Tag

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe toàn dân

Tin Y tế 01/09/2024 09:00
aa
TTTĐ - Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn Thủ đô cơ bản được triển khai có hiệu quả, sâu rộng như: Tiêm chủng mở rộng, phòng, chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình, khám, chữa bệnh thông thường, truyền thông giáo dục sức khỏe...
Quan tâm chế độ chính sách cho nhân viên y tế cơ sở về truyền thông, giáo dục sức khỏe Xây dựng chất lượng hoạt động tuyến y tế cơ sở Phát động cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở

Tiếp tục đầu tư mạng lưới y tế cơ sở

Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, khoảng 30% trường hợp nhập viện nội trú có thể dự phòng được thông qua việc tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Ngoài ra, 10 nhóm bệnh nhập viện cao nhất, như: Tim mạch, huyết áp, đái tháo đường… Nếu những nhóm bệnh này được kiểm soát tốt ngay tại y tế cơ sở thì sẽ giảm được khoảng 80% các ca nhập viện.

Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, cũng như mức độ hài lòng của họ đối với các phòng khám đa khoa và trạm y tế của 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đều tăng lên.

Các y, bác sĩ, Trung tâm y tế huyện Quốc Oai chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn
Các y, bác sĩ, Trung tâm y tế huyện Quốc Oai chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn

Có được kết quả này là nhờ Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp căn cơ đổi mới y tế cơ sở, củng cố niềm tin nơi người bệnh.

Cụ thể, theo thống kê của Sở Y tế, về công tác khám chữa bệnh, trong 6 tháng đầu năm 2024, đối với khối các Trung tâm Y tế đã thực hiện trên 1,3 triệu lượt khám chữa bệnh.

Bác sĩ khám, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em
Bác sĩ khám, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Hà Nội duy trì hoạt động sàng lọc, khám phát hiện, quản lý điều trị bệnh tim mạch - tăng huyết áp, đái tháo đường tại các cơ sở y tế, kết quả: phát hiện mới 46.327 người tiền tăng huyết áp, 12.726 người tăng huyết áp; có tổng số trên 370.000 người bệnh được quản lý, điều trị (96,6%).

Hơn 29.100 người tiền đái tháo đường được quản lý can thiệp dự phòng (83,4%); tổng số người bệnh được quản lý, điều trị là 118.007 người (96,5%); 11.781 người thừa cân béo phì được tư vấn kiểm soát; 25.248 người cơ nguy cơ tim mạch được tư vấn điều trị dự phòng.

Năm 2023, UBND thành phố đã công nhận 488/579 (đạt 84,3%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Bộ tiêu chí quốc gia của Bộ Y tế.

Trong năm 2024, Sở Y tế đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét công nhận xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế năm 2024 theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 9/3/2023 của Bộ Y tế của 14 quận, huyện, thị xã, với tổng số hồ sơ đề nghị là 85 xã, phường, thị trấn. Như vậy, đến thời điểm hiện tại có 573/579 (đạt 98,9%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Hiện tại 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã có 55 phòng khám đa khoa và có 485/579 trạm y tế xã, phường, thị trấn tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (chiếm 83,7%). Tổng số lượt khám bệnh 6 tháng đầu năm 2024 tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế là hơn 1,3 triệu lượt người (tăng gần 40.000 lượt người so với cùng kỳ năm 2023).

Các y, bác sĩ, Trung tâm y tế huyện Ứng Hòa chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn
Các y, bác sĩ, Trung tâm y tế huyện Ứng Hòa chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn

Đặc biệt, tuyến y tế cơ sở đã giúp người bệnh phát hiện sớm và quản lý, điều trị các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, tuyến y tế cơ sở đã khám sàng lọc và phát hiện hơn 12 nghìn người bị tăng huyết áp, gần 4.500 người bị đái tháo đường; tư vấn điều trị dự phòng cho hơn 25 nghìn người có nguy cơ tim mạch…

Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã cũng bảo đảm cung ứng các loại thuốc thiết yếu cho công tác khám, chữa bệnh.

Kết quả khảo sát, đánh giá sự hài lòng của người bệnh trong quý II/2024 được Sở Y tế Hà Nội triển khai cũng cho thấy, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đến khám, chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa và trạm y tế của 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đã tăng lên (đạt 95,76%).

Phát triển hệ thống theo vùng

Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 5/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện số 239/ KH-UBND.

Trong đó, kế hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 mỗi trạm y tế xã, phường, thị trấn có ít nhất một bác sĩ cơ hữu; mỗi thôn, bản có một nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn;

100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả.

Trên 100% dân số được quản lý sức khoẻ; người có nguy cơ cao mắc bệnh được kiểm tra sức khoẻ ít nhất mỗi năm một lần, hướng tới kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho toàn dân.

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe toàn dân

Bác sĩ Trung tâm Y tế thị xã Sơn Tây khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí các bệnh về mắt cho người cao tuổi

Trước đó, ngành Y tế tham mưu thành phố xây dựng đề án nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030, với mục tiêu phát triển hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe theo vùng và theo các cấp khám bệnh, chữa bệnh được phân công (ban đầu, cơ bản, chuyên sâu), chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị.

Cụ thể, TP hình thành 4 bệnh viện đảm nhận chức năng vùng gồm: Tim Hà Nội, Ung Bướu Hà Nội, Phụ Sản Hà Nội, đa khoa Xanh Pôn; phát triển các bệnh viện đa khoa hạng I và bệnh viện chuyên khoa đáp ứng khám chữa bệnh cấp chuyên sâu; phát triển các bệnh viện đa khoa hạng II đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cơ bản theo quy định Bộ Y tế.

Cùng với đó, TP cũng phát triển các phòng khám đa khoa và trạm Y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu; củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện đáp ứng nhu cầu cấp cứu của người dân trên địa bàn thành phố; phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý.

Nâng cao chất lượng y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe toàn dân

Cán bộ y tế Trạm y tế xã Võng La, huyện Đông Anh, khám bệnh cho người cao tuổi

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít người dân ít “mặn mà” với y tế cơ sở. Họ sẵn sàng chi trả khoản chi phí cao hơn để được khám bệnh ở tuyến trên hoặc các phòng khám tư. Đó chính là những khó khăn, rào cản mà y tế cơ sở đang phải đối mặt

Lý giải về vấn đề này, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: “Đầu tiên là vấn đề nhân lực tại các trung tâm y tế chưa đủ theo quy định, trong đó có nhân lực làm công tác dân số và khám, chữa bệnh. Ngay tại các phòng khám đa khoa, trạm y tế của một số trung tâm y tế còn thiếu bác sĩ.

Thêm vào đó, công tác đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị tại một số đơn vị triển khai chậm so với kế hoạch. Việc triển khai thực hiện bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã tại một số quận, huyện cũng bị chậm do chưa bảo đảm tiến độ xây dựng, cải tạo sửa chữa trạm y tế…

Trong khi đó, tuyến y tế cơ sở là nơi gần dân nhất và cũng là nơi đầu tiên người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, dịch bệnh, do đó cần phải được tăng cường đầu tư nâng cấp”.

Thành phố đã hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đầu tư nâng cấp y tế cơ sở trong giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn ngân sách thành phố tổng số 198 dự án; trong đó có 9 trung tâm y tế, 11 phòng khám đa khoa và 178 trạm y tế. Tính đến quý II/2024 có 106 dự án hoàn thành và 63 dự án đang triển khai.

Ngoài ra, còn 54 dự án nâng cấp y tế cơ sở từ ngân sách cấp huyện. Cùng với việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, vấn đề về nhân lực y tế được xem là một tiêu chí rất quan trọng, quyết định sự thành công trong định hướng phát triển của tuyến y tế cơ sở. Thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã đề xuất thành phố có chính sách tuyển dụng, thu hút, hỗ trợ cán bộ y tế làm việc tại tuyến y tế cơ sở.

Nhiệm vụ trọng tâm trong quý III/2024 của ngành Y tế thành phố là lãnh đạo, chỉ đạo trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát nhân lực khám bệnh, chữa bệnh, đồng thời thẩm định bổ sung danh mục kỹ thuật chuyên môn đối với các trạm y tế, phòng khám đa khoa trực thuộc.

Đọc thêm

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi Tin Y tế

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu đang triển khai kế hoạch hỗ trợ 10 tấn thuốc, tương đương 2,5 tỷ đồng cho đồng bào khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ Tin Y tế

Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

TTTĐ - Quận Nam Từ Liêm ra quân tổng vệ sinh môi trường tại 10/10 phường trên địa bàn sau ảnh hưởng của bão số 3.
Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ Sức khỏe

Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ

TTTĐ - Sau khi lũ rút, cùng với các lực lượng khác, ngành Y tế tỉnh Yên Bái nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão Tin Y tế

Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão

TTTĐ - Sở Y tế đã có công văn hỏa tốc chỉ đạo thực hiện công tác tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Trao quà hỗ trợ các đơn vị y tế ảnh hưởng bão số 3 Tin Y tế

Trao quà hỗ trợ các đơn vị y tế ảnh hưởng bão số 3

TTTĐ - Ngày 13/9, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã đi thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ một số đơn vị y tế trong ngành bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.
Dọn dẹp khu vực bếp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sau mưa lũ Tin Y tế

Dọn dẹp khu vực bếp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sau mưa lũ

TTTĐ - Ngập lụt ở một số khu vực trên địa bàn Hà Nội đã dấu hiệu nước rút dần. Người dân đang bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, trong đó đặc biệt lưu ý dọn dẹp vệ sinh các khu bếp, khu chế biến thức ăn, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá dễ xảy ra sau mưa lũ.
Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ Tin Y tế

Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ khó khăn và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec sẽ tiến hành tiêm chủng miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ.
Phun hóa chất Cloramin B, vệ sinh môi trường diện rộng Tin Y tế

Phun hóa chất Cloramin B, vệ sinh môi trường diện rộng

TTTĐ - Để chuẩn bị sẵn sàng đón người dân trở về nhà sau khi phải di dời do mưa bão và đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão, Trung tâm Y tế quận Ba Đình tiến hành phun khử khuẩn, tổng vệ sinh môi trường tại các điểm nước rút và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường Phúc Xá.
Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ Tin Y tế

Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sau mưa lũ

TTTĐ - Ngày 12/9, Bộ Y tế đã có văn bản số 5400/BYT-DP gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt.
Tặng thuốc chữa bệnh thiết yếu cho người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ Tin Y tế

Tặng thuốc chữa bệnh thiết yếu cho người dân vùng lũ huyện Chương Mỹ

TTTĐ - Nhằm chung tay chia sẻ khó khăn cùng người dân vùng lũ tại huyện Chương Mỹ, chiều 12/9, đoàn công tác của Sở Y tế Hà Nội do TS Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng thuốc chữa bệnh thiết yếu cho người dân vùng lũ của huyện Chương Mỹ.
Xem thêm