Nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp Nhà nước
![]() |
Đề án tập trung vào hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra thuộc phạm vi thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp và doanh nghiệp nhà nước, trong thời gian 5 năm, từ 2021-2025.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Đề án là hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật; Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; Kiện toàn tổ chức; nâng cao đạo đức công vụ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; Thực hiện minh bạch, trách nhiệm giải trình và ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; Phát huy vai trò của xã hội trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.
Trong đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có trách nhiệm công khai kịp thời, đầy đủ thông tin về hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật, trong đó, phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình về giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính - trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước - bao gồm: Báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp nhà nước; kết quả giám sát đầu tư và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước; kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.
![]() |
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kịp thời công khai thông tin về hoạt động kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật, trong đó phải công khai trên cổng thông tin điện tử chính thức của cơ quan mình gồm: Kế hoạch, quyết định kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước; kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định từ hoạt động kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước (trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước).
Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm giải trình về kết luận, kiến nghị, quyết định, hành vi của mình khi có yêu cầu của doanh nghiệp nhà nước và các chủ thể có liên quan bị tác động bởi kết luận, kiến nghị, quyết định, hành vi đó. Việc giải trình được thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Tăng cường đối thoại, chia sẻ thông tin giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước với các tổ chức chính trị-xã hội, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí về những nội dung liên quan đến hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tự hào truyền thống cách mạng, vững vàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới

Định vị vai trò Trung tâm PVHCC trong hệ thống hành chính mới

Kiện toàn tổ công tác giải quyết các vụ việc tố cáo tồn đọng

Chủ tịch nước Lương Cường lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Lãnh đạo TP Hà Nội viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Trương Hòa Bình

Bảo đảm không gian phát triển gắn với quy hoạch cho từng địa phương

Hà Nội có thể giảm còn 263 đơn vị hành chính cấp xã

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia
