Tag

Năm 2023, Hà Nội dự kiến xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ

Xã hội 31/03/2023 14:46
aa
TTTĐ - Thông tin trên được Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết tại Hội nghị giao ban quý I/2023 giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã diễn ra sáng nay (31/3).
HĐND TP giám sát việc quản lý chợ trên địa bàn huyện Hoài Đức HĐND TP giám sát tình hình quản lý chợ tại quận Đống Đa Bài học đối với chính quyền địa phương và đơn vị khai thác, quản lý chợ
Năm 2023, Hà Nội dự kiến xây mới 48 chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền báo cáo tại hội nghị

Báo cáo về công tác quản lý, đầu tư chợ trên địa bàn TP, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Theo Quy hoạch hệ thống chợ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, toàn TP có 595 chợ, trong đó, có 24 chợ hạng 1 (bao gồm 5 chợ đầu mối); 79 chợ hạng 2; 478 chợ hạng 3.

Hiện nay, toàn TP đang có 453 chợ. Trong đó, có 15 chợ hạng 1; 58 chợ hạng 2; 348 chợ hạng 3; 8 chợ phải cải tạo hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) và bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị phân hạng; 24 chợ đề nghị không phân hạng do chờ giải tỏa.

Về cơ sở hạ tầng, có 89 chợ kiên cố, 248 chợ bán kiên cố, 116 chợ lều lán tạm. Chia theo khu vực, có 192 chợ thành thị, 261 chợ nông thôn.

Trong tổng số 578 xã, phường, thị trấn, có 363 xã, phường, thị trấn đã có chợ; Còn lại 215 xã, phường, thị trấn chưa có chợ. TP cũng có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối Minh Khai, chợ đầu mối phía Nam) và 5 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối.

Thực hiện các nhiệm vụ Thành ủy, HĐND TP, UBND TP đã tích cực chỉ đạo nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, đầu tư chợ. Các Sở, ngành đã tích cực đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong công tác phát triển và quản lý chợ. UBND các quận, huyện, thị xã đã chủ động xây dựng Kế hoạch.

Với sự vào cuộc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc của UBND các quận, huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn, kết quả công tác quản lý, phát triển chợ đã đạt được những kết quả rõ nét.

Cụ thể, toàn TP đã phân hạng được 421/453 chợ; Chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ được 171/453 chợ; Phê duyệt giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng được 381 chợ. Công tác quản lý về PCCC được tăng cường. Toàn TP có 198 chợ thuộc diện quản lý về PCCC; 256 chợ còn lại do đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm tự đảm bảo an toàn PCCC.

TP cũng ban hành và triển khai nhiều Kế hoạch, Đề án về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ; Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền tới các nhóm đối tượng là cán bộ quản lý từ tuyến TP đến tuyến huyện, tuyến xã, chủ doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong chợ, người tiêu dùng thực phẩm về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại chợ trên địa bàn TP Hà Nội; Thực hiện khảo sát thực trạng hoạt động các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ; Cấp biển nhận diện cho 1.112 cửa hàng kinh doanh đáp ứng tiêu chí của Đề án “Quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025”.

Về công tác đầu tư xây mới, cải tạo và sửa chữa các chợ, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 12/10/2021 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, trong đó sẽ tiến hành xây mới, xây dựng lại 141 chợ và nâng cấp, cải tạo 168 chợ. Trong năm 2023, UBND TP đã ban hành Kế hoạch dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.

Đến nay, có 6 chợ đã triển khai thi công (gồm 3 chợ tại quận Nam Từ Liêm, 1 chợ tại huyện Mỹ Đức, 2 chợ tại huyện Thạch Thất); 4 chợ đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự kiến được thời gian khởi công (gồm 3 chợ tại quận Bắc Từ Liêm, 1 chợ tại huyện Thanh Oai). Các chợ còn lại đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư.

Bên cạnh đó, UBND TP chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm kinh doanh tự phát gây bức xúc dư luận (hiện nay, trên địa bàn TP còn tồn tại 40 chợ cóc cần phải giải tỏa trong thời gian tới). TP đã phân cấp mạnh mẽ, giao toàn quyền cho các quận, huyện, thị xã triển khai công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn.

Hoạt động của các chợ trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều người lao động, một số chợ kinh doanh tốt số lượng người buôn bán trong chợ tăng lên nhiều so với các năm trước đây; Hoạt động kinh doanh của các chợ đã góp phần tăng mức lưu chuyển hàng hoá, tăng thu cho ngân sách địa bàn, thuận tiện cho việc mua bán đáp ứng nhu cầu của dân cư nhất là các vùng ngoại thành.

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch TP ban hành giai đoạn 2021-2025 và hằng năm chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Một số chợ trên địa bàn (nhất là khu vực chợ ngoại thành) các hạng mục như hệ thống điện, trang thiết bị PCCC, kết cấu công trình đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; Một số địa bàn của các địa phương chưa có chợ hoặc số lượng chợ chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, dẫn đến tình trạng phát sinh chợ cóc, chợ tạm gây mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông...

Nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm, UBND TP tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 228/KH-UBND ngày 12/10/2021 của UBND TP về Phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, trong đó, đẩy mạnh công tác đầu tư, cải tạo chợ theo Kế hoạch năm 2023 của UBND Thành phố và các Chương trình số 03-CTr/TU, số 04-CTr/TU của Thành ủy.

Các Sở, ngành và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thiện phương án tính giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ đảm bảo đánh giá đầy đủ căn cứ pháp lý và thực tiễn; Hoàn thành công tác khảo sát, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng chợ đầu mối quốc tế nông sản tại TP Hà Nội làm căn cứ triển khai công tác kêu gọi đầu tư.

Cùng với đó, triển khai quyết liệt công tác giải tỏa, chống tái chiếm các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm, các kiểm kinh doanh tự phát trên địa bàn; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong chợ trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2022-2025.

Đọc thêm

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô mang Trung thu đến trẻ em khó khăn

TTTĐ - Dịp Tết Trung thu năm 2024, các cấp Công đoàn TP Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thăm, tặng quà cho các cháu thiếu nhi là con đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi Muôn mặt cuộc sống

Prudential tích cực thu thập thông tin khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

TTTĐ - Khách hàng tại những khu vực chịu tác động của bão Yagi có thể cập nhật thông tin các kênh liên hệ Prudential để được hỗ trợ khẩn cấp.
BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ BHXH & Đời sống

BHXH Hà Nội sẻ chia với đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội Nguyễn Công Định đại diện tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trao số tiền 127.950.000 đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3 Môi trường

Người đứng đầu chịu trách nhiệm về kết quả khắc phục bão số 3

TTTĐ - Thường trực Thị ủy Sơn Tây yêu cầu người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ảnh hưởng của lũ trên địa bàn.
Bí thư Huyện ủy Mê Linh thăm, tặng quà người dân vùng lụt Muôn mặt cuộc sống

Bí thư Huyện ủy Mê Linh thăm, tặng quà người dân vùng lụt

TTTĐ - Bí thư Huyện ủy Mê Linh (Hà Nội) Nguyễn Thanh Liêm kiểm tra tình hình ngập lụt và thăm hỏi, động viên, tặng quà người dân bị ảnh hưởng tại TDP số 11, thị trấn Quang Minh và thôn Ngự Tiền, xã Thanh Lâm.
KITA Group chung tay chia sẻ với đồng bào vùng lũ tỉnh Lào Cai Xã hội

KITA Group chung tay chia sẻ với đồng bào vùng lũ tỉnh Lào Cai

TTTĐ - Trước tình hình mưa bão, lũ quét gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào miền núi phía Bắc, Công ty Cổ phần Tập đoàn KITA Group (KITA Group) đã phát động chiến dịch quyên góp trong toàn thể cán bộ nhân viên Tập đoàn và tổ chức chuyến đi cứu trợ tại tỉnh Lào Cai vào ngày 13/9 vừa qua, với tâm niệm thực hiện nhanh nhất công tác hỗ trợ người dân vùng lũ.
Hà Nội xây dựng "Tổ dân phố, thôn không ma túy” Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội xây dựng "Tổ dân phố, thôn không ma túy”

TTTĐ - Hà Nội sẽ tạo cơ chế và hỗ trợ nguồn lực nhằm duy trì vững chắc và tăng dần số tổ dân phố, thôn, xã, phường, thị trấn "không ma túy", tiến tới xây dựng "quận, huyện, thị xã không ma túy".
Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định Muôn mặt cuộc sống

Nghiêm cấm lợi dụng Ban đại diện cha mẹ học sinh thu các khoản ngoài quy định

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Phòng chỉ đạo nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường để thu các khoản thu ngoài quy định, tăng cường công tác quản lý các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 sau bão số 3.
Điện lực Lào Cai: Dũng cảm, hết mình trong mưa lũ Muôn mặt cuộc sống

Điện lực Lào Cai: Dũng cảm, hết mình trong mưa lũ

TTTĐ - Mưa lũ ngập lụt đã đi qua, để lại những tuyến phố, con đường, bản làng tan hoang ngập chìm trong bùn đất; nhà cửa, cây cối, gãy đổ ngổn ngang. Sự tàn phá của thiên nhiên đã gây ra những thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của hầu hết các địa phương, trong đó có hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Vượt lên hoàn cảnh thiên tai khắc nghiệt ấy đã có những người thợ điện của Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) dũng cảm vượt lên hết mình vì dòng điện sáng.
Xem thêm