Tag
5 năm qua:

Mức độ khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng khá lớn

Môi trường 29/10/2021 09:36
aa
TTTĐ - Theo lãnh đạo Cục Kiểm soát, quản lý và sử dụng đất đai (Tổng cục Quản lý đất đai) qua kết quả kiểm kê năm 2019 cho thấy, mức độ khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong 5 năm qua là khá lớn. Cụ thể, đã đưa vào sử dụng 927.611 ha đất, trung bình mỗi năm đã đưa vào sử dụng khoảng 185.000 ha đất chưa sử dụng.
Giải quyết dứt điểm những tồn tại lịch sử trong quản lý đất đai, tạo đồng thuận trong Nhân dân Hà Nội lập đoàn kiểm tra rà soát dự án đã giao đất nhưng chưa sử dụng Quảng Nam: Không để các vụ việc liên quan đến đất đai ở TP Hội An kéo dài, gây phức tạp Cử tri kiến nghị Quốc hội có nghị quyết đặc thù tháo gỡ các tồn tại về đất đai cho Hà Nội Tăng cường phòng chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất
mức độ khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong 5 năm qua là khá lớn
Mức độ khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong 5 năm qua là khá lớn

Các địa phương đã hoàn thành khối lượng lớn bản đồ địa chính

Đến năm 2019 nhiều địa phương không còn hoặc còn không đáng kể đất chưa sử dụng điển hình như: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương, Bạc Liêu... Bên cạnh đó, tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2019 của cả nước so với năm 2014 tăng 705.350 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp khác.

Cơ cấu sử dụng giữa các loại đất nông nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhất là việc sử dụng một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản, chuyển đất cây hàng năm sang đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm; sử dụng đất rừng trồng để trồng cây lâu năm. Các loại đất sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao tăng mạnh (đất trồng cây lâu năm tăng 459.520 ha so với năm 2014).

Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp lương thực một cách hợp lý, kết hợp giữa đầu tư hạ tầng nông nghiệp, công nghiệp chế biến... thậm chí hiện nay chúng ta đã bước đầu sản suất các loại gạo dinh dưỡng cho toàn dân và xuất khẩu, nói cách khác không chỉ nằm ở số lượng không, mà còn phải quan tâm đến chất lượng lên hàng đầu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố, sản lương lúa năm 2014 là 45 triệu tấn, năm 2019 là 43,9 triệu tấn, bình quân lương thực đầu người 553,1 kg/năm. Xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,14 triệu tấn, thu về hơn 3 tỉ USD, xuất khẩu gạo đến được 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn. GDP toàn ngành nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá, đạt 2,61%/ năm.

Diện tích đất lâm nghiệp của cả nước trong 5 năm qua tăng 453.525 ha, do các địa phương đã đẩy mạnh việc giao đất trồng rừng, một phần diện tích đất chưa sử dụng trước đây được đưa vào sử dụng trồng rừng theo chủ trương phát triển rừng của địa phương nên phần diện tích đất chưa sử dụng ở các địa phương đã được đưa vào trồng rừng triệt để; một số diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng đã đủ tiêu chuẩn chuyển trạng thái thành rừng làm tăng đáng kể phần diện tích đất lâm nghiệp.

Sự gia tăng đất phi nông nghiệp trong 5 năm qua của cả nước, nhất là các loại đất sử dụng vào mục đích chuyên dùng (169.707 ha), đất ở (54.632 ha), thể hiện sự nỗ lực cố gắng rất lớn của các địa phương trong việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo đảm cho phát triển kinh tế, xã hội ổn định, bền vững; nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn được khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Các địa phương đã hoàn thành khối lượng lớn bản đồ địa chính, trong đó chủ yếu là bản đồ số (chiếm 77% tổng diện tích) và đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận đối với các loại đất chính; nhiều địa phương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai, phục vụ tích cực, hiệu quả cho thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ở các cấp, trong đó có công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Mức độ khai thác đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng khá lớn

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền các cấp đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bước đầu khắc phục được các hạn chế, tồn tại trong tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, lãng phí.

Chính quyền các cấp đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch; quy hoạch đô thị và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai được triển khai thực hiện tại 03 cấp hành chính là quốc gia, tỉnh, huyện và theo nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất của cấp trên định hướng cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới; kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện là cơ sở duy nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Các đơn vị quy định cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ. Quốc hội quyết định các chỉ tiêu sử dụng các loại đất này trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và phân bổ đến từng địa phương. Tùy theo quy mô sử dụng đất mà UBND cấp tỉnh phải trình Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất.

Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, Ủy ban mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, nhân dân có quyền giám sát việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

Việc ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc sử dụng đất chuyên trồng lúa:

Nhìn chung, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để nhà nước thống nhất quản lý đất đai, được triển khai đồng bộ ở các cấp, đặc biệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện là căn cứ quan trọng để nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất được phân bổ và chuyển dịch cơ cấu sử dụng để đáp ứng kịp thời cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Quỹ đất nông nghiệp đã đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhu cầu đô thị hóa. Diện tích đất chưa sử dụng cơ bản đã được đưa vào sử dụng.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm