Tag

Mở ra các hướng kết nối, không gian mới trong phát triển đô thị

Đô thị 30/05/2024 16:47
aa
TTTĐ - Cùng với Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô (sửa đổi) và các đồ án quy hoạch lớn của thành phố Hà Nội đang được kỳ vọng sẽ tạo khuôn khổ pháp lý thúc đẩy việc chỉnh trang, tái thiết đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hóa - lịch sử.
Từng bước cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị Bước chuyển mình đột phá trong phát triển đô thị Bảo đảm quy hoạch, phát triển đô thị bền vững

Khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian

Ngày 24/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị được quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Vấn đề cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị được đưa vào quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát các phương án quy hoạch để phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, lấy kinh tế, phát triển không gian đô thị là động lực chủ yếu, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, y tế chất lượng cao, các dịch vụ đô thị chất lượng cao...

Trong đó, tại khu vực nội đô lịch sử, Bộ Chính trị lưu ý Hà Nội quan tâm cải tạo, chỉnh trang đô thị trên nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển, khai thác tối đa giá trị đất đai, giá trị các di tích văn hóa - lịch sử (với sự nâng tầm bằng công nghệ số), các trụ sở cũ, các khu phố cổ, các công trình kiến trúc Pháp để lại nhằm phát triển mạnh các hoạt động du lịch, dịch vụ, thương mại; tiếp tục gia tăng diện tích kinh doanh thương mại, dịch vụ bằng việc khai thác đồng bộ, hiệu quả các không gian trên cao, mặt đất và không gian ngầm.

Thực tế, những năm qua, việc nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Hà Nội. Bên cạnh việc hoàn thiện các đồ án quy hoạch lớn, tạo định hướng phát triển tổng thể và dài hạn cho Thủ đô, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, các đơn vị đã và đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch liên quan chỉnh trang, tái thiết đô thị.

Trong đó, theo yêu cầu, chỉ đạo của UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã cùng các Sở, ngành đang tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các đồ án thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết các khu vực không gian chức năng, hạ tầng quan trọng của thành phố; triển khai lập danh mục công trình kiến trúc có giá trị, lập các quy chế, quy định quản lý quy hoạch và kiến trúc có liên quan…

Thành phố cũng đã khởi công Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh liên quan, nỗ lực đưa dự án về đích đúng kế hoạch, mở ra các hướng kết nối, không gian mới phát triển kinh tế -xã hội, đô thị không chỉ cho Hà Nội mà cả Vùng Thủ đô.

Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong chỉnh trang, tái thiết đô thị nhưng hiện Hà Nội vẫn đang gặp những điểm nghẽn trong phát triển. Theo Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, hiện nay, tại khu vực các quận lõi nội đô Hà Nội đang tồn tại nhiều khu dân cư có mật độ xây dựng rất cao, tạo ra những không gian sống bị đóng kín, chật chội. Điều kiện nhà ở không đạt chuẩn cùng với sự thiếu hụt các công trình công cộng, dịch vụ xã hội đã tác động không nhỏ đến sự an toàn, sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân…

Bên cạnh đó, sự gia tăng phương tiện cá nhân và ùn tắc giao thông làm ô nhiễm môi trường; thiếu cơ chế bảo tồn và phát huy giá trị di sản; sử dụng đất chưa phù hợp với thực tiễn phát triển; hệ thống sông hồ, công viên phân tán và thiếu, làm giảm chất lượng sống; chưa giảm được dân số, di dời các cơ sở sản xuất, y tế, giáo dục ra bên ngoài…

Giải quyết điểm nghẽn từ pháp lý

Trước thách thức đặt ra, nhiều chuyên gia cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cùng với các quy hoạch lớn của TP Hà Nội lần này phải hướng đến giải quyết những điểm nghẽn hiện nay cho phát triển đô thị Hà Nội nói chung và khu vực nội đô lịch sử nói riêng.

Quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị cần gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hoàng Hà
Quy hoạch không gian, cảnh quan đô thị cần gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hoàng Hà

Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) nêu, trước đây theo quy định của pháp luật, nhiều khu vực nằm trong ranh giới nội đô lịch sử bị khống chế về đầu tư cải tạo. Điều này dẫn đến nhiều khu chung cư cũ chậm được cải tạo xây dựng lại; nhiều khu nhà tự xây không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, an toàn phòng chống cháy nổ nhưng không có cơ chế cải tạo, hệ quả chúng ta đều đã nhìn thấy rất đáng tiếc và khôn lường.

Vì thế, đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải quyết tâm tạo khuôn khổ pháp lý để phân định khu vực bảo tồn đúng nghĩa, bảo vệ giá trị lịch sử về Thăng Long - Hà Nội cùng các công trình kiến trúc quan trọng, có yếu tố lịch sử. Còn lại, các khu khác phải đưa ra mô hình đầu tư cải tạo theo mô hình đô thị hiện đại, các khu vực tập trung mật độ dân số đông, nhiều nhà thấp tầng sẽ chuyển thành một số ít tòa nhà cao tầng; không gian sinh hoạt dưới mặt đất được đưa lên cao, nhường mặt đất cho phát triển không gian xanh, công cộng, không gian giao thông, phát triển dịch vụ...

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, để thực hiện được vấn đề trên cần tạo ra khuôn khổ pháp lý như khai thác không ngầm, không gian trên cao, có hệ thống công trình hạ tầng công cộng hiện đại như hệ thống giao thông công cộng có khối lượng vận chuyển lớn, đường sắt đô thị...

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho hay, các giải pháp xử lý hiện nay đối với khu vực nội đô đã có nhưng chưa thực sự mạnh mẽ. Một trong những nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) và hai quy hoạch lớn của Thủ đô lần này đề cập là phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng TOD. Đây có thể coi là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để tháo gỡ không chỉ là hạ tầng giao thông mà cả trong quy hoạch, tái thiết từng khu vực trong nội đô. Khi chúng ta phát triển các khu đô thị với điều kiện sống tốt, giao thông thuận lợi cùng các điều kiện về môi trường, cảnh quan, cơ sở hạ tầng bảo đảm thì sẽ thay đổi thói quen của người dân. Khi đó, họ sẽ không chọn ở trong các khu vực chật chội, ngõ, ngách nhỏ, điều kiện sống không bảo đảm...

Đọc thêm

Dự án duy tu, sửa chữa đường chỉ được làm vào ban đêm Đô thị

Dự án duy tu, sửa chữa đường chỉ được làm vào ban đêm

TTTĐ - Nhiều tuyến phố của Hà Nội đang được tiến hành duy tu, sửa chữa trước thềm năm mới. Để đảm bảo việc đi lại của người dân được thuận tiện, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã yêu cầu các công trình này chỉ được phép thi công về đêm.
191 tuyến đường ở Hà Nội đủ điều kiện trông giữ xe Đô thị

191 tuyến đường ở Hà Nội đủ điều kiện trông giữ xe

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6440/QĐ-UBND phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xử phạt gần 1,6 tỷ đồng trong ngày đầu ra quân cao điểm Tết Xã hội

Xử phạt gần 1,6 tỷ đồng trong ngày đầu ra quân cao điểm Tết

TTTĐ - Thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP Hà Nội) cho biết, ngay ngày đầu tiên (15/12) của cao điểm lập lại trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết 2025; các đơn vị đã phát hiện, xử lý 911 trường hợp vi phạm giao thông...
Hà Nội thi đua xây dựng TP sáng - xanh - sạch - đẹp Đô thị

Hà Nội thi đua xây dựng TP sáng - xanh - sạch - đẹp

TTTĐ - Sáng 17/12, tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua sáng - xanh - sạch - đẹp TP Hà Nội.
"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025 Đô thị

"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025

TTTĐ - Cứ vào mỗi dịp lễ trong năm, không chỉ người dân Thủ đô mà cả những người dân nơi khác cũng đổ về chợ đầu mối hoa lớn nhất miền Bắc – chợ hoa Quảng An, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Bà Rịa - Vũng Tàu ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm an ninh trật tự Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu ra quân thực hiện đợt cao điểm bảo đảm an ninh trật tự

TTTĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Ban Chỉ đạo 138 tỉnh) vừa tổ chức lễ ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông Đô thị

Đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông

TTTĐ - Sáng nay, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng loạt tổ chức ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025.
Quận Hoàng Mai đồng loạt ra quân đảm trật tự đô thị dịp Tết Đô thị

Quận Hoàng Mai đồng loạt ra quân đảm trật tự đô thị dịp Tết

TTTĐ - Sáng 15/12, Ban Chỉ đạo 197 quận Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Lễ ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân 2025. Đợt cao điểm diễn ra từ ngày 15/12/2024 đến 14/1/2025.
Nhiều mô hình xã, phường, thị trấn sáng – xanh- sạch –đẹp Xã hội

Nhiều mô hình xã, phường, thị trấn sáng – xanh- sạch –đẹp

TTTĐ - Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” năm 2024 đã tạo diện mạo mới cho Thủ đô. Từ đây, nhiều quận, huyện đã có mô hình, cách làm hay, tạo chuyển biến rõ nét về cảnh quan đô thị và nếp sống văn hóa của người Hà Nội.
Xử phạt doanh nghiệp tự ý chặt hạ cây xanh không phép Đô thị

Xử phạt doanh nghiệp tự ý chặt hạ cây xanh không phép

TTTĐ - Ngày 12/12, UBND quận Ba Đình đã ban hành Quyết định số 3897/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Xây dựng 306 với số tiền 40 triệu đồng, đồng thời đã yêu cầu trồng lại thay thế bằng các cây xanh đô thị (6 cây bàng Đài Loan – Trung Quốc).
Xem thêm