Tag

Linh thiêng đền thờ Bát Nàn tướng quân

Văn hóa 13/06/2022 15:47
aa
TTTĐ - Đền Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình) thờ Bát Nàn công chúa - một vị tướng quân hiển hách dưới thời Hai Bà Trưng. Tục truyền, Bát Nàn công chúa hiển thánh cứu nhân độ thế, vì vậy, đền Tiên La cũng là một trong những địa điểm thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nữ VĐV đoạt "vàng" SEA Games 31 báo công tại đền Hai Bà Trưng

Ngôi đền thiêng ghi dấu chiến công Bát Nàn công chúa

Nằm gần bờ sông Tiên Hưng (Hưng Hà, Thái Bình), đền Tiên La là một thắng cảnh nổi tiếng cả về mặt lịch sử và văn hóa, tín ngưỡng. Có lịch sử khoảng 2.000 năm, đền Tiên La hiển hiện một không gian văn hóa thờ Phật và thờ Mẫu, thờ danh nhân đất Việt độc nhất vô nhị với những nghi thức tôn giáo, tâm linh Việt cổ.

Đền Tiên La được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986.
Đền Tiên La được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986

Đồng thời, người dân địa phương luôn tự hào khi đã bảo tồn được nét đẹp văn hóa truyền thống ở các lễ hội, đặc biệt nhất là di sản văn hóa phi vật thể ở Lễ hội đền Tiên La thuộc xã Tân Tiến và xã Đoan Hùng.

Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) kể rằng: "Theo thần tích thì bà chúa được thờ ở đền Tiên La tên là Vũ Thị Thục, sống vào thời thuộc Hán ở trang Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ), đã đính hôn với con trai huyện trưởng Chu Diên (huyện, quận Chu Diên thời thuộc Hán nay thuộc đất Nam Ðịnh, Thái Bình, Hưng Yên và một số vùng phụ cận). Thấy nàng nhan sắc, sau khi ép nàng làm vợ nhưng bị cự tuyệt, Tô Ðịnh đã nổi giận tàn sát bố mẹ nàng và triệt hạ trang Phượng Lâu.

đền Tiên La thờ Mẫu Nhân thần – Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục. Đây là một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.
Đền Tiên La thờ Mẫu Nhân thần - Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục - một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc. Bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán

Thục nương được gia nhân che chở, xuống thuyền xuôi dòng sông Hồng rồi dừng ở vùng đất này khởi binh chống Hán trả thù nhà đền nợ nước. Khi đã thu phục hiền tài, xây dựng vùng Tiên La thành cứ hiểm, bà Vũ Thị Thục đã đưa cả lực lượng tham gia chiến đấu dưới cờ đại nghĩa của Hai Bà Trưng, được phong là Ðông Nhung đại tướng quân, lập được nhiều võ công diệt giặc Hán. Cuối cùng, vì thế giặc mạnh, bà đã tự sát tại gò Kim Quy. Chính tại nơi bà tuẫn tiết, Nhân dân đã dựng đền Tiên La để muôn đời tưởng niệm".

Đền Tiên La được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986. Đền tọa lạc trên diện tích 6.000m2 tại gò Kim Quy, có kiến trúc cổ “Tiền nhất - Hậu đình”; Mặt trước đền hướng ra sông Tiên Hưng, gần ngã ba đổ ra sông Luộc. Cổng tam quan 2 tầng sừng sững uy nghi, phía ngoài cổng có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá - người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm như gợi nhớ về thuở oai hùng nghìn năm trước.

Cổng tam quan 2 tầng sừng sững uy nghi, phía ngoài cổng tam quan có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá - người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm
Cổng tam quan 2 tầng sừng sững uy nghi, phía ngoài cổng tam quan có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá - người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm

Đền Tiên La bao gồm các công trình chính như: Tam quan ngoại, tam quan nội, tiền tế, trung tế và hậu cung. Bao quanh đền là những rặng nhãn sum xuê, xanh tốt cùng nhiều công trình với lối kiến trúc đẹp, chạm trổ công phu và các họa tiết sinh động như: “Long - lân - quy - phượng” đan xen với “Tùng - trúc - cúc - mai”.

Tại đây còn lưu những bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ tướng Bát Nạn Thục Nương. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền.

Ngoài ra, tại đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế quý giá có giá trị thẩm mỹ cao, có niên đại từ thời Lê. Các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông đều có giá trị lịch sử quý giá.

Truyền thuyết về Mẫu Tiên La

Nghi thức thờ Mẫu tại Thái Bình đặc biệt phong phú. Qua danh mục thần tích, thần sắc và khảo sát từ thực tế có thể biết được, ở các làng quê trong tỉnh Thái Bình có tới hàng trăm vị thánh Mẫu có lai lịch khác nhau. Có vị là thiên thần, có vị là nhân thần; Có vị được thờ ở nhiều làng quê trong cả nước nhưng cũng có khá nhiều vị chỉ được một làng hoặc một vài làng thờ phụng; Cũng có vị được phong làm thành hoàng, được thờ tại đình làng nhưng cũng có vị được thờ làm phúc thần, có đền, miếu, am, phủ, điện thờ theo điển lệ tế tự riêng hoặc được phối thờ tại các thiết chế tín ngưỡng chung của làng.

Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) kể về thần tích của Bát Nàn công chúa
Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) kể về thần tích của Bát Nàn công chúa

Xét theo thần tích thì lai lịch của các vị Thánh Mẫu là nhân thần được thờ ở các làng xã trong tỉnh phong phú. Một số làng thờ Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Âu Cơ, có khá nhiều làng thờ Thánh Mẫu công chúa của các đời vua Hùng; Một số làng thờ các nữ tướng thời Hai Bà Trưng, còn lại khá nhiều làng thờ các vị hoàng hậu, công chúa từ thời Lý, Trần (nhiều hơn cả là các công chúa thời Trần). Một số làng nghề thờ nữ thần là tổ nghề như tổ nghề gai vó, tổ nghề đan giành, tổ nghề bèo dâu...

Trong số hơn 200 nơi thờ Mẫu ở Thái Bình, đền Tiên La là một trong những tâm điểm của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của tỉnh. Khác với đa số những nơi thờ tự khác chủ yếu thờ Mẫu Thượng Thiên - Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đền Tiên La thờ Mẫu Nhân thần - Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục - một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc. Bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.

Ngoài thờ Mẫu chính là Mẫu Bát Nàn tướng quân, đền Tiên La còn thờ các Mẫu trong Tứ phủ - Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (Mẫu cai quản miền trời, áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Mẫu cai quản miền đất, áo vàng), Mẫu Đệ Tam Thoải Tiên (mẫu cai quản miền nước, áo trắng), Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Mẫu cai quản miền rừng núi, áo xanh), Hội đồng Thánh Cậu (Cậu Bảy Tiên La), Hội đồng Thánh Cô (Cô Bảy Tiên La).

Lễ hội đền Tiên La được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
Lễ hội đền Tiên La được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Ông Đặng Trần Vũ Nhã (thủ từ đền Tiên La) cho biết: "Hằng năm, Ban Quản lý đền Tiên La thường tổ chức nhiều ngày lễ lớn theo Âm lịch nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của người dân và du khách như: Ngày 1 - 4 tháng Giêng tổ chức lễ Thượng Nguyên; Ngày 10/3 tổ chức lễ cáo yết khai hội, rước nước; Ngày 1 - 17/3 tổ chức lễ hội đền Tiên La (chính hội ngày 17, trùng ngày mất của Bát Nạn tướng quân, ngày 17/3 năm Quý Mão); Ngày 15/8 tổ chức đại lễ sinh nhật; Ngày 10/11 tổ chức lễ kỷ niệm ngày Bát Nạn tướng quân dấy binh khởi nghĩa.

Trong đó, lễ hội đền Tiên La được tổ chức theo quy mô lớn, bao gồm các nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: Rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, biểu diễn chèo".

Trải qua 2.000 năm lịch sử, thời gian không làm mờ tín ngưỡng của người dân đối với Mẫu Tiên La, ngược lại, chiến công và sự anh linh của bà vẫn được ca tụng và thờ phụng. Đồng thời, ngôi đền cổ kính bên bờ sông Tiên Hưng càng ngày càng uy nghi, linh thiêng, tươi đẹp.

Đọc thêm

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô Văn học - Nghệ thuật

Lan tỏa không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

TTTDD - Trong không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), vừa qua Đảng ủy Khối các trường đại học, cao đẳng Hà Nội đã tổ chức Hội diễn văn nghệ - Cụm số 5 với sự tham gia của 10 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố.
"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội Văn hóa

"Bay qua hồ Gươm" - món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội

TTTĐ - Tập thơ "Bay qua hồ Gươm" của nhà thơ, nhà báo Huỳnh Mai Liên là một món quà đặc biệt dành tặng Hà Nội dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Lấy cái nhìn trẻ thơ đầy trong trẻo, những tác phẩm là tiếng nói thủ thỉ tâm tình, là tình yêu Hà Nội gửi gắm qua mỗi thế hệ.
Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn Văn hóa

Khắc họa mùa thu Hà Nội đầy hào hùng và lãng mạn

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10".
Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội Văn hóa

Triển lãm 100 tài liệu về những ngày tiếp quản Hà Nội

TTTĐ - Ngày 3/10, triển lãm “Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản” chính thức mở cửa đón khách tham quan tại Nhà triển lãm (61 Tràng Tiền, Hà Nội).
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích Văn học - Nghệ thuật

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng tốc, sáng tạo, về đích

TTTĐ - Tại buổi Họp báo thường kỳ quý III năm 2024, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Danh Hoàng Việt khẳng định ngành sẽ "Tăng tốc, sáng tạo, về đích" trong quý IV/2024.
Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

Người dân và du khách hào hứng với triển lãm "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tại khu vực Hồ Gươm, triển lãm ảnh ngoài trời “Hà Nội trong tôi” được tổ chức trên không gian đi bộ từ ngày 28/9 đến 29/10.
Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ Nhịp điệu cuộc sống

Trải nghiệm đầy tự hào trên vùng đất thiêng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) không chỉ là một địa danh lịch sử mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 Người Hà Nội

Tối mai (4/10), khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024

TTTĐ - Tối mai (4/10), tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long, Hà Nội sẽ diễn ra đêm khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week Thời trang - Làm đẹp

Jacqueline Tiên Nguyễn tỏa sáng tại Milan & Paris Fashion Week

TTTĐ - Tuần lễ Thời trang Milan & Paris trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của Jacqueline Thảo Tiên Nguyễn trên cương vị mới - CEO của DAFC. Hơn nữa, Jacqueline Tiên Nguyễn còn đồng hành cùng Marie Trâm Anh và Ashleigh Huỳnh càng làm tăng thêm sức hút của bộ ba mỹ nhân Việt.
Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng Văn hóa

Lắng nghe những cây bàng kể chuyện lịch sử hào hùng

TTTĐ - Thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Bàng ơi...!”. Loài cây bình dị này cũng là chứng nhân để kể lại những câu chuyện lịch sử hào hùng của Hà Nội và đất nước ta.
Xem thêm