Tag

Liên tiếp các ca làm đẹp "cấp tốc" đón Tết gặp biến chứng

Tin Y tế 17/01/2025 15:00
aa
TTTĐ - Chữa nám, nâng mũi, nâng ngực bằng tiêm filler.... là những phương pháp làm đẹp "cấp tốc" để đón Tết được nhiều chị em sử dụng. Hậu quả, rất nhiều người phải nhập viện cấp cứu với gương mặt đen xì, thủng mũi, chảy mủ ở ngực…
Chị em “chạy đua” làm đẹp những ngày cận Tết Thẩm mỹ: Đừng vì lợi nhuận mà xem thường tính mạng người dân Cầu Giấy làm đẹp đô thị mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Chấn chỉnh hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở làm đẹp

Hãi hùng các ca biến chứng do tiêm filler

Việc tiêm filler không đúng cách, sai chỉ định và không được phép thực hiện đang ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng trong xu hướng làm đẹp, đặc biệt là vào dịp gần Tết khi nhiều người tìm kiếm phương pháp làm đẹp nhanh chóng mà không quan tâm đến các quy định của Bộ Y tế. Điều này đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe người bệnh.

Mới đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ (19 tuổi, ở Hòa Bình) gặp biến chứng sau khi nâng ngực bằng tiêm filler.

Liên tiếp các ca làm đẹp
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kết hợp siêu âm và phẫu thuật nội soi trong mổ

Bệnh nhân cho biết sau khi sinh con đầu lòng, ngực của cô bị teo nhỏ đáng kể. Tin vào quảng cáo của các spa nâng ngực không phẫu thuật, bệnh nhân đã được tư vấn tiêm chất làm đầy vào ngực. Sau khi thực hiện tiêm, cô bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, choáng ngất và sau đó có dấu hiệu sốt rét run.

Bệnh nhân được đưa cấp cứu tại một bệnh viện và được chụp phim sọ não để kiểm tra có biến chứng gì trong não không nhưng may mắn là không phát hiện dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng sưng đau và nổi cục nhiều ở ngực, sưng nóng và sốt.

PGS.TS Nguyền Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Tiêm filler, hay còn gọi là tiêm chất làm đầy vào ngực, là một hành động không được phép theo quy định của Bộ Y tế. Trước đây, một số người đã tiêm silicon lỏng vào ngực nhưng loại chất này đã bị cấm từ lâu.

Hiện nay, một số sản phẩm nhập lậu và không có giấy phép như mỡ nhân tạo được sử dụng để tiêm vào cơ thể. Những chất này không rõ nguồn gốc và không an toàn, đặc biệt khi tiêm vào tuyến vú, một mô có chức năng tiết sữa và có nguy cơ gây ung thư cao.

Việc tiêm các chất không rõ nguồn gốc vào ngực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngay lập tức, có thể xảy ra tình trạng tắc mạch máu, chất tiêm có thể di chuyển lên não hoặc phổi và gây tắc mạch ở các cơ quan này. Điều này tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, việc tiêm các chất không rõ nguồn gốc, tại các cơ sở không được cấp phép còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhiều bệnh nhân sau khi tiêm filler ở các spa không rõ nguồn gốc thường bị sốt, rét run, nhiễm trùng hoặc bị chảy mủ qua vết tiêm.

Trong một số trường hợp, nhiễm khuẩn có thể kéo dài và làm ngực sưng đau, nổi cục hoặc thậm chí chảy mủ qua các vết rò. Những tình trạng này có thể kéo dài và điều trị rất khó khăn. Nhiều bệnh nhân phải đến bệnh viện điều trị dài ngày, thậm chí phải cắt bỏ toàn bộ tuyến vú.

"Trong trường hợp này, bệnh nhân mới 19 tuổi và còn muốn sinh con trong tương lai nhưng do nhiễm trùng từ chất làm đầy, nếu cô phải cắt bỏ cả hai bầu ngực, đây là một biến chứng rất nghiêm trọng và đau đớn đối với người phụ nữ.

Điều này đặt cho các bác sĩ phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ một câu hỏi hóc búa: Làm sao lấy được tối đa chất làm đầy nhiễm trùng này ra khỏi cơ thể người phụ nữ mà không làm ảnh hưởng đến chức năng, khả năng nuôi con với đường mổ thẩm mỹ nhất", PGS.TS Nguyễn Hồng Hà cho biết.

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã sử dụng phương pháp mổ nội soi hiện đại kết hợp với hệ thống siêu âm màu đa bình diện trong mổ đẻ có thể lấy bỏ được hầu hết các khối chất filler lổn nhổn khắp nơi ra khỏi ngực bệnh nhân, chỉ với một đường rạch nhỏ, tối ưu về mặt thẩm mỹ và ít gây ảnh hưởng đến tuyến vú.

Các bác sĩ đã áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để giữ lại chức năng của tuyến vú, giúp bệnh nhân có thể tiếp tục làm mẹ, tiết sữa cho con trong tương lai.

"Nát" da mất Tết chỉ vì tin vào lời quảng cáo của spa không uy tín

Gần đây nhất, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, Thành viên Hội Da liễu Việt Nam thông tin thêm, chỉ trong khoảng thời gian cuối năm 2024 đến đầu năm 2025, bác sĩ vô cùng "sốc" vì chỉ trong 3 tuần lượng bệnh nhân đến khám do hỏng mặt sau trị nám ở những spa, cơ sở làm đẹp không uy tín tăng nhanh chóng.

Điển hình là trường hợp bà N.T.N (35 tuổi, quê Nam Định) đến khám trong tình trạng bỏng, thâm sạm toàn bộ khuôn mặt. Bệnh nhân chia sẻ, trước đó 3 tuần do tin tưởng người quen làm spa gần nhà nên bà muốn đi trị nám để có gương mặt đẹp đón Tết.

Bà N cho biết 4 năm trước, gương mặt của bà bỗng xuất hiện những vết nám, tàn nhang nhẹ. Ban đầu bà cũng không để ý, dần dà nhiều người nói nám trên mặt khiến bà già hơn, nên bà N cũng muốn điều trị để có một làn da sáng hơn.

"Với tâm lý sắp Tết nên cũng muốn làm đẹp để tự tin đón Tết, tôi chọn spa gần nhà và cũng là người quen nên tin tưởng. Họ cũng cam kết chỉ cần peel da một lần, kết hợp tiêm miso thì gương mặt sẽ đẹp hơn. Do đó, tôi quyết định làm luôn", bà N chia sẻ.

Sau khi làm xong khoảng 3-4 ngày khuôn mặt bà N rở nên xám xịt hơn, thậm chí đụng vào có cảm giác bỏng rát. Bệnh nhân quay lại spa hỏi thì được trả lời "phải như vậy mới hết, peel phải sâu mới hết nám". Tuy nhiên, tình trạng rát da không thuyên giảm mà còn nặng thêm nên bà quyết định đi khám.

BS.Thành thăm khám cho bệnh nhân.
BS Nguyễn Tiến Thành thăm khám cho bệnh nhân.

Một trường hợp khác là bệnh nhân N.M.M. (25 tuổi, Hà Nội) đến thăm khám trong tình trạng mặt đầy mụn viêm, đỏ rát và sưng tấy. Theo lời kể của bệnh nhân vì muốn da đẹp nhanh để chụp ảnh Tết, cô gái trẻ đến một spa gần nhà.

"Họ bán cho em một loại kem trị mụn, bảo chỉ 3 ngày là xẹp hết. Quả thật, ban đầu em thấy da căng bóng, nhưng sau một tuần, mụn nổi dày hơn và lan khắp mặt", bệnh nhân M chia sẻ.

Sau khi kiểm tra, BS Thành xác định loại kem mà M sử dụng chứa hàm lượng cao corticoid – một thành phần thường bị lạm dụng để làm đẹp tức thời. Corticoid có thể làm giảm viêm nhanh chóng, nhưng khi sử dụng lâu dài, da sẽ yếu đi, dễ nhiễm trùng và gặp biến chứng nặng nề.

Bệnh nhân được yêu cầu ngừng ngay các sản phẩm đang dùng, thay thế bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và kem dưỡng phục hồi chuyên sâu. Đồng thời, M được kê thuốc kháng sinh kết hợp thuốc chống viêm để kiểm soát tình trạng mụn viêm. Tuy nhiên quá trình này cần ít nhất 3-4 tháng để da hồi phục hoàn toàn.

Theo BS.Thành, sát Tết là thời điểm các spa không uy tín tung ra nhiều quảng cáo hấp dẫn, đánh trúng tâm lý làm đẹp nhanh của chị em phụ nữ.

Các phương pháp như peel da, xăm môi hay kem trị mụn "thần tốc" thường không đảm bảo an toàn, dễ dẫn đến biến chứng nặng nề.

"Các bệnh nhân đến với tôi đều mang chung tâm lý nóng vội. Nhưng làm đẹp là một quá trình cần thời gian và phương pháp phù hợp. Đừng vì mong muốn đẹp nhanh mà đánh đổi sức khỏe làn da và sự tự tin lâu dài", BS Nguyễn Tiến Thành khuyến cáo.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim Tin Y tế

Thanh niên 17 tuổi nguy kịch do thanh kim loại xuyên thấu tim

TTTĐ - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân, 17 tuổi, ở Hà Nội bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại xuyên thấu.
Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện Tin Y tế

Cấp cứu bệnh nhân bất ngờ gặp sự cố phóng điện

TTTĐ - Chiều 5/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cứu sống một bệnh nhân bị điện giật, giữ trọn bàn tay nhờ cấp cứu kịp thời.
Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ Tin Y tế

Số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ

TTTĐ - Ngày 5/5, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (từ ngày 25/4 đến ngày 1/5), toàn thành phố ghi nhận 191 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 7 trường hợp so với tuần trước.
Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025 Tin Y tế

Tăng cường lực lượng chăm sóc y tế cho đại lễ Vesak 2025

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, tính đến 16h ngày 4/5, các y, bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 và các bệnh viện thành phố đã kịp thời cấp cứu cho 278 trường hợp, trong đó có 7 người phải chuyển viện.
Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine Tin Y tế

Tháo gỡ quảng cáo 2 loại thực phẩm chức năng chứa chất cấm sibutramine

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết đã phát hiện một số sàn giao dịch thương mại điện tử, website, mạng xã hội đang kinh doanh, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm sibutramine.
Làm rõ vụ việc Bệnh viện Nam Định "đóng đủ tiền mới cấp cứu" Sức khỏe

Làm rõ vụ việc Bệnh viện Nam Định "đóng đủ tiền mới cấp cứu"

TTTĐ - Chiều 4/5, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Nam Định liên quan đến phản ánh “bệnh viện yêu cầu đủ tiền mới cấp cứu cho bé bị công nông cán qua người”.
Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ Tin Y tế

Thực hiện gần 200 ca phẫu thuật cấp cứu trong 5 ngày nghỉ lễ

TTTĐ - Trong kỳ nghỉ lễ 30/4, Bệnh viện Bạch Mai luôn đảm bảo trực đầy đủ theo 4 cấp đầy đủ; đảm bảo trực đường dây nóng 24/24 để sẵn sàng chỉ đạo, phối hợp chi viện, cấp cứu, chi viện trong trường hợp cần thiết.
Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị Sức khỏe

Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, hơn 243 nghìn người đang điều trị

TTTĐ - Chiều 4/5 cũng là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ 4/5, theo thống kê của Bộ Y tế, các cơ sở y tế đang điều trị cho hơn 243 nghìn người bệnh
Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị Tin Y tế

Bệnh nhân nguy kịch vì mắc viêm gan B 20 năm không điều trị

TTTĐ - Ngày 4/5, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây bệnh viện liên tiếp điều trị các ca suy gan nặng, trong đó nhiều bệnh nhân có tiền sử viêm gan B mạn tính nhưng không theo dõi và điều trị thường xuyên.
Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt Tin Y tế

Số bệnh nhân khám, cấp cứu tăng vọt

TTTĐ - Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong 24 giờ qua tính từ 7 giờ ngày 2/5 đến 7 giờ ngày 3/5/2025, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 186.251 lượt người bệnh.
Xem thêm