứ 8, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Nếu hồ sơ dự án được Quốc hội thông qua, được kỳ vọng tạo nên bước đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhận định về việc này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho biết, nhiều nước phát triển trên thế giới đã xây dựng đường sắt tốc độ cao. Đây cũng là sự mong đợi của người dân, “sáng ăn sáng ở TP HCM, trưa làm việc tại Hà Nội”.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng cho biết, thời gian trước đây, chúng ta chưa có điều kiện xây dựng, nhưng hiện nay đã có đủ tiềm lực, có dư địa về ngân sách, dư địa nợ công và có nền tảng cơ bản để triển khai dự án này.

"Chúng ta cũng đã có đủ nền tảng khoa học công nghệ học hỏi kinh nghiệm từ các nước trong việc triển khai dự án và có sự mong đợi của Nhân dân, nên chúng ta phải tập trung làm và làm cho được", ông Ngân nói.

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, sau khi hoàn thành dự án sẽ lan tỏa đến nhiều lĩnh vực, mở rộng không gian phát triển tạo ra những điều kiện tiền đề, nền tảng để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

“Chúng ta cũng không nên tập trung quá nhiều vào tiền vé là bao nhiêu, có bù đắp được đầu tư hay không, mà nên chú ý đến dự án này sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mang lại sự tiện lợi cho việc đi lại của người dân, hoạt động vận chuyển hàng hóa, thu hút khách du lịch và quan trọng hơn là tại những trạm dừng, giá trị đất đai, bất động sản sẽ tăng lên”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhận định.

Nền tảng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM)

Để đảm bảo tiến độ đến năm 2035 đưa vào vận hành, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, chúng ta có quyết tâm chính trị, nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là thể chế, cơ chế để thực hiện.

"Chúng ta có nhiều thuận lợi, đó là trình độ xây dựng của Việt Nam đã được chứng minh qua quá trình xây dựng nhiều công trình, cây cầu có quy mô lớn; nợ công đã giảm xuống; Việt Nam đã thăng hạng trong bảng xếp hạng tín nhiệm của quốc gia, nên có thể vay với lãi suất thấp… nên việc triển khai dự án sẽ đảm bảo tính khả thi", ông Ngân nói thêm.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng lưu ý đã làm thì phải làm chất lượng, chấp nhận tốn kém đầu tư đầy đủ để đảm bảo chất lượng của công trình. Chúng ta cũng cần lưu ý đến yếu tố biến đổi khí hậu và đặc điểm biến đổi khí hậu đang tác động đến chiều dài của đất nước.

"Chúng ta phải đảm bảo được hệ thống đường sắt tốc độ cao kết nối với hệ thống giao thông công cộng, như vậy tôi tin là sẽ thành công”, đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Ưu tiên cao nhất nguồn lực tài chính cho dự án

Tương tự, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tin tưởng, nếu chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được thông qua sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra.

Ông Dũng lấy ví dụ về việc triển khai xây dựng thành công đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dài khoảng 519 km, đi qua 9 tỉnh, cho thấy bài học về huy động lực lượng triển khai các dự án lớn. Đây là kinh nghiệm quý báu để triển khai xây dựng dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng cho rằng, chúng ta cần ưu tiên cao nhất nguồn lực tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; song song với đó huy động nhân lực, vật tư, máy móc và thể hiện tinh thần quyết tâm từ lãnh đạo cao nhất đến những công nhân trực tiếp thi công trên công trường. Nếu làm được điều này, dự án sẽ về đích sớm hơn so với dự kiến năm 2035 như kế hoạch đề ra.

Với một số lo ngại nguồn vốn bố trí cho dự án, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đánh giá, hiện nay quy mô GDP đã tăng lên so với giai đoạn trước nên có thể yên tâm về nguồn lực tài chính.

Nền tảng bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định)

"Chúng ta cũng hoàn toàn yên tâm về năng lực của doanh nghiệp Việt Nam, trình độ xây dựng, trình độ tư duy, khả năng lãnh đạo, quản lý... để xây dựng thành công dự án này", ông Dũng nói.

Trước đó, ngày 20/10, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền đạt chuyên đề trong đó có nội dung về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Theo Thủ tướng ,chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước, tạo ra không gian phát triển mới, giá trị gia tăng của đất, đi lại thuận lợi cho người dân, cạnh tranh hàng hóa...

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định so với giai đoạn trước đây khi lần đầu trình dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam hiện nay, chúng ta đã có dư địa để thực hiện dự án và có thể huy động nhiều nguồn lực để thực hiện từ ngân sách Trung ương, địa phương, đi vay, phát hành trái phiếu, hợp tác công - tư…

Theo Thủ tướng, trước đây Việt Nam còn khó khăn, GDP bình quân đầu người mới hơn 1.000 USD, GDP hơn 100 tỷ USD nên chưa thực hiện được việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhưng nay GDP đã gấp 3-4 lần nên có dư địa để thực hiện.

Thủ tướng dẫn chứng thế giới phát triển rất nhanh và Trung Quốc hiện có 47.000km đường sắt cao tốc, mỗi năm họ phát triển 3.000km cao tốc. Với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đề ra 10 năm và đến 2035 phải xong.

Người đứng đầu Chính phủ cũng nêu rõ, nếu vẫn làm theo cách cũ thì “nói thật là tầm 50 năm nữa”, cho nên phải đổi mới cách quản trị, quản lý, huy động nguồn lực, đặc biệt là tư vấn; chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.

"Chúng ta đủ điều kiện để làm và phải quyết tâm làm", Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng cần phải có cách làm mới, đổi mới cách quản trị, cách huy động nguồn lực, chống tiêu cực, lãng phí trong công tác tư vấn dự án.

Theo Thủ tướng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, đáp ứng nhu cầu vận tải; cải tạo, nâng cấp, khai thác hiệu quả tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hiện hữu.

Đồng thời phải xây dựng các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ sớm hoàn thành dự án; phát triển công nghiệp, nhân lực đường sắt để làm chủ công tác vận hành, bảo trì và từng bước làm chủ sản xuất các thiết bị, phương tiện; ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt...

Đọc thêm

Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức Giao thông

Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức

TTTĐ - Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó đã xác định thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc - Nam.
Bình Định tập trung hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm Giao thông

Bình Định tập trung hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm

TTTĐ - Bình Định vừa phát động phong trào thi đua cao điểm hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh từ tháng 11/2024 - 10/2025.
Sơn Tây: Hoàn thành dự án cầu Cộng vào tháng 3/2025 Giao thông

Sơn Tây: Hoàn thành dự án cầu Cộng vào tháng 3/2025

TTTĐ - Tại hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện Nhân dân năm 2024, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây (Hà Nội) Ngô Đình Ngũ khẳng định quyết tâm, nỗ lực hoàn thành dự án xây dựng cầu Cộng bắc ngang sông Tích trong thời gian 5 tháng tới.
Đề xuất nâng cấp bến thủy nội địa Cù Lao Chàm Nhịp điệu cuộc sống

Đề xuất nâng cấp bến thủy nội địa Cù Lao Chàm

TTTĐ – Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc kiến nghị được hợp tác, liên kết với Ban Quản lý Bến thủy nội địa Cù Lao Chàm tiến hành khảo sát, nâng cấp bến thủy nội địa Cù Lao Chàm để có thể tiếp nhận các phương tiện tàu biển.
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm đưa Metro số 1 vận hành năm nay Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm đưa Metro số 1 vận hành năm nay

TTTĐ - Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đến nay đã đạt 99% khối lượng dự án, dự kiến hoàn thành đưa vào vận hành khai thác vào cuối năm 2024.
Tập trung giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp Quốc lộ 14E Nhịp điệu cuộc sống

Tập trung giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp Quốc lộ 14E

TTTĐ - Tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương đề nghị đơn vị liên quan vào cuộc tập trung giải phóng mặt bằng dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E.
Kiểm tra camera hành trình trên xe để xử lý vi phạm Giao thông

Kiểm tra camera hành trình trên xe để xử lý vi phạm

TTTĐ - Đội CSGT An Sương đã tiến hành kiểm tra thiết bị camera giám sát hành trình trên xe, qua đó ghi nhận trường hợp vi phạm.
Xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024 Giao thông

Xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới được giao cho Ban quản lý dự án Thăng Long quản lý, xây dựng tại huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), trong thời gian từ quý IV/2024 đến quý IV/2025 với tổng chí phí xây dựng khoảng 800 tỷ đồng, từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024.
Xử lý tài xế chạy ngược chiều trên Tỉnh lộ 8 Giao thông

Xử lý tài xế chạy ngược chiều trên Tỉnh lộ 8

TTTĐ - Từ hình ảnh, video clip do người dân cung cấp, Trạm CSGT Tây Bắc - PC08 Công an TP Hồ Chí Minh đã nhanh chóng chỉ đạo cán bộ tiến hành xác minh, trích xuất camera làm rõ danh tính chủ phương tiện và người điều khiển để xử lý.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Giao thông

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 490/TB-VPCP ngày 26/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm