Tag
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình:

Muốn tinh gọn hiệu quả phải có hành lang pháp lý phù hợp

Tin tức 13/02/2025 15:50
aa
TTTĐ - Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Tinh gọn bộ máy khẩn trương, tránh ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp Hợp nhất, tinh gọn để hiệu quả hơn Quốc hội bàn thảo loạt vấn đề cấp bách về tinh gọn bộ máy
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình phát biểu thảo luận tại Tổ 3 - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình phát biểu thảo luận tại Tổ 3 - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Phát biểu thảo luận tại Tổ 3 (Bắc Giang, Đắc Nông, Nghệ An), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh, kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội đang diễn ra nhằm xem xét, giải quyết vấn đề pháp lý liên quan đến việc hình thành, sáp nhập các cơ quan, tổ chức theo tinh thần Nghị quyết 18 của Trung ương. Việc sáp nhập các bộ, sở ngành phải bắt đầu từ luật; đòi hỏi cùng một lúc phải sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho xây dựng, triển khai tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn, hợp lý, hiệu lực, hiệu quả.

Đặt lại vấn đề "tại sao phải tinh gọn", Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ, hiện nay ngân sách quốc gia đang dành tới 70% cho chi thường xuyên, bộ máy quá cồng kềnh, làm 10 đồng chỉ có 3 đồng để xây dựng phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, còn lại 7 đồng để cho chi thường xuyên. Muốn tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đường sá, cơ sở hạ tầng mà trông cậy vào 30% thì không có cách nào khác là phải tinh gọn. Tuy nhiên, để tinh gọn hiệu quả, cần phải có hành lang pháp lý phù hợp.

"Tinh gọn đã dừng lại chưa? Quá trình tinh gọn bộ máy đến nay mới chỉ là bước đầu và chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu để tinh gọn nữa, vì thế luật có thể cũng sẽ được điều chỉnh trong thời gian tới. Chúng ta phải làm sao có được bộ máy tinh gọn hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn và tiền nhân dân đóng góp để nuôi bộ máy ít nhất có thể, còn lại dành tiền cho việc phát triển kinh tế-xã hội để cải thiện đời sống cho người dân", Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh.

Trên tinh thần này, Phó Thủ tướng Thường trực chỉ rõ: Nhiệm vụ thứ nhất mà kỳ họp bất thường đặt ra là phải tạo ra hành lang pháp lý không chỉ tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước vận hành hiệu quả mà còn thể hiện tư duy đổi mới trong xây dựng pháp luật, đó là xoá bỏ việc "không quản được thì cấm" và bảo đảm pháp luật phải thực hiện được cả 2 chức năng, đó là chức năng quản lý và chức năng kiến tạo để thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Vấn đề thứ hai, đó là tư duy phân cấp, phân quyền mạnh mẽ nữa, nhiều hơn nữa. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dẫn chứng: "Hôm qua chúng ta đã bàn về Luật Tổ chức Quốc hội, theo đó Quốc hội đã uỷ quyền cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rất nhiều và Quốc hội cũng uỷ quyền cho Chính phủ, phân cấp phân quyền cho Chính phủ và hôm nay bàn về Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng theo tinh thần đổi mới như vậy, phải phân cấp, phân quyền cho bên dưới nhiều hơn".

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì? Tin tức

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?

TTTĐ - Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về một số dự án luật, trong đó có Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; Luật Nhà giáo...
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân Tin tức

Chính phủ đề xuất cấm hoàn toàn mua bán dữ liệu cá nhân

TTTĐ - Trước tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân tràn lan gây nguy cơ lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, Chính phủ đề xuất Quốc hội luật hóa cấm hoàn toàn việc này.
Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết...
Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh Tin tức

Chức năng của cấp huyện sẽ chuyển về xã, một phần lên tỉnh

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, tại kỳ họp này, nếu Quốc hội quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp trước ngày 30/6/2025 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 thì sẽ kết thúc hoạt động cấp huyện. Chức năng nhiệm vụ của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã, một phần chuyển cấp tỉnh.
Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản Tin tức

Tổng Bí thư: Có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp cần đảm bảo đúng quy trình, quy định, tiến hành lấy ý kiến Nhân dân.
Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Thời sự

Chính thức trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức trình Quốc hội tờ trình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược Tin tức

Chủ tịch Quốc hội: Sửa Hiến pháp là nhiệm vụ mang tính chiến lược

TTTĐ - Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, kỳ họp thứ 9 sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược cả về chính trị và pháp lý, nhằm thể chế hóa kịp thời các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là về sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, sát thực tiễn”.
Xem thêm