Tag

Nâng cao đời sống tinh thần bà con dân tộc Mường, Dao tại Ba Vì

Nông thôn mới 18/10/2022 14:10
aa
TTTĐ - Những năm qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) luôn chú trọng giữ gìn và phát huy đời sống văn hóa tinh thần, cũng như vật chất cho bà con dân tộc Dao, Mường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm Thực tập phương án chữa cháy tại khu dân cư ở Ba Vì

Độc đáo các giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Ba Vì đã có 7 xã, trong đó đồng bào dân tộc Mường, Dao chiếm tỷ lệ lớn gồm các xã: Minh Quang, Yên Bài, Ba Trại, Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh.

Ðồng bào Mường, Dao đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng, từ phong tục, ngôn ngữ cho đến các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ…

Giống như người Mường khắp mọi miền đất nước, người Mường ở Thủ đô vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là cồng chiêng và văn hóa ẩm thực.

Người Mường ở Ba Vì bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Người Mường ở Ba Vì bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Theo quan niệm truyền thống của xứ Mường, Tết không bắt đầu vào ngày ông Công, ông Táo như của người Việt. Ngày Xuân chỉ thực sự bắt đầu từ 27 tháng Chạp. Từ ngày này, chợ Tết cũng mới được mở ra. Vào dịp Tết, mỗi gia đình đều mổ một con lợn, dù to hay nhỏ để làm cỗ mời anh em, bạn bè, hàng xóm chung vui.

Người Mường quan niệm ăn thế nào thì thờ cúng thế đó nên trong mâm cỗ để cúng có đủ các món ngày Tết. Đặc biệt, cùng với bánh chưng, mâm cỗ ngày Tết của người Mường không thể thiếu đặc sản: Bánh chéo kheo. Bánh chéo kheo được làm từ bột nếp, có nhân đậu xanh đồ chín trộn với mật. Bánh được gói bằng lá hó (một loại lá cây mọc trên núi) thành hình trụ, dài khoảng 7-10 phân và mỗi lá phải gói hai chiếc bánh, gấp lại thành một đôi, tượng trưng cho tình yêu đôi lứa thắm thiết, bền chặt.

Đối với người Mường, thời khắc quan trọng nhất là đêm Giao thừa. Đêm Giao thừa, người Mường thường làm hai mâm cỗ để cúng tổ tiên và Thần cai quản đất đai. Trước đây, khi còn ở nhà sàn, người Mường không lập bàn thờ mà chỉ ngày Tết mới dựng ban thờ bằng cột, phên đan.

Phiên chợ người Dao ở Ba Vì
Phiên chợ của người Dao ở Ba Vì

Điều gây ngạc nhiên nhất đối với những du khách được đón Tết Mường là tục “cho trâu ăn trước”. Sau khi hoàn thành các thủ tục cúng lễ đêm 30, trâu sẽ được cho ăn cỏ trước khi gia đình ăn cơm năm mới. Theo quan niệm của người Mường: Phải cho trâu ăn trước vì trâu đã làm vất vả cả năm, ra Tết cũng phải đi làm trước.

Không chỉ có trâu được “ưu ái” trong dịp này, những dụng cụ giúp cho người nông dân làm ra thóc lúa, của cải như cày, cuốc, dao, liềm cũng được “ăn Tết” cùng gia chủ. Đặc biệt, các vật dụng phải được dựng ngay ngắn, bởi quan niệm, nếu để bừa bãi thì năm mới làm ăn sẽ khó khăn.

Vào ngày Tết, tiếng cồng chiêng trầm bổng, vang vọng khắp núi rừng mời ông bà, tổ tiên về đón Tết, vui xuân cùng con cháu. Người Mường gọi nghi lễ này là phường bùa. Phường bùa đi sắc bùa thành hàng và có đủ cả nam lẫn nữ. Phường bùa đến nhà hẹn trước để hát sắc bùa, khi đến cổng, người đi đầu hát bài mở cổng và chủ nhà ra mở cổng chào đón. Phường bùa đi vào sân, vừa đi vừa đánh cồng, sau mỗi bài cồng là người trong phường hát một bài chúc tụng.

Tiếng cồng cũng là những lời chúc gia chủ năm mới trâu, bò đầy chuồng, ngô đầy bồ, lúa đầy nương, người người mạnh khỏe, bản làng no ấm, yên vui. Theo quan niệm của đồng bào Mường, tiếng chiêng phát ra to, vang, rền là sự báo hiệu một năm mới tốt lành, may mắn.

Tiếp nối và phát triển

Những năm vừa qua, thực hiện tốt đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số huyện Ba Vì" của UBND huyện Ba Vì, các địa phương đã có những hoạt động thiết thực, tích cực nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc Mường, Dao.

Ví dụ, hiện ở Minh Quang có nhiều thôn như thôn Lặt, thôn Di, thôn Vip, thôn Cốc Đồng Tâm… có đội cồng chiêng riêng, góp phần giữ gìn nét văn hóa của người Mường. Ngoài ra cũng có nhiều nghệ nhân tham gia công tác sưu tầm, sáng tác lời cho cồng chiêng bằng tiếng Mường như bà Đinh Thị Hiền.

Nâng cao đời sống tinh thần bà con dân tộc Mường, Dao tại Ba Vì

Cùng với đó, cứ hai năm một lần, xã Minh Quang lại tổ chức Hội thi nói tiếng dân tộc Mường. Đặc biệt, các hoạt động, các lễ hội trên địa bàn cũng được quan tâm như lễ hội cồng chiêng, múa hát theo làn điệu, hội thi tiếng nói và giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào Mường; Tổ chức và thành lập các CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc về tiếng nói, trang phục…

Ông Nguyễn Tiến Tha, Chủ tịch UBND xã Minh Quang cho biết: Từ khi thực hiện Đề án, xã đã tổ chức thành công các hội thi “Nói tiếng dân tộc Mường” và “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường”. Qua đó, các thí sinh tham gia Hội thi có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Công tác bảo tồn các làn điệu dân ca, lễ hội của đồng bào dân tộc Mường cũng được triển khai có hiệu quả. Đến nay, đồng bào Mường đã đưa tiếng cồng, tiếng chiêng trở lại trong hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

Bên cạnh đó, UBND huyện Ba Vì cũng tổ chức Chợ phiên Mường, Dao mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn hai xã Minh Quang và xã Ba Vì.

Điều đặc biệt là hàng hóa được bán tại chợ hầu hết đều là sản phẩm do chính bàn tay của đồng bào nơi đây làm ra, bố trí theo từng gian hàng để khách tới đây có thể dễ dàng lựa chọn như khu bày bán các loại măng, tre, chè của bà con thôn Đá Chông; Rau củ quả của bà con thôn Lặt. Ngoài ra còn có nhiều gian hàng bày bán các nhạc cụ dân tộc truyền thống, dụng cụ đi săn của đồng bào Mường và rất nhiều gian hàng bày bán các loại thuốc, dược liệu quý của đồng bào Dao…

Có thể thấy, dân tộc Mường- Dao trên đất Ba Vì cũng có nét văn hóa riêng biệt, đậm đà bản sắc, nhiều phong tục được truyền qua bao thế hệ, để ngày nay mang trong mình một sức sống lâu bền, mạnh mẽ. Những thế hệ người dân tộc thiểu số trên quê hương núi Tản hòa cùng với anh em người Kinh trên đất Ba Vì đã và đang cùng nhau chung tay xây dựng bản làng, phát triển đời sống tinh thần, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Với chủ trương “xây dựng Nông thôn mới có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, ngay sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2020, Sóc Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí Nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Kinh tế

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

TTTĐ - Ngày 15/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận các danh hiệu làng nghề và chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2024.
Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng 15/4, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tập huấn phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Xem thêm