Lễ hội xuân đậm sắc Hà thành thu hút giới trẻ
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 ở Hải Dương thu hút 16 vạn lượt du khách “Kỳ hoa xứ Lạng - Sắc màu biên cương” - dấu ấn Lễ hội mùa Xuân độc đáo miền Đông Bắc |
Em đi chùa Hương…
Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất tại Thủ đô. Hàng năm, hàng triệu du khách đổ về chùa Hương để tham gia các nghi lễ tâm linh, cúng bái, cầu nguyện cho một năm mới an lành, may mắn. Hành trình về chùa Hương cũng là dịp để mọi người thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của miền non nước.
Cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Lan - sinh viên năm thứ 2, Đại học Quốc gia Hà Nội được nghe kể nhiều về Lễ hội chùa Hương từ những người lớn tuổi và bạn đồng trang lứa. Năm nay, Lan quyết định tự mình trải nghiệm lễ hội nổi tiếng này.
![]() |
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất tại Hà Nội |
Sáng sớm mùng 6 tháng Giêng, Lan cùng nhóm bạn xuất phát từ trung tâm Hà Nội đi về huyện Mỹ Đức. Dọc đường đi, không khí xuân tràn ngập, những cánh đồng mênh mông, những ngôi làng yên bình hiện ra trước mắt khiến cô gái thêm phấn khởi.
Khi đến Bến Đục, Lan và cả nhóm bắt đầu hành trình đi thuyền trên suối Yến. Cảnh sắc hai bên bờ suối thật tuyệt vời với những đồi núi trập trùng và những rặng cây xanh mát. Ai nấy đều hít thở không khí trong lành, cảm thấy tâm hồn thư thái, bình yên. Sau khi đến chùa Thiên Trù và hành lễ tại đây, nhóm bạn bắt đầu hành trình lên động Hương Tích. Trên đường đi, họ được nghe những câu chuyện về chùa Hương, về tín ngưỡng và truyền thống của người dân nơi đây.
![]() |
Đông đảo khách thập phương và người trẻ đến trẩy hội Chùa Hương |
Cô gái chia sẻ: “Khi đến động Hương Tích, em cảm nhận được không khí trang nghiêm và linh thiêng. Em cùng các bạn trong nhóm làm lễ cầu cho một năm mới an lành và may mắn; sau đó, đi thăm quan các gian thờ trong động, ngắm nhìn những nhũ đá tự nhiên với nhiều hình dáng kỳ thú.
Thăm quan xong, nhóm cùng nhau thưởng thức món ăn như mía lùi, chè lam, bánh tẻ. Chúng em ngồi bên nhau, trò chuyện và chia sẻ những câu chuyện vui về hành trình đi lễ hội, với đầy ắp những kỷ niệm đáng nhớ. Em cảm thấy thật hạnh phúc khi có cơ hội trải nghiệm Lễ hội chùa Hương và hiểu hơn về giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”.
Rộn ràng trống hội gọi xuân về
Mặc dù thời tiết lạnh và có mưa nhẹ nhưng hàng nghìn người dân, phật tử và du khách thập phương vẫn đổ về huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ sáng sớm để tham dự lễ khai Hội Gióng đền Sóc 2025 diễn ra ngày 3/2 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc. Năm nay, lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày mùng 3 đến 5/2/2025 (tức ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
![]() |
Các bạn trẻ hào hứng trải nghiệm lễ hội mùa xuân tại Thủ đô Hà Nội |
Năm mới này, Nguyễn Mạnh Hùng (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội), quyết định tham gia Hội Gióng để tận hưởng không khí lễ hội và cầu nguyện cho một năm mới bình an, may mắn, thành công. Từ nhỏ, Hùng đã được nghe nhiều câu chuyện về Thánh Gióng và Lễ hội đền Sóc từ ông bà, bố mẹ. Đây là lần đầu tiên Hùng có cơ hội trực tiếp trải nghiệm lễ hội này.
Hùng kể, vào sáng mùng 6 tháng Giêng, cậu và bạn gái đi về Sóc Sơn, trong lòng rất phấn khởi, háo hức. Khi đến đền Sóc, Hùng thấy đông đảo người dân, du khách tụ tập, tất cả đều chung một niềm vui, một lòng thành kính hướng về Thánh Gióng. Lễ hội bắt đầu bằng các nghi lễ trang trọng tại đền thờ, với những lời cầu nguyện và cúng bái tôn vinh Thánh Gióng. Hùng cùng người yêu thắp hương, cầu nguyện cho đại gia đình và bản thân một năm mới an lành, hạnh phúc.
![]() |
Tưng bừng Hội Gióng đền Sóc tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội |
Sau phần lễ, chàng thanh niên tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí tại lễ hội. Cậu rất hào hứng với các màn biểu diễn võ thuật, trang phục truyền thống và những tiếng trống hội rộn ràng. Hùng cảm thấy như được sống trong những trang sử hào hùng của dân tộc.
Không chỉ dừng lại ở đó, Hùng còn xem thi đấu vật, bóng chuyền hơi; các trò chơi dân gian truyền thống: Đi cà kheo, đập niêu, kéo co, đi cầu thăng bằng và đặc biệt là hội thi nấu cơm. Mỗi trò chơi đều mang lại những tiếng cười sảng khoái và niềm vui vô bờ. Hùng cảm thấy thật may mắn khi có cơ hội trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc này.
Cùng với Lễ hội chùa Hương, Hội Gióng đền Sóc, những ngày đầu xuân, năm mới, tại Thủ đô diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng như: Lễ hội Cổ Loa; Lễ hội Đống Đa; Lễ hội đền Hai Bà Trưng; cùng nhiều lễ hội mùa xuân khác, diễn ra tưng bừng. Mỗi lễ hội đều mang một ý nghĩa riêng nhưng đều rộn ràng gọi xuân về, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của người dân, cũng như giới trẻ Hà thành.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025

Gen Z và hành trình học tập không chỉ... để thi

“Mùa thi hạnh phúc”, “Bí kíp ôn thi” sẽ có trong Chiến dịch hè

Người trẻ về đất Tổ trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa lịch sử

Những người trẻ làm "sống dậy" hình ảnh lịch sử ngày Giải phóng

Người trẻ rộn ràng đón lễ, lan tỏa năng lượng sống tích cực

Kỹ năng cho thanh niên vì một tương lai bền vững

Thiếu nhi Bình Dương báo công dâng Bác tại Quảng trường Ba Đình

Để không tụt hậu trong kỷ nguyên việc làm mới…
