Tag

Làng rối nước Đào Thục - nơi lưu giữ ký ức dân tộc

Người Hà Nội 08/04/2023 11:19
aa
TTTĐ - Nếu như bạn là người say mê nghệ thuật truyền thống múa rối nước thì chắc hẳn làng rối nước Đào Thục không còn lạ địa điểm xa lạ. Tồn tại và phát triển hơn 300 năm, nơi đây đã trở thành một trong những làng rối nước có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm lần thứ 5 mang múa rối nước đến Hàn Quốc

Nơi gìn giữ giá trị tinh hoa nghệ thuật

Cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 25km, làng Đào Thục, huyện Đông Anh, Hà Nội là một ngôi làng cổ nằm dưới bờ đê sông Cà Lồ, nơi đây nổi tiếng khắp trong nước và quốc tế với nghề truyền thống múa rối nước.

Làng rối nước Đào Thục
Rối nước ở Đào Thục

Theo tìm hiểu, làng nghề múa rối nước Đào Thục có từ thời Hậu Lê, nơi đây sản sinh ra nhiều nghệ nhân tài ba đồng thời cũng là nơi gìn giữ giá trị tinh hoa nghệ thuật rối nước truyền thống.

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, mang tính sáng tạo đặc trưng của người dân Việt Nam. Không giống múa rối thông thường, múa rối nước dùng mặt nước làm sân khấu.

Thông qua việc sử dụng những con rối được thủ công chế tác, dưới sự điều khiển khéo léo của các nghệ nhân qua hệ thống sào, dây nghệ thuật múa rối nước đã truyền tải cũng như gìn giữ những giá trị văn hoá, tín ngưỡng, lịch sử của dân tộc.

Điều đặc biệt phải nói rằng làng rối nước Đào Thục có những con người chịu khổ rất giỏi bởi để biểu diễn được bộ môn này thì người biểu diễn phải thực hiện ở dưới mặt nước lạnh lẽo. Người biểu diễn ở đây cũng không hẳn là nghệ sĩ mà họ có thể là những người nông dân, thợ thủ công vô cùng bình dị.

Hầu hết những người này đều giàu kinh nghiệm trong nghề. Do đó họ có thể điều khiển con rối vô cùng tinh tế kết hợp nhịp nhàng, ăn ý với những người biểu diễn ca nhạc.

Làng rối nước Đào Thục - nơi lưu giữ ký ức dân tộc

Nghệ thuật biểu diễn rối nước Đào Thục có hơn 20 tích trò, là những vở rối cổ, bắt nguồn từ công việc đồng áng gắn liền với đời sống của người nông dân như cày bừa, cấy lúa, chăn trâu, câu cá, các trò chơi dân gian như đánh đu, múa hát được mùa hay diễn lại những điển tích, truyền thuyết cổ của dân tộc như Thạch Sanh đánh Trăn Tinh,… Cùng với thời gian, các nghệ nhân không ngừng sáng tạo những câu chuyện mới mẻ, đặc sắc, gần gũi với đời sống hiện đại nhưng vẫn thấm đẫm hồn dân tộc.

Theo các nghệ nhân của phường múa rối nước Đào Thục, biểu diễn con rối ở dưới nước đòi hỏi kỹ thuật khó và công phu hơn so với biểu diễn rối trên cạn. Các nghệ nhân lấy mặt nước làm sân khấu. Họ đứng đằng sau tấm màn biểu diễn rồi thỏa sức sáng tạo, thổi hồn vào những con rối ngộ nghĩnh, đáng yêu qua từng động tác hết sức điêu luyện.

Để có những màn biểu diễn thành công, nghệ nhân phải kết hợp kỹ năng di chuyển thân hình và các bộ phận, hành động làm kịch của con rối một cách uyển chuyển. Cùng với đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa người điều khiển rối với diễn viên hát, nhạc công tạo nên sự khác biệt và hấp dẫn.

Nghệ nhân biểu diễn rối nước ở Đào Thục
Nghệ nhân biểu diễn rối nước ở Đào Thục

Theo ông Nguyễn Văn Phi, một nghệ nhân tạo hình con rối nước tại phường rối Đào Thục cho biết: "Một con rối nước khi chế tác thì điều đầu tiên là người nghệ nhân phải thực sự khéo léo, tinh tế và tỉ mỉ trong từng công đoạn tạo hình và phải thể hiện được cái hồn trên từng tác phẩm rối nước. Bởi, mỗi con rối là một khối vật thể sống, khối cử động được, và mỗi con rối đại diện cho một số phận, một con người có thật trong lịch sử...".

Nói về nguyên liệu để chế tác ra một con rối nước, ông Nguyễn Văn Phi cho biết: "Gỗ sung là nguyên liệu chính dùng để tạo nên con rối nước. Ngoài mang ý nghĩa thể hiện sự sung túc, sung mãnh, thì gỗ sung còn đảm bảo được chất lượng mỗi sản phẩm. Đặc biệt, chất gỗ sung thường nhẹ, thẩm thấu hạn chế vì con rối nước biểu diễn hoàn toàn dưới nước và giảm được sự nứt vỡ..."

Tiếp nối và phát triển

Làng rối nước Đào Thục cách đây 20 năm tưởng chừng như bị xóa sổ. Các nghệ nhân đã phải tìm hướng đi mới để duy trì và bảo tồn phát triển nghề rối tại đây. Một hướng đi mới thành công chính là chủ động động, sáng tạo trong việc tiếp cận thị trường. Đổi mới việc tổ chức biểu diễn nhằm phục vụ khách du lịch, quảng bá du lịch thay thế cách biểu diễn trước mỗi năm chỉ một lần.

Du khách trong và ngoài nước háo hức xem biểu diễn rối nước
Du khách trong và ngoài nước háo hức xem biểu diễn rối nước

Nghệ nhân của phường múa rối nước Đào Thục phần lớn làm nghề nông. Công việc đồng ánh bận rộn, vất vả nhưng họ vẫn giữ niềm đam mê với nghệ thuật độc đáo mà cha ông để lại, cùng nhau gìn giữ, phát triển, lan tỏa đến cộng đồng.

Trung bình 1 tháng trước dịch, phường biểu diễn khoảng hơn chục ca diễn. Sau dịch, khán giả đến xem ít hơn, mỗi tháng có khoảng 6 ca. Bên cạnh việc biểu diễn cho khán giả đến xem ở đình làng, các nghệ nhân của phường múa rối còn đi diễn lưu động dịp hội hè hay tại các trường học. Chỉ cần khán giả có nhu cầu, các nghệ nhân múa rối nước Đào Thục sẵn sàng lên đường phục vụ.

Hiện tại phường múa rối nước Đào Thục đang đứng trước nhiều thử thách. Trong đó có việc thế hệ trẻ của làng nghề không mấy mặn mà với múa rối. Bên cạnh đó, ngoài biểu diễn nghệ thuật, các nghệ nhân còn làm nhiều nghề mưu sinh nên khó theo đuổi nghề thường xuyên. Kinh phí hoạt động, hỗ trợ các nghệ nhân, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất (làm mới, sửa chữa, tôn tạo con rối bị khấu hao…) còn hạn hẹp.

Làng rối nước Đào Thục - nơi lưu giữ ký ức dân tộc

Hằng năm, phường rối đều mở các lớp dạy nghề, truyền lại nghề tổ cho các lớp trẻ, mỗi lớp đào tạo sẽ có khoảng 16 - 20 người. Sau khi học xong, các học viên phải đi biểu diễn 2 năm mới được công nhận là nghệ sĩ biểu diễn múa rối nước chân chính. Tuy nhiên, hai năm dịch COVID-19 cũng làm công việc này bị ảnh hưởng tương đối.

Hiện nay, ngoài hoạt động biểu diễn phục vụ du khách, các nghệ nhân phường rối nước Đào Thục còn tổ chức nhiều dịch vụ du lịch phụ trợ thu hút nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế tới thưởng thức.

Nhờ đó, Đào Thục giờ đây không chỉ là làng múa rối nước truyền thống mà còn là làng du lịch. Đào Thục là địa phương đầu tiên trong các làng rối của Hà Nội được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng rối nước Đào Thục - nơi lưu giữ ký ức dân tộc

Nghệ thuật múa rối nước Đào Thục từng gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ tinh thần đam mê, nỗ lực giữ nghề và sáng tạo nội dung, các nghệ nhân nơi đây đã tạo nên sức sống mới cho làng nghề hơn 300 năm tuổi này.

Đọc thêm

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội Nhịp điệu cuộc sống

Quán xuyến công việc, huy động sức mạnh tổng hợp của cả Hà Nội

TTTĐ - Thực hiện yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, lãnh đạo các cấp của thành phố đã lăn xả, trực tiếp xuống hiện trường. Nhờ vậy, công tác khắc phục hậu quả của bão và lũ lụt của Hà Nội được hiệu quả, mang lại sự bình yên và khắc sâu niềm tin trong Nhân dân về người cán bộ mẫu mực.
Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội Người Hà Nội

Xây đắp văn minh, thắm tình Hà Nội

TTTĐ - Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh đã góp phần xây đắp những hệ giá trị mới của các công dân đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, khẳng định vốn quý của Hà Nội được gìn giữ, phát huy tích cực trong thời hiện đại.
Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão Nhịp điệu cuộc sống

Bản lĩnh, nghĩa tình, người Hà Nội vững vàng vượt bão

TTTĐ - Từng trải, bản lĩnh và nắm vững thông tin, người Hà Nội bình tĩnh, đoàn kết, chấp hành mọi quy định, khuyến cáo về phòng, chống bão của các cấp chính quyền và tương trợ lẫn nhau trước thiên tai khủng khiếp.
Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Phát huy giá trị chùa Trầm - chùa Trăm Gian trong dòng chảy công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Sáng 6/9, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian". Các nhà khoa học đầu ngành thống nhất quan điểm rằng hai di tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết được nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo nhằm gắn với du lịch tham quan, trải nghiệm trong chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia nhằm đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mùa đi xây những ước mơ... Người Hà Nội

Mùa đi xây những ước mơ...

TTTĐ - "Mùa thu ơi! Mùa thu / Mùa đi xây những ước mơ / Tung bay màu khăn thắm / Rực rỡ trên vai em", hòa trong tiếng hát rộn rã của "Mùa thu ngày khai trường", gần 2,3 triệu học sinh Hà Nội bước vào năm học mới với niềm hân hoan, náo nức...
Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa Nhịp điệu cuộc sống

Hà Nội: Nâng cao chất lượng việc bình xét danh hiệu văn hóa

TTTĐ - Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn, tổ dân phố văn hoá”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ.
Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể Nhịp điệu cuộc sống

Quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

TTTĐ - Thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU của Thành uỷ về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể.
Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập Người Hà Nội

Đông đảo người dân thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

TTTĐ - Dịp lễ Quốc Khánh năm nay, nhiều gia đình đã cùng nhau ghé thăm ngôi nhà ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Ký ức hào hùng về ngày hội non sông Người Hà Nội

Ký ức hào hùng về ngày hội non sông

TTTĐ - Thời gian 79 năm đã bào mòn sức khỏe, ký ức và thậm chí là nhân số của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Xem thêm