Tag
Hà Nội tuyên truyền người dân không ăn thịt chó, mèo:

Một “mũi tên” trúng nhiều “đích”

Xã hội 15/09/2018 08:00
aa
TTTĐ - Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản về tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn. Rất nhiều người dân đã bày tỏ sự ủng hộ với quyết định này bởi nhiều lý do: Chó, mèo thường được coi là bạn của con người; ăn thịt chó, mèo dễ bị lây bệnh; du khách tới Việt Nam thường không mấy thiện cảm với người ăn thịt hai con vật này…

Hà Nội tuyên truyền người dân không ăn thịt chó, mèo

Thịt chó bày bán tại lề đường

Nhiều người dân ủng hộ

Thành phố giao UBND các quận huyện cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn, tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đối với bệnh dại. Các địa phương phải tiêm phòng triệt để cho đàn chó, mèo trong diện phải tiêm và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định; khuyến khích việc đeo thẻ nhận diện chó, mèo đã được tiêm phòng dại. Các quận huyện cũng được giao nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn phòng, chống bệnh dại và các hoạt động kinh doanh, giết mổ chó, mèo trên địa bàn.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội yêu cầu các quận huyện tuyên tuyền về nguy cơ và tác hại mắc các bệnh truyền nhiễm (bệnh dại, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả...) khi sử dụng thịt chó, mèo để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo. Việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại.

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 493.000 con chó, mèo. Có trên 1.000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo, 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh. Từ đầu năm đến nay, đã có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại các huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn và 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận Hoàng Mai và quận Bắc Từ Liêm.

Trước khuyến nghị của thành phố Hà Nội, nhiều người dân Thủ đô đã bày tỏ sự ủng hộ. Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa truyền thống cho rằng, mong muốn của Hà Nội là rất đúng đắn. "Hiện nay chúng ta đã hội nhập. Hà Nội có rất nhiều du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch do đó hình ảnh và ẩm thực cũng phải thay đổi theo hướng văn minh hơn để gây thiện cảm với họ và một trong số đó chính là bỏ thói quen giết mổ và ăn thịt chó", Giáo sư Hoàng Chương chia sẻ.

Nhiều người Việt Nam vẫn giữ thói quen ăn thịt chó. Ảnh: Vương Đức
Nhiều người Việt Nam vẫn giữ thói quen ăn thịt chó. Ảnh: Vương Đức

Theo Giáo sư Hoàng Chương, thịt chó mặc dù được nhiều người gọi là món ẩm thực đặc sản có từ lâu đời, thậm chí ở Hà Nội thì có hẳn một làng nổi tiếng về thịt chó như Nhật Tân nhưng đây không phải món ăn hay ẩm thực truyền thống mà chúng ta không thể bỏ. "Trong văn hóa phương Đông và Việt Nam chó được coi là con vật trung thành với chủ, thậm chí ở một số đền miếu người ta còn thờ chó đá để giữ cửa... Ở phương Tây, chó được coi như người bạn thân cận, khi chết người ta đem đi chôn, đối xử như người thân. Do đó khi thấy người dân chúng ta ăn thịt chó họ thấy rất phản cảm và cho rằng chúng ta ăn thịt ngay cả "bạn" của mình", Giáo sư Hoàng Chương bày tỏ.

Giáo sư Hoàng Chương cũng cho rằng, giết mổ và ăn thịt chó, mèo không đơn thuần gây phản cảm mà còn có nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh tật "bởi con chó ở Việt Nam thì gì nó cũng ăn". Từ những lý do đưa ra, Giáo sư Hoàng Chương cho rằng việc tuyên truyền để người dân bỏ thói quen ăn thịt chó là hoàn toàn đúng đắn.

Sinh viên Nguyễn An Ninh (Trường Đại học Hà Nội) chia sẻ: “Việc tuyên truyền không ăn thịt chó, mèo đã nhận được sự ủng hộ cao của những người trẻ. Từ mô hình tuyên truyền của Hà Nội, cả nước nên làm như vậy, ngoài việc ngăn ngừa được bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ chó, mèo còn hạn chế được nạn cẩu tặc. Mặt khác, đây là hai con vật gần gũi với con người vì vậy chúng ta không nên ăn thịt mà phải yêu thương chúng”.

30 triệu con chó bị giết mỗi năm

Ăn thịt chó đã và đang là chủ đề “nóng” gây tranh luận suốt nhiều năm qua. Trong khi người dân các quốc gia châu Âu thường xem những loài động vật như chó, mèo là thú cưng và chăm sóc chu đáo cho chúng thì tại một số nước châu Á và châu Phi, thịt chó lại là món ăn khoái khẩu.

Thực tế trên thế giới hiện nay, chỉ có khoảng 16/195 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới còn giữ phong tục, thói quen ăn thịt chó như: Việt Nam, Lào, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Burkina Faso, Ghana, Cameroon… Một số vùng ở Ấn Độ và một vài đảo ở Thái Bình Dương cũng vẫn có thói quen này. Riêng tại châu Âu, vẫn có chuyện chó, mèo bị đem ra làm thức ăn ở một số vùng tại Thụy Sĩ, Ba Lan bởi người dân địa phương tin rằng mỡ chó chữa được bệnh tê thấp. Dù không bị cấm ăn thịt chó mèo song những quán bán món thịt này ở Thụy Sĩ và Ba Lan đều bị phản đối, thậm chí tẩy chay và công kích.

Theo tổ chức Humane Society International, mỗi năm có khoảng 30 triệu con chó đang bị giết hại để lấy thịt để phục vụ nhu cầu của người dân châu Á. Trong đó, khoảng 20 triệu con chó bị giết mổ ở Trung Quốc, 2 - 3 triệu ở Hàn Quốc và khoảng 5 triệu con ở Việt Nam. Chính sự phổ biến của món ăn này đã dẫn đến vấn nạn bắt trộm chó hay các đường dây mua bán chó trái phép vượt biên giới giữa các quốc gia châu Á.

Dù thịt chó được coi là một trong những món ăn lâu đời trong văn hóa ẩm thực song Hàn Quốc đã lựa chọn từng bước xóa bỏ phong tục này. Chính quyền thành phố Seongnam, nơi tồn tại khu chợ buôn bán chó lớn nhất xứ kim chi, đã ban hành lệnh cấm giết mổ chó tại đây. Hàng chục tiểu thương ở chợ Moran sẽ được chính quyền thành phố hỗ trợ tài chính để chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng khác. Theo Thị trưởng thành phố Seongnam, quyết định này nhằm mục đích bảo vệ động vật cũng như bảo vệ hình ảnh của thành phố, đất nước. “Hình ảnh một quốc gia có thể được đánh giá qua cách đối xử với động vật của thành phố”, ông Lee Jae-myung khẳng định. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trẻ Hàn Quốc cho biết họ chưa từng ăn thịt chó và cũng không muốn ăn món ăn này. Chính sự khác biệt trong quan điểm đã khiến tình trạng giết mổ, kinh doanh thịt chó giảm dần và tiến tới xóa bỏ dần.

Đài Loan (Trung Quốc) cũng lựa chọn hướng đi tương tự. Tháng 4/2017, giới lập pháp Đài Loan đã thông qua đạo luật bảo vệ động vật sửa đổi, trong đó cấm mọi hành vi giết mổ, buôn bán và ăn thịt chó, mèo. Theo luật này, những người giết mổ hoặc ngược đãi động vật có thể bị phạt tù đến 2 năm cùng số tiền phạt lên đến 2 triệu Đài tệ (1,48 tỉ đồng). Luật này cũng cấm buôn bán và tiêu thụ thịt chó, mèo cũng như mọi loại thực phẩm được làm từ thịt và các bộ phận của chúng. Người vi phạm sẽ bị phạt số tiền lên đến 250.000 Đài tệ (185 triệu đồng), đồng thời sẽ bị công khai tên tuổi và hình ảnh.

Mới đây nhất, ngày 12/9/2018, Hạ viện Mỹ đã chính thức thông qua nghị quyết cấm buôn bán thịt chó, mèo. Những hành động vận chuyển, sở hữu, mua bán hay tặng thịt chó mèo cũng sẽ bị cấm hoàn toàn. Những người vi phạm sẽ bị phạt 5.000 USD. Việc thông qua đạo luật này đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của những người bảo vệ động vật. Song song với đạo luật này, Hạ viện Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới sớm ban hành luật cấm buôn bán thịt chó, mèo, chung tay góp sức vào cuộc chiến bảo vệ động vật trên toàn cầu.

Đọc thêm

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4 Môi trường

Sáng 19/9, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

TTTĐ - Sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ Môi trường

Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

TTTĐ - Hồi 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Xem thêm