Tag

Nền nông nghiệp Qatar hồi sinh sau cấm vận

Nhìn ra thế giới 03/07/2019 07:07
aa
TTTĐ - Qatar vốn là nước xuất khẩu khí hóa lỏng hàng đầu thế giới nhưng lại nhập khẩu ròng hầu hết các sản phẩm khác. Quốc gia nhỏ bé nhưng giàu có này đã bị Saudi Arabia và các đồng minh tẩy chay kể từ tháng 6/2017, buộc họ phải kiến thiết lại nền kinh tế từng phụ thuộc nhiều vào các quốc gia vùng Vịnh.

Nền nông nghiệp Qatar hồi sinh sau cấm vận

Từ quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn thực phẩm nhập khẩu, Qatar đã vươn lên để tự cung tự cấp lương thực thực phẩm

Bài liên quan

Liên hợp quốc: 80 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2030

Malaysia Airlines bồi thường gia đình các nạn nhân Australia vụ MH17

Madagascar: Giẫm đạp trong hòa nhạc mừng quốc khánh, 16 người chết

G20 thống nhất giảm rác thải nhựa

Kinh tế tổn thất nặng nề

Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cáo buộc Qatar ủng hộ các nhóm khủng bố Hồi giáo. Tuy Doha phủ nhận điều này nhưng việc cấm vận đã khiến nền kinh tế Qatar bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó phải kể đến bất động sản và kinh doanh bán lẻ. Các trung tâm mua sắm và khách sạn một thời từng tràn ngập khách du lịch Saudi Arabia và UAE giờ đây dường như bị bỏ hoang. Giá bất động sản giảm mạnh trong bối cảnh tình trạng dư cung trong khi thời gian Qatar đăng cai World Cup 2022 cũng sắp tới.

Vào tháng 3, Qatar Airlines đã báo lỗ năm thứ hai liên tiếp. Bị chặn vào không phận các quốc gia áp đặt tẩy chay, hãng hàng không quốc gia này đã phải định tuyến lại nhiều chuyến bay, tăng thời gian bay và chi phí. Đồng thời, vụ tẩy chay đã buộc Qatar phải thiết lập quan hệ công chúng tại Mỹ và châu Âu để chống lại cáo buộc của các đối thủ cho rằng họ tài trợ cho khủng bố.

Tuy nhiên, theo các nhà ngoại giao và các nhà phân tích, với dân số quốc gia chỉ hơn 320.000 người và quỹ ngân sách trị giá 320 tỷ USD, Qatar có vị thế tốt để vượt qua lệnh cấm vận. Trong những tháng đầu của cuộc khủng hoảng, Qatar đã thanh lý gần 3 tỷ USD đầu tư vào kho bạc của Mỹ và rút hơn 40 tỷ USD dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ đồng nội tệ và các ngân hàng của mình. Nền kinh tế đã ổn định, tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ trong quý III năm 2018.

Nền nông nghiệp hồi sinh

Dựa trên chiến lược phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp sa mạc, nhiều doanh nghiệp Qatar với tiềm lực kinh tế mạnh đã góp phần làm hồi sinh ngành nông nghiệp của nước này nhờ công nghệ cao.

Công ty Nông nghiệp Baladna ở thủ đô Doha là một ví dụ. Baladna chuyên phát triển chăn nuôi và sản xuất các sản phẩm sữa. Nơi đây đang nuôi khoảng 20.000 con bò. Việc chăm sóc và vắt sữa đều được tự động hóa. Chúng được nuôi trong môi trường mát lạnh ngay giữa sa mạc. Hiện Baladna không những đang cung cấp hơn một nửa sản lượng sữa tươi cho Qatar mà còn xuất khẩu sang Afghanistan, Yemen, Oman và sắp tới sẽ xuất sang Libya.

Tại các siêu thị Qatar ngập tràn sản phẩm mang thương hiệu nội địa
Tại các siêu thị Qatar ngập tràn sản phẩm mang thương hiệu nội địa

Các quan chức Chính phủ cho biết, việc phát triển mở rộng nhanh chóng của Baladna cho thấy lệnh cấm vận đã khiến cho nền kinh tế của Qatar phát triển mạnh hơn. Mục tiêu của Chính phủ là khuyến khích các nhà sản xuất địa phương phát triển.

Tháng tư vừa qua, Công ty Baladna còn tung ra dòng sản phẩm nước ép trái cây. Trong các siêu thị ở Qatar, thực phẩm và rau, củ, quả mang thương hiệu trong nước đang tăng lên đáng kể. Ông Sheikh Faleh Bin Naser Al Thani (một quan chức nông nghiệp của Qatar) cho biết, sản lượng rau tăng khoảng 20% kể từ giữa năm 2017 lên khoảng 66.000 tấn mỗi năm và dự kiến sẽ tăng thêm 20.000 - 40.000 tấn trong năm tới khi các trang trại mới vào cuộc.

Trước năm 2017, nước này chỉ sản xuất được khoảng 20% nhu cầu sữa và 10% nhu cầu về thịt gia cầm tươi. Hiện nay, Qatar có thể tự túc về sữa và thịt gia cầm. “Học sinh được đi tham quan các khu vắt sữa của trang trại Baladna, nơi 20.000 con bò được chăm nuôi trong các chuồng có máy lạnh rộng lớn. Khách tham quan tìm hiểu cách những chú bò nhập khẩu này phục hồi nguồn cung sữa của Qatar được nhập về trước khi Saudi Arabia đóng cửa biên giới”, bà Saba Al-Fadala, Giám đốc Truyền thông Công ty Nông nghiệp Baladna, cho biết.

Những kết quả này đạt được là do Qatar đã có chính sách khởi động phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại một trong những vùng khí hậu sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới. Nasser al-Khalaf, Giám đốc điều hành của Agrico, nhà sản xuất nhà kính và cây trồng, cho biết công việc kinh doanh của ông đã bùng nổ kể từ khi thiết kế hệ thống làm mát giữ cho cây ăn quả và rau phát triển quanh năm. Trong một nhà kính bằng polycarbon, các hàng cà chua thủy canh đang độ chín được giữ mát dưới 280C, trong khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 400C.

Khalaf tiết lộ hệ thống này cho phép tăng gấp ba lượng sản xuất rau quả, lên hơn 15 tấn mỗi ngày. Nhà kính của ông đã thu hút các nhà đầu tư lần đầu muốn nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao do được trợ cấp một phần về điện, phân bón và hạt giống kể từ năm 2018. “Trước đây chúng tôi chưa bao giờ thấy các doanh nhân đầu tư vào các trang trại. Họ chỉ thích đầu tư vào các tòa nhà và công nghiệp, bất cứ thứ gì ngoại trừ trang trại”, ông Sheikh Faleh, quan chức của Qatar chia sẻ.

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Xem thêm