Tag

“Lạm phát” điểm chuẩn

Giáo dục 16/09/2021 20:53
aa
TTTĐ - Các trường đại học vừa công bố điểm chuẩn, trong đó, không ít ngành có mức điểm trúng tuyển là 29, 30. Nhiều thí sinh đạt trên 9 điểm vẫn trượt…
Đại học Y Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021 Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội cao nhất là bao nhiêu? Điểm chuẩn Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cao nhất là 30

10 điểm vẫn trượt

Theo thông báo của trường đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân, năm nay điểm chuẩn thấp nhất là 26,9 điểm và những nhóm ngành lấy điểm cao nhất là Kinh doanh quốc tế với điểm số là 28,25; Ngành Kiểm toán: 28,1 điểm…

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn năm nay cũng tăng điểm cao ngất ngưởng. Theo đó, ngành Hàn Quốc học điểm chuẩn là 30, ngành Đông Phương học thấp hơn là 29,80 điểm, nhiều nhóm ngành từ 27 điểm trở lên…

Hầu hết điểm đầu vào các trường ĐH năm nay đều tăng so với năm ngoái
Hầu hết điểm đầu vào các trường ĐH năm nay đều tăng so với năm ngoái

Năm 2021, ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Hà Nội với 37,55 điểm. Xếp sau đó là các ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật đều ở mức trên 36 điểm (điểm môn ngoại ngữ các ngành nhân hệ số 2).

Nguyễn Phương Anh ở quận Cầu Giấy đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường ĐH Hà Nội ngành Ngôn ngữ tiếng Anh (khối D78 gồm: Văn, Tổ hợp (Sử, Địa, Giáo dục Công dân, Ngoại ngữ x 2).

“Tổng cộng mình được 36.47 điểm, trong đó riêng tiếng Anh được 9,4 điểm. Ban đầu xem điểm mình hoàn toàn yên tâm vì nghĩ mức này cao hơn điểm chuẩn năm ngoái của trường, chắc chắn sẽ đỗ. Tuy nhiên tối qua, trường công bố điểm chuẩn mình đã “ngã ngửa” vì mình không đỗ nhiều trường có ngành Ngôn ngữ tiếng Anh. Bạn mình, không ít người đạt 37,12 điểm vẫn trượt”, Phương Anh cho biết.

Các trường khác cũng tăng điểm nhiều tới mức bất ngờ với ngành Ngôn ngữ tiếng Anh. Theo đó trường ĐH Quốc gia Hà Nội, điểm cho ngành Ngôn ngữ tiếng Anh là 37,13 (trong khi năm ngoái là 34 điểm). ĐH Thủ đô năm ngoái là 30.2 điểm thì năm nay cũng vọt lên 35.7 điểm.

Sau khi biết mình được 35,95 điểm, Nguyễn Văn Nguyện đã tự tin điều chỉnh nguyện vọng đăng ký vào ngành Ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung, ĐH Hà Nội. Chàng trai trẻ luôn đinh ninh rằng với điểm số như vậy, kể cả năm nay có tăng thì mức điểm này vẫn đỗ.

“Tối qua khi biết điểm, mình đã rất bất ngờ. Mình cũng nghĩ điểm sẽ tăng so với năm ngoái nhưng không ngờ tại sao lại tăng nhiều thế. May mình vẫn đỗ nguyện vọng 3 là ngành Quản trị khách sạn, ĐH Thương mại. Dù không thích lắm nhưng mình vẫn phải chấp nhận”, Nguyện cho biết.

Nhiều thí sinh tiếc nuối vì đạt hơn 9 điểm vẫn trượt đại học
Nhiều thí sinh tiếc nuối vì đạt hơn 9 điểm vẫn trượt đại học

Được biết, năm nay ở môn Ngoại ngữ nhiều thí sinh đạt điểm 9, thậm chí gần 10 điểm nhưng vẫn trượt đại học. Không ít thí sinh tỏ ra tiếc nuối và không hiểu tại sao, thi “tay bo” vất vả như vậy, điểm cũng cao gần như tuyệt đối mà vẫn không đỗ đại học.

Quá nhiều ưu tiên khiến một số ngành tăng điểm chuẩn

Không ít ý kiến cho rằng, điểm thi năm nay cao, rất nhiều thí sinh được 8, 9 điểm, thậm chí là điểm 10 điểm nhưng vẫn trượt đại học. Có thể nói đây là “lạm phát điểm” bởi có những nhóm ngành, điểm cao gần như tuyệt đối vẫn không có giá trị.

Theo GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội: “Điểm chuẩn năm 2021 tăng có thể xét đến một số các lý do chính sau đây: Phổ điểm thi THPT năm 2021 tăng nhẹ ở các môn thuộc khối C và khối D nên đương nhiên điểm chuẩn đại học tăng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, các trường đại học ngày càng gia tăng những hình thức xét tuyển ngoài kết quả thi THPT, ví dụ như xét tuyển học bạ, xét tuyển thẳng thông qua các chứng chỉ quốc tế, các giải thưởng quốc tế và quốc gia, thi đánh giá năng lực…

Chọn sai nguyện vọng cũng dẫn đến trượt đại học
Chọn sai nguyện vọng cũng dẫn đến trượt đại học

Việc gia tăng tỉ trọng xét tuyển như trên khiến chỉ tiêu các trường đại học dành cho xét tuyển từ kết quả THPT giảm xuống. Phổ điểm thi THPT tăng lên trong khi chỉ tiêu dành cho xét tuyển kết quả thi TPHT giảm xuống thì điểm chuẩn tăng lên là điều có thể hiểu được.

Ngoài ra, diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến kế hoạch du học của nhiều thí sinh bị đình trệ và chọn giải pháp học tập trong nước. Các em đều có ngoại ngữ tốt nên điểm thi vào các tổ hợp khối D cao”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, điểm ngoại ngữ của thí sinh năm nay tăng cao do các môn: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức và Nhật, thí sinh có chứng chỉ quốc tế theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ được điểm 10 và được quy đổi thành điểm xét tuyển ĐH riêng. Bên cạnh đó, đề thi năm nay cũng dễ hơn do được giảm tải. Điều quan trọng nhất, khi biết điểm của mình cao, nhiều em chủ quan nên đã lựa chọn những nhóm ngành không phù hợp dẫn đến trượt đại học.

Vì sao ngành Hàn Quốc học lấy ngưỡng 30 điểm đầu vào?

GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Điểm chuẩn đối với tổ hợp C00 vào ngành Hàn Quốc học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tiếp tục đứng ở ngưỡng tối đa 30/30 điểm năm thứ hai liên tiếp. Nguyên nhân do chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Hàn Quốc học rất thấp: Trong tổng số 50 chỉ tiêu thì đã có 15 thí sinh được xét tuyển thẳng theo chứng chỉ quốc tế, giải thưởng quốc gia…. Như vậy chỉ còn 35 chỉ tiêu cho xét tuyển từ điểm thi THPT.

Số lượng nguyện vọng cao (gần 1.800 chỉ tiêu đăng ký vào ngành Hàn Quốc học chia cho 35 chỉ tiêu còn lại, nên tỉ lệ cạnh tranh trung bình của các tổ hợp lên đến ngưỡng hơn 51 nguyện vọng lấy đỗ 1, đối với tổ hợp C00 thì tỉ lệ cạnh tranh còn cao hơn).

Điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng chính sách theo quy định của Nhà nước khiến điểm tổng (sau khi cộng điểm ưu tiên, tối đa lên đến 2,5 điểm đối với thí sinh người thiểu số ở KV1) của các em vượt qua ngưỡng 30/30. Trong thực tế, không có thí sinh nào đạt điểm thi tối đa 30/30 mà do được cộng điểm ưu tiên nên mới đạt hoặc vượt ngưỡng 30/30.

Đọc thêm

Ông Đặng Văn Huấn được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Giáo dục

Ông Đặng Văn Huấn được bổ nhiệm làm Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học

TTTĐ - Ông Đặng Văn Huấn, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học.
Hà Nội: Điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo mức lương cơ sở Giáo dục

Hà Nội: Điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo mức lương cơ sở

TTTĐ - Sáng 4/10, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định giá dịch vụ giáo dục để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội.
Hà Nội thông qua mức thu học phí công lập chất lượng cao Giáo dục

Hà Nội thông qua mức thu học phí công lập chất lượng cao

TTTĐ - Năm học 2024-2025, mức thu học phí của các trường công lập tự chủ và công lập chất lượng cao của Hà Nội sẽ tăng tối đa 10%.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng Giáo dục

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng có tân Hiệu trưởng

TTTĐ - PGS.TS Nguyễn Lê Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020-2025.
Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp Giáo dục

Sở GD&ĐT thông tin vụ giáo viên thân mật với nam sinh trong lớp

TTTĐ - Chiều 3/10, tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn đã thông tin về clip nhạy cảm của cô giáo với học sinh tại Trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.
6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 Giáo dục

6 học sinh Hà Nội thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa tổ chức ra mắt đội tuyển tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế năm 2024 với 6 thành viên.
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12 Giáo dục

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia diễn ra trong 2 ngày 25-26/12

TTTĐ - Kỳ thi chọn học sinh giỏi năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 25-26/12.
Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học Giáo dục

Đình chỉ giáo viên để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học

TTTĐ - Giáo viên dạy hợp đồng môn Ngữ văn để xảy ra hành vi không chuẩn mực tại lớp học đã bị đình chỉ.
Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời Giáo dục

Hà Nội: Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời

TTTĐ - Sáng 2/10, tại Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ khai mạc và phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024. Tuần lễ năm nay diễn ra từ nay tới ngày 7/10 với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”.
Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng Giáo dục

Gần 8 tỉ đồng học bổng cho sinh viên được trao tại lễ khai giảng Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Sáng nay (2/10), trong không khí vui mừng, phấn khởi chào đón năm học mới, Học viện Ngân hàng (HVNH) long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Xem thêm