Tag

Mối liên hệ giữa đại dịch và môi trường tự nhiên

Nhìn ra thế giới 28/05/2021 08:00
aa
TTTĐ - Đại dịch Covid-19 lan rộng tiếp tục tàn phá cuộc sống của mọi người dân. Trong năm qua, cuộc sống của người dân trên thế giới đã bị thay đổi theo vô số cách do hậu quả của cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu này. Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng, nhận thức về virus gây ra đại dịch Covid-19 cũng đã thay đổi.

Động vật hoang dã và đại dịch Covid-19

Ngày 25/5 vừa qua, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Báo cáo sáng kiến toàn cầu công bố báo cáo “Đại dịch Covid-19 - Một năm nhìn lại”.

Báo cáo cho thấy thái độ và hành vi của công chúng đối với dịch Covid-19 và các đại dịch trong tương lai.

Thông tin từ WWF cho biết, mặc dù nguồn gốc chính xác về Covid-19 vẫn còn nhiều câu hỏi nhưng theo điều tra gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra động vật hoang dã có khả năng là nguồn lây nhiễm của đại dịch Covid-19.

Thực tế trên không chỉ khiến các nhà khoa học, giới bảo tồn lo ngại mà chính người dân cũng thay đổi thói quen tiêu dùng, nói không với thịt động vật hoang dã.

Theo WHO, động vật hoang dã có khả năng là nguồn lây nhiễm của dịch Covid-19. (Ảnh: Getty)
Theo WHO, động vật hoang dã có khả năng là nguồn lây nhiễm của dịch Covid-19. (Ảnh: Getty)

Vào tháng 3 năm 2020, WWF đã ủy quyền cho GlobeScan (công ty tư vấn chiến lược và điều tra thị trường) thực hiện một cuộc khảo sát đối với công chúng ở Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Cuộc khảo sát nhằm đo lường và hiểu rõ hơn các ý kiến xung quanh việc đóng cửa những chợ buôn bán động vật hoang dã, có nguy cơ cao trong bối cảnh bùng phát đại dịch Covid-19.

Hơn một năm sau khi bùng phát Covid-19, kết quả khảo sát cho thấy người dân đã nhận thức rõ việc tiếp xúc gần giữa người và động vật, thường liên quan đến nạn phá rừng và buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe, có thể gây bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng. Có tới 46% số người tham gia cho rằng lây truyền bệnh từ động vật sang người là nguyên nhân gốc rễ có thể gây ra một đại dịch trong tương lai.

Đóng cửa các chợ buôn bán động vật hoang dã và cấm phá rừng

Ngoài ra, cuộc khảo sát năm nay cho thấy đa số những người tham gia tin rằng, việc ngăn chặn các đại dịch trong tương lai cần bắt đầu bằng việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ, bao gồm buôn bán động vật hoang dã có nguy cơ cao và phá rừng. Tại cả 5 quốc gia, người dân ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực của Chính phủ nhằm đóng cửa các chợ bán động vật hoang dã bị bắt từ tự nhiên (85%) và chấm dứt nạn phá rừng (88%). Trong đó, tại Việt Nam, tỷ lệ ủng hộ cho hai vấn đề trên lần lượt là 94 và 95%.

Thêm vào đó, 85% số người được hỏi ở cả 5 quốc gia ủng hộ hoặc ủng hộ mạnh mẽ cách tiếp cận “Một sức khỏe” để đối phó với đại dịch. Riêng tại Việt Nam, tỷ lệ đồng ý là 93% và là quốc gia đứng thứ 2 có tỷ lệ đồng thuận cao nhất.

Tác động của Covid-19 đã trở nên sâu hơn, kéo dài hơn và lan rộng hơn so với dự đoán vào đầu năm 2020 (Ảnh: ABC News)
Tác động của Covid-19 đã trở nên sâu hơn, kéo dài hơn và lan rộng hơn so với dự đoán vào đầu năm 2020 (Ảnh: ABC News)

“Một sức khoẻ” là cách tiếp cận trong đó các chương trình hành động, chính sách và pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau cùng hợp tác để hướng tới mục tiêu sức khỏe tốt hơn cho con người, động thực vật; Đặc biệt trong bối cảnh lây lan dịch bệnh giữa động vật và con người gia tăng và tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến.

Cụ thể hơn, 39% số người được hỏi ở Việt Nam đã tiêu thụ ít động vật hoang dã hơn hoặc đã ngừng tiêu thụ động vật hoang dã vì đại dịch Covid-19. Đây là con số tương đối ổn định so với năm 2020 là 41%. Tại Thái Lan, tỷ lệ này tăng gần gấp đôi từ 21% vào năm 2020 lên 41% vào năm 2021. Trong khi tại Trung Quốc con số này là 28% năm 2021.

Tuy nhiên, vẫn có 9% số người tham gia khảo sát có ý định mua các sản phẩm từ động vật hoang dã trong tương lai ở cả 5 quốc gia.

Đại dịch Covid-19 đã đảo lộn cuộc sống của xã hội loài người và khiến con người cần phải suy nghĩ thấu đáo hơn về mối quan hệ với thiên nhiên. Cách tốt nhất để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai là giảm thiểu các hoạt động hủy hoại môi trường tự nhiên như phá rừng, buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.

Ông Marco Lambertini, Tổng Giám đốc WWF nhấn mạnh: “Việc ngăn chặn đại dịch ước tính sẽ ít tốn kém hơn 100 lần so với việc ứng phó với đại dịch khi nó bùng phát. Đại dịch Covid-19 đã cho thấy đầu tư vào “sức khỏe” hành tinh và thiên nhiên là cách duy nhất để tránh phải trả một cái giá quá đắt về kinh tế và xã hội”.

Đại dịch Covid-19 tác động sức khỏe tâm thần trẻ em đáng báo động Đại dịch Covid-19 tác động sức khỏe tâm thần trẻ em đáng báo động

TTTĐ - Vào thời điểm cha mẹ đưa cậu bé đến bệnh viện, Pablo (11 tuổi) hầu như không ăn uống gì. Các bác sĩ ...

Bài học của các nhà lãnh đạo ASEAN để phát triển giáo dục trong thời kỳ Covid-19 Bài học của các nhà lãnh đạo ASEAN để phát triển giáo dục trong thời kỳ Covid-19

TTTĐ - Hơn một năm nay, nhiều trường trên toàn thế giới đã đã phải đóng cửa, học sinh ngừng đến trường vì dịch bệnh ...

Đảo quốc Malta đã đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng Đảo quốc Malta đã đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng

TTTĐ - Malta đã tiêm phòng ít nhất một mũi vắc-xin ngừa Covid-19 cho 70% dân số trưởng thành, và trở thành quốc gia đầu ...

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm