Tag

Lý do cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu

Thị trường - Tài chính 19/02/2022 11:03
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn trong năm 2022, hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng, nhiều chuyên gia cho rằng, rất cần thiết phải luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay.

Cần sớm luật hóa Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng Nợ xấu thực tế của các ngân hàng sẽ lộ diện sau tháng 6/2022

Áp lực nợ xấu trong năm 2022 tiếp tục căng thẳng

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối năm 2021, tỉ lệ nợ xấu nội bảng là 1,9% (tăng 0,21 điểm % so với cuối năm 2020), nếu tính thêm nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản - VAMC thì con số này là 3,9%. Tỉ lệ nợ xấu gộp (bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu bán cho VAMC chưa được xử lý và nợ xấu tiềm ẩn từ các khoản cơ cấu lại) tăng mạnh lên mức 7,31% cuối năm 2021 từ mức 5,1% cuối năm 2020 và gần tương đương với con số cuối năm 2017 (7,4%) - cũng là năm mà Nghị quyết 42 bắt đầu có hiệu lực.

Tại Hội thảo "Cần Luật hoá Nghị quyết 42 để giải bài toán xử lý nợ xấu ngân hàng" do Báo Lao Động tổ chức sáng 19/2, TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế cho rằng, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng gia tăng là điều đã được dự báo trước khi mà sự bùng phát của đại dịch COVID-19, và đặc biệt là làn sóng thứ 4 với biến chủng Delta trong năm 2021.

Chính vì vậy, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đã có những giải pháp thiết thực, kịp thời giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động hệ thống ngân hàng và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn như cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

undefined
TS Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV

Dự báo về tình hình nợ xấu trong năm 2022, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới cùng với môi trường pháp lý cho hoạt động xử lý nợ xấu trong năm 2022 không hoàn toàn thuận lợi cho vấn đề giải quyết nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn trong năm 2022, hoạt động kinh tế tiếp tục phục hồi song doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn khiến nợ xấu có xu hướng gia tăng. Vấn đề nợ xấu có thể trở thành tâm điểm của thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2022, khi mà tỷ lệ nợ xấu gộp đang ở mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, phá vỡ thành quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng giai đoạn 2016 – 2020.

“Do có độ trễ, nợ xấu nội bảng được dự báo có thể lên mức 2,3-2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022, và có thể còn ở mức cao hơn khi từ năm 2024, qui định giữ nguyên nhóm nợ hết hiệu lực (theo Thông tư 14), nếu tình hình phục hồi kinh tế thiếu khả quan”, TS Cấn Văn Lực nói.

Trước những áp lực trong vấn đề xử lý nợ xấu, vị chuyên gia này cho rằng, Chính phủ nên xem xét đề xuất Quốc hội sớm tổng kết Nghị quyết 42, tiến tới luật hóa trên cơ sở rà soát, hoàn thiện và hệ thống hóa các quy định pháp luật liên quan; Hoặc ít nhất là gia hạn, có điều chỉnh phù hợp Nghị quyết 42 theo hướng tiếp thu các mặt được, giải quyết các tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực thi.

“Cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu”

Ông Phan Thanh Hải - Phó Tổng Giám đốc - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết, việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, luật hóa Nghị quyết 42 để ban hành Luật Xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

undefined
Quang cảnh hội thảo

Thứ nhất, giải quyết xung đột pháp luật; bổ sung cơ chế, chính sách pháp luật cần thiết. Bởi các quy định trong Nghị quyết 42 được điều chỉnh hoặc liên quan đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác, như: Bộ Luật dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Quản lý thuế,… Trong đó, một số văn bản pháp luật được ban hành sau thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Thứ hai, cần đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật về xử lý nợ xấu: Trong trường hợp Quốc hội xem xét, thông qua việc luật hóa Nghị quyết 42 thì sau khi Luật Xử lý nợ xấu được ban hành và triển khai áp dụng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng có liên quan sẽ có cơ sở để tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và đề xuất ban hành đồng bộ các Nghị định, Thông tư quy định, hướng dẫn cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh xoay quanh việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

“Việc đồng bộ hệ thống luật và các văn bản dưới luật liên quan đến xử lý nợ xấu sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng hành lang pháp lý cần thiết, hình thành một môi trường kinh tế lành mạnh, hoạt động cấp tín dụng và xử lý nợ chuyên nghiệp, bài bản cho Việt Nam, góp phần nâng cao mức độ an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam”, ông Hải nêu.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cần ghi nhận các ý kiến khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu nói chung và triển khai Nghị quyết 42 nói riêng, kịp thời báo cáo Chính phủ, Quốc hội, các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tháo gỡ, giải quyết; Đề xuất, tham mưu các cơ quan soạn thảo Luật bổ sung, hoàn thiện dự thảo Luật Xử lý nợ xấu, sớm trình Quốc hội thông qua.

Đồng thời, ông Hùng cũng cho rằng cần tiếp tục triển khai, ban hành các chính sách, các giải pháp hỗ trợ để các tổ chức tín dụng hoạt động có hiệu quả, kiểm soát chất lượng tín dụng, hỗ trợ khách hàng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu.

Mặt khác cần hoàn thiện quy định về hoạt động mua bán nợ để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động mua bán nợ và tham gia sàn giao dịch mua bán nợ.

Đọc thêm

Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt Thị trường - Tài chính

Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng...
Xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.800 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.800 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương - Tài chính, trừ mặt hàng dầu mazut đi xuống, các mặt hàng xăng, dầu khác sẽ tăng giá từ 15 giờ hôm nay (7/11).
Làm tốt công tác phân tích, dự báo để chủ động giải pháp quản lý giá Thị trường - Tài chính

Làm tốt công tác phân tích, dự báo để chủ động giải pháp quản lý giá

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Lãi quý III/2024 của Saigonbank giảm 28% Thị trường - Tài chính

Lãi quý III/2024 của Saigonbank giảm 28%

TTTĐ - Lãi trước thuế quý III/2024 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Saigonbank (UPCOM: SGB) giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải Thị trường - Tài chính

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải

TTTĐ - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng 10 cho thấy có sự điều chỉnh về tăng trưởng so với tháng 9, mặc dù các lĩnh vực kinh tế chủ chốt vẫn tương đối mạnh mẽ. Xu hướng giảm nhẹ này có thể hỗ trợ duy trì lãi suất thấp.
VietinBank và JCB ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Ultimate SaviY Thị trường - Tài chính

VietinBank và JCB ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Ultimate SaviY

TTTĐ - Vừa qua, VietinBank và tổ chức thẻ JCB tổ chức lễ ra mắt sản phẩm thẻ hoàn toàn mới dành cho tín đồ ẩm thực - thời trang. Đây hứa hẹn là sản phẩm thẻ mang lại những trải nghiệm đẳng cấp cùng những đặc quyền ưu việt dành cho khách hàng.
Khu vực APAC có tín hiệu tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội Thị trường - Tài chính

Khu vực APAC có tín hiệu tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội

TTTĐ - Trong bối cảnh nhu cầu mua sắm mùa lễ hội đang trở nên nhộn nhịp, Tập đoàn Federal Express (FedEx), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, vừa chia sẻ thông tin chi tiết trong khảo sát mới nhất của công ty về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia Thị trường - Tài chính

Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất đối với công trình trọng điểm quốc gia, nên mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp tư nhân để tăng tỷ trọng đầu tư tư đối với toàn xã hội.
Luật hóa để xử lý nghiêm hành vi thao túng thị trường chứng khoán Thị trường - Tài chính

Luật hóa để xử lý nghiêm hành vi thao túng thị trường chứng khoán

TTTĐ - Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung quy định về thao túng thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý cao hơn trong xử lý hành vi vi phạm...
Nhu cầu vàng tại Việt Nam sụt giảm khi giá đạt "đỉnh" Thị trường - Tài chính

Nhu cầu vàng tại Việt Nam sụt giảm khi giá đạt "đỉnh"

TTTĐ - Theo Báo cáo về xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng Thế giới trong quý III/2024 cho thấy tổng nhu cầu vàng đã tăng thêm 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.313 tấn, ghi nhận mức tăng kỷ lục trong quý III.
Xem thêm