Tag

Liên tiếp 3 trẻ bị bỏng nặng do máy chạy bộ tại nhà

Tin Y tế 30/05/2023 17:16
aa
TTTĐ - Các bác sĩ Đơn vị Bỏng - Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận liên tiếp 3 trẻ bị bỏng nặng và hoại tử da do bị chà sát mạnh, mài vào dây curoa và nhiệt của máy chạy bộ tại nhà.
Bé gái bỏng hoá chất từ chất tẩy dầu mỡ Ngày càng xuất hiện nhiều dạng ma túy mới "tấn công" giới trẻ Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em Đề xuất tăng lương hưu với người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hiểm họa từ máy chạy bộ tại nhà với trẻ

Hiện nay, nhiều nhà đặt mua các thiết bị hỗ trợ sức khoẻ như máy chạy bộ, máy tập thể dục tại nhà... Đây là những dụng cụ tập luyện thể dục rất hữu ích và tiện lợi, không cần đến phòng tập, mọi người có thể thoải mái mà vận động và rèn luyện sức khỏe.

Tuy nhiên, do sự sơ ý của người lớn và hiếu động của trẻ nhỏ, nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra với trẻ em từ những thiết bị tập thể dục này.

Trường hợp nhập viện gần đây nhất là bé trai N.M.K (3 tuổi, ở Nghệ An). Gia đình bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện, anh trai bé M.K (đang học lớp 3) bật máy chạy bộ để tập thể dục.

Một trường hợp trẻ bị bỏng bàn tay do bé nghịch máy chạy bộ tại nhà khi bố đang chạy Ảnh: BVCC
Một trường hợp trẻ bị bỏng bàn tay do bé nghịch máy chạy bộ tại nhà khi bố đang chạy (Ảnh: BVCC)

Lúc này bé M.K đứng chơi bên cạnh anh đã vô tình làm rơi ti giả đang ngậm xuống phía dưới máy nên đã đưa tay lấy, khiến tay phải bị chà sát mạnh vào dây curoa của máy tập. Ngay sau tai nạn, bé M.K được người nhà đưa vào bệnh viện địa phương sơ cấp cứu, điều trị và sau đó chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Là người trực tiếp điều trị cho bệnh nhi, ThS.BS CKII Phùng Công Sáng – Phụ trách Đơn vị bỏng, phó Khoa Chỉnh hình - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé M.K nhập viện với chẩn đoán bỏng ma sát độ III và có dấu hiệu nhiễm trùng, tổn thương chuyển nặng và sâu hơn. Sau khi nhập viện, bé M.K được điều trị và chăm sóc vết thương hàng ngày, hiện tình trạng sức khỏe của bé đã ổn định.

Trường hợp thứ hai là bé gái B.A (30 tháng tuổi, ở Hà Nội) nhập viện ngày 13/5/2023. Tai nạn xảy ra vào buổi chiều cùng ngày, khi bố của bé đang tập thể dục bằng máy chạy bộ tại nhà.

"Lúc này, do đang chạy bộ nên bố không biết cháu đi vào từ phía sau, thấy máy chạy cháu thích quá nên đã đưa hai tay nghịch. Sau tai nạn, cháu khóc thét, bố cháu quay lại thì đã thấy hai tay của bé bị kẹt phía dưới dây curoa rồi", Bà của bé B.A nhớ lại.

"Bé B.A nhập viện với chẩn đoán bỏng bàn tay 2 bên độ III, rất may trẻ nhập viện sớm, điều trị kịp thời nên đã được ra viện ngày 22/5", BS Sáng cho hay.

Đặc biệt nhất trong 3 trường hợp kể trên là bé gái T.T (3 tuổi, Hà Nội). Bố bệnh nhi chia sẻ, chiều ngày 10/5, bé T sang nhà bác của mình cạnh nhà chơi. Thấy bác đang chạy bộ trên máy tập nên đã lấy tay nghịch máy. Hậu quả, bé bị bỏng ma sát ngón II, III, IV tay trái, tổn thương sâu các ngón tay, lộ gần hết phần gân cơ.

Bé T.T nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng cấp cứu. Sau khi nhập viện trẻ nhanh chóng được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu nối gân cơ và phẫu thuật cắt lọc hoại tử.

Trẻ được chăm sóc vết thương bỏng hàng ngày bằng các dung dịch sát trùng và các loại gạc sinh học diệt khuẩn, tiêu mô hoại tử, kích thích tạo mô hạt, không dính mô khi thay gạc, kết với dinh dưỡng hợp lý. Kết quả, sau hơn 2 tuần điều trị, tình trạng vết thương bỏng của trẻ cải thiện, lành dần.

8 khuyến cáo phòng tai nạn từ máy chạy bộ cho trẻ

ThS.BS CKII Phùng Công Sáng cho biết máy chạy bộ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương cho trẻ em như trầy xước, bỏng, tổn thương lột da, dập nát gân cơ, gãy xương… Vì trẻ nhỏ với bản tính hiếu động, thích tò mò và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ gặp tai nạn.

Qua đây, BS Sáng khuyến cáo, cha mẹ cần cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà. Khi dùng máy chạy bộ, các gia đình nên đặt máy ở nơi an toàn để hạn chế trẻ em đến gần, đặc biệt với trẻ nhỏ; Luôn đảm bảo không để trẻ em tự đến gần máy chạy bộ khi hoạt động, nhất là trẻ dưới 10 tuổi.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Ngoài ra, để phòng tránh bỏng cho trẻ em trong một số trường hợp khác, cha mẹ cũng nên lưu ý: Không cho trẻ chơi, nô đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện…; Tránh để dụng cụ đựng nước nóng trong tầm tay với của trẻ em như nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống xả xe máy, hơi nồi cơm điện…; Khi di chuyển nước nóng, thức ăn mới nấu… cần tránh xa trẻ để trẻ không va đụng.

Mặt khác, phụ huynh cần kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; Cất giữ các chất dễ gây cháy bỏng vào tủ có khóa hoặc để ở những nơi ngoài tầm tay với của trẻ em; Không được để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm quẹt, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp lửa đang đun nấu, cồn, xăng, hóa chất…; Không nên để trẻ tự tắm với vòi nước nóng lạnh, luôn luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi trẻ tắm rửa; Luôn trông chừng trẻ đúng cách, cần thường xuyên để ý đến trẻ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Đọc thêm

Nguy cơ đột quỵ với thói quen tắm đêm mùa đông Tin Y tế

Nguy cơ đột quỵ với thói quen tắm đêm mùa đông

TTTĐ - Thời gian gần đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận liên tiếp các ca bị đột quỵ do nguyên nhân tắm đêm mùa đông.
Cô gái trẻ bị thủng mũi sau khi nâng mũi bằng chỉ Tin Y tế

Cô gái trẻ bị thủng mũi sau khi nâng mũi bằng chỉ

TTTĐ - Ngày 20/12, Trung tâm Thẩm mỹ - Bệnh viện Trung ương 108 cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận cô gái trẻ 25 tuổi ở Hà Nội đến viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, hoại tử ở mũi. Các sợi chỉ đã lộ ra ngoài, gây nhiễm trùng.
GSK tổ chức diễn đàn khoa học toàn cầu về sức khỏe hô hấp Tin Y tế

GSK tổ chức diễn đàn khoa học toàn cầu về sức khỏe hô hấp

TTTĐ - Với mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ những giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực quản lý sức khỏe hô hấp, GSK tổ chức Hội nghị RespiVerse lần thứ ba vào ngày 13 và 14/12 tại Bangkok, Thái Lan. Sự kiện quy tụ các chuyên gia y tế quốc tế và các bác sĩ chuyên khoa đến từ 17 quốc gia, cùng thảo luận về những thách thức trong điều trị bệnh lý hô hấp, đặc biệt là hen, COPD và bệnh gây ra do virus hợp bào hô hấp (RSV).
Hợp tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân Tin Y tế

Hợp tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân

TTTĐ - Bệnh viện đa khoa Thanh Trì và Bệnh viện Thanh Nhàn đã tổ chức hội nghị ký kết hợp tác toàn diện nhằm tăng cường công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. TS. Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội tham dự hội nghị.
Nạn nhân được chuyển đến BV Bạch Mai tiếp tục điều trị Tin Y tế

Nạn nhân được chuyển đến BV Bạch Mai tiếp tục điều trị

TTTĐ - Sau khi hội chẩn, ban lãnh đạo Bệnh viện E cùng các chuyên gia thống nhất chuyển các nạn nhân từ Bệnh viện E về Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục theo dõi, điều trị.
2 nạn nhân ngạt khói diễn biến xấu đang điều trị tích cực Tin Y tế

2 nạn nhân ngạt khói diễn biến xấu đang điều trị tích cực

TTTĐ - Tính đến sáng 19/12, 4 nạn nhân trong vụ cháy quán cà phê đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E. Trong đó, 2 nạn nhân sức khỏe yếu, tình trạng vẫn nặng, đang được điều trị tích cực.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân Tin Y tế

Cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân

TTTĐ - Sáng 19/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo phổ biến, triển khai Đề án “Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất giai đoạn 2024 - 2030.
Hậu quả khôn lường khi lạm dụng thuốc giảm đau Tin Y tế

Hậu quả khôn lường khi lạm dụng thuốc giảm đau

TTTĐ - Nhiều người có thói quen uống thuốc giảm đau một cách tùy tiện mà không biết đến tác hại khôn lường. Thay vì đến bệnh viện để được khám chẩn đoán chính xác nhiều người có thói quen tự ý dùng thuốc giảm đau không theo đơn của bác sĩ.
Biểu dương cán bộ làm công tác dân số Tin Y tế

Biểu dương cán bộ làm công tác dân số

TTTĐ - UBND quận Thanh Xuân tổ chức Hội nghị gặp mặt biểu dương cán bộ làm công tác dân số nhân Ngày Dân số Việt Nam 26/12 và đánh giá kết quả thực hiện công tác dân số và phát triển năm 2024.
Các quận, huyện tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin sởi Tin Y tế

Các quận, huyện tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin sởi

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/12 đến ngày 13/12), toàn thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi tại 20 quận, huyện.
Xem thêm