Tag

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng

Môi trường 01/03/2024 10:29
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/2/2024 phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án).
Quảng Nam: Tăng cường thực thi pháp luật xử lý vi phạm trong quản lý rừng Gia Lai: Khởi tố hai trưởng ban quản lý để mất hơn 300ha rừng phòng hộ Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Đề án đặt mục tiêu chung là phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, người dân miền núi, người làm nghề rừng và người dân sống gần rừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống, danh lam thắng cảnh và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương; góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Một trong những mục tiêu cụ thể của Đề án là phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ; góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ.

Đề án đặt ra mục tiêu phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác trong nước đáp ứng tối thiểu 80% vào năm 2030 và 100% vào năm 2050 nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; 100% gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Giá trị lâm sản ngoài gỗ, dược liệu được chế biến tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020 vào năm 2030 và tăng gấp 2,0 lần vào năm 2050. Giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ, dược liệu được sản xuất dưới tán rừng chiếm tỷ trọng từ 10 -15% vào năm 2030 và 25% vào năm 2050 trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản.

Cả nước phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rừng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ; đến năm 2030 giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác được gia tăng từ 20% trở lên ngoài giá trị gỗ rừng trồng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phấn đấu đảm bảo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng tăng trưởng ổn định, bình quân 5%/năm

Bên cạnh đó, Đề án cũng đặt mục tiêu phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở cụ thể hóa, mở rộng các các loại dịch vụ môi trường rừng; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; phấn đấu đảm bảo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng tăng trưởng ổn định, bình quân 5%/năm.

Cả nước phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững; phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác các giá trị về tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa, tri thức bản địa; mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn gắn với các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Đề án phấn đấu nguồn thu từ hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tăng 50% so với năm 2020 vào năm 2030 và 100% vào năm 2050.

Đề án nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng; duy trì ổn định và phát triển diện tích rừng đặc dụng đến năm 2030 tăng từ 10% đến 15% so với năm 2020; xây dựng được Kế hoạch hành động bảo tồn các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm tại Việt Nam.

Đề án hướng tới mục tiêu thu hút lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực có rừng đến năm 2030 chiếm trên 50%. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật đạt từ 40% trở lên vào năm 2030 và 70% vào năm 2050; phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân của lao động là người dân tộc thiểu số tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đến năm 2030 tăng gấp 1,5 lần và đến năm 2050 tăng gấp 2 lần so với mức thu nhập tại thời điểm năm 2025.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đặt ra các nhiệm vụ: Phát triển nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp và nâng cao giá trị cho ngành chế biến gỗ; phát triển lâm sản ngoài gỗ, dược liệu; phát triển các hình thức nông, lâm, ngư kết hợp; phát triển dịch vụ môi trường rừng; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đa dạng hóa, mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng

Về phát triển dịch vụ môi trường rừng: Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng nguồn thu từ các loại dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định của pháp luật, đặc biệt là dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

Cơ quan chức năng nghiên cứu, thể chế hóa các quy định về áp dụng mức thu tiền dịch vụ môi trường rừng tiệm cận với giá trị thực mà rừng mang lại, phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của người trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Các địa phương, đơn vị tăng cường quản lý, hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để đầu tư cho bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên rừng; đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích với cộng đồng người dân địa phương.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỗ trợ các chủ rừng tự tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Về phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, cơ quan chức năng hướng dẫn các chủ rừng xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; đánh giá tác động, có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, giảm thiểu những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đối với công tác quản lý rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng và phát triển kinh tế - xã hội. Các đơn vị nghiên cứu việc thúc đẩy, hỗ trợ các chủ rừng thực hiện phương thức tự tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định.

Đề án yêu cầu tăng cường hợp tác giữa chủ rừng với cộng đồng địa phương, khuyến khích cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch, quản lý du lịch, cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch; bảo tồn, phát huy tri thức bản địa và truyền thống văn hóa, đảm bảo chia sẻ lợi ích công bằng đối với cộng đồng địa phương.

Các địa phương phát triển các mô hình du lịch sinh thái gắn với các loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng đối với đồng bào dân tộc, người dân miền núi và người dân sống trong và gần rừng.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City Môi trường

Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup công bố tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Cần hành động quyết liệt, dọn sạch "rác ý thức” Môi trường

Cần hành động quyết liệt, dọn sạch "rác ý thức”

TTTĐ - Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thành phố Hà Nội đã áp dụng, triển khai các nghị định của Chính phủ cũng như ban hành nhiều kế hoạch, chỉ thị để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có các hành vi xả rác bừa bãi. Thế nhưng theo ghi nhận của PV báo TTTĐ, dường như vứt rác bừa bãi đã là thói quen xấu khó bỏ của không ít người, trong đó có cả sự thờ ơ của một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đến vấn đề này…
Ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng xanh để bảo vệ môi trường Môi trường

Ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng xanh để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Trước nguy cơ ô nhiễm không khí do khói, bụi từ việc sử dụng phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện cá nhân, nhiều người dân Thủ đô đã lựa chọn phương tiện công cộng xanh như xe buýt điện, tàu điện trên cao để giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động Xã hội

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động

TTTĐ - Mặc dù Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum đã bị UBND tỉnh Kon Tum thu hồi đất dự án khai thác, chế biến đá xây dựng tại huyện Kon Plông nhưng 2 doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên hoạt động trước sự “thờ ơ” khó hiểu của chính quyền địa phương.
Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa Môi trường

Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa

TTTĐ - Nhằm cải thiện môi trường sống, góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tận dụng mọi nguồn lực để cải tạo các điểm tập kết rác thải, bãi đất trống… thành những vườn hoa, khu vui chơi phục vụ người dân. Mô hình này hiện đang ngày càng được lan tỏa rộng rãi.
Phân cấp mạnh mẽ cho địa phương khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia Môi trường

Phân cấp mạnh mẽ cho địa phương khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Sáng 28/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành, chuyên gia, kết nối trực tuyến tới các địa phương về phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đêm nay, Bắc Bộ trời chuyển rét Môi trường

Đêm nay, Bắc Bộ trời chuyển rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 28/3, phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng có mưa và sương mù.
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí Môi trường

Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí

Nhấn mạnh tình hình ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu phải hành động ngay từ bây giờ, nhằm cải thiện các chỉ tiêu chất lượng không khí ngay trong tháng tới, quý tới, cuối năm để bảo vệ sức khỏe người dân.
Nắng nóng bao trùm nhiều khu vực Môi trường

Nắng nóng bao trùm nhiều khu vực

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 27/3, nắng nóng bao trùm nhiều khu vực, riêng khu vực Bắc Trung Bộ có nơi trên 37 độ C.
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù Môi trường

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục có sương mù vào sáng sớm, riêng khu vực Tây Bắc Bộ trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, miền Đông Nam Bộ nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.
Xem thêm