Tag

Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu

Quốc tế 17/07/2019 09:17
aa
TTTĐ - Tận dụng chi phí lao động thấp và nguồn cung công nhân dồi dào, đất nước Bangladesh đang dần thay đổi. Trong khoảng một thập kỷ qua, nền kinh tế của quốc gia Nam Á này tăng trưởng trung bình 6%/năm. Dự kiến sẽ đạt mức 8,13% trong năm nay, đưa đất nước này trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Kỷ nguyên “Made in Bangladesh” bắt đầu

Công nhân Bangladesh làm việc trong các nhà máy của người nước ngoài

Bài liên quan

Philippines “đau đầu” với xử lý rác thải

Học cách vứt rác như người Nhật Bản

Cay đắng phận dâu xứ người

Áp lực học tập đè nặng học sinh đảo quốc sư tử

Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Vlapostok

Nhật Bản muốn hồi sinh ngành công nghiệp đang hấp hối

Quốc gia nào đứng đầu danh sách hộ chiếu quyền lực nhất thế giới?

Nền nông nghiệp Qatar hồi sinh sau cấm vận

Liên hợp quốc: 80 triệu việc làm sẽ biến mất vào năm 2030

Qua rồi thời của “Made in China”

Khi doanh nhân Trung Quốc Leo Zhuang Lifeng đến Bangladesh 22 năm trước, chỉ có một trong hai băng chuyền hành lý tại sân bay hoạt động. Đèn cũng không sáng. Sân bay xuống cấp ở thủ đô Bangladesh là một trong những thứ mà nhiều doanh nhân nước ngoài được trải nghiệm ở đất nước này, nơi có nền kinh tế còn rất tù túng vào thời điểm đó. “Thời điểm đó, Bangladesh thiếu hàng hóa cho cuộc sống hàng ngày. Ngay cả mua mì ăn liền cũng không phải là điều dễ dàng đối với người dân”, Zhuang cho biết.

Tương tự như trường hợp của ông Zhuang, doanh nhân Chang (Chủ tịch Tập đoàn Evergreen Products Group chuyên sản xuất tóc giả) đến Bangladesh lần đầu tiên vào một thập kỷ trước. Đó là vào mùa hè. “Đã có một trận mưa lớn và thủ đô Dhaka bị ngập lụt. Nước dâng cao đến nỗi bánh xe của tôi bị ngập hoàn toàn. Điện lưới cũng rất tệ. Luôn có sự cố mất điện trong văn phòng ở Dhaka mỗi khi tôi đến. Mỗi lần mất điện kéo dài tới một giờ đồng hồ”, ông hồi tưởng.

Trong vài năm đầu khi ông Chang đến đất nước này, không có chuyến bay nào từ thủ đô Dhaka đến nơi đặt nhà máy của công ty. Mặc dù có một sân bay nhưng nó không mở cửa vì hầu như không ai sử dụng nó. Điều đó có nghĩa mỗi lần đến nhà máy của mình, ông Chang phải đi bằng đường bộ khoảng 9 - 12 tiếng, tùy thuộc vào điều kiện giao thông.

Tuy nhiên, Bangladesh đã trải qua những thay đổi to lớn trong những năm qua. Hầu như, đất nước này không còn sự cố mất điện. Các con đường hiện đang được mở rộng. Đường cao tốc và cầu vượt cũng đang được xây dựng.

Hiện công ty của Zhuang đang thuê khoảng 20.000 công nhân ở quốc gia này. Các tổ hợp nhà máy của ông lớn đến mức trông chúng giống như những ngôi làng. Tại đó, có các trung tâm y tế tư vấn miễn phí cho nhân viên và các thành viên gia đình của họ, cũng như các nhà trẻ.

Các tổ hợp như vậy hiện đang có mặt khắp mọi nơi ở Bangladesh, vì các nhà đầu tư từ Trung Quốc và các nước khác tiếp tục kéo đến. Những khoản đầu tư như vậy đã biến Bangladesh thành cường quốc sản xuất với 3,5 triệu lao động. Lực lượng lao động dồi dào hoạt động trong những nhà máy may mặc cho các thương hiệu địa phương và quốc tế như Uniqlo, H&M hay cao cấp hơn như Michael Kors.

Tiền lương nhân công tăng vọt cùng với việc căng thẳng thương mại với Mỹ khiến Trung Quốc không còn sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư như trước. Bangladesh là một lựa chọn được nhiều công ty yêu thích, đưa nước này đến một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên của "Made in Bangladesh" bắt đầu.

Ông Zhuang hiện cũng là Chủ tịch của Hiệp hội Hoa kiều ở Bangladesh. Ông nhẩm tính, 22 năm trước đây chỉ có khoảng 20 - 30 công ty Trung Quốc tại Bangladesh. Tuy nhiên, đến nay con số đó đã tăng lên khoảng 400 công ty tại quốc gia Nam Á non trẻ này (Bangladesh tuyên bố độc lập vào năm 1971).

Động lực của ngành công nghiệp “tỷ đô”

Năm ngoái, Bangladesh đã hoàn thành các tiêu chí của Liên hợp quốc để được chuyển từ một “quốc gia kém phát triển nhất” thành một “quốc gia đang phát triển”. Điểm thu hút là chi phí lao động ở Bangladesh rất thấp. Chi phí các nơi khác đang tăng cao, ngay cả ở Việt Nam cũng khó có thể so sánh… Hơn thế nữa, dân số Bangladesh lên tới 160 triệu người, dân số dưới 25 tuổi chiếm tới 57%. Bangladesh là quốc gia có dân số trẻ.

Giống như nhiều doanh nhân khác, ông Chang cũng thành lập các nhà máy ở Bangladesh do chi phí nhân công tại quốc gia mình (Trung Quốc) tăng cao. Một thập kỷ trước, công ty của ông Chang có nhiều nhà máy ở các thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu, Côn Minh và Hà Nam. Ông đã đóng cửa nhà máy Quảng Châu và thu hẹp các nhà máy khác ở Trung Quốc. Giờ đây, 93% sản lượng tóc giả của công ty ông được sản xuất tại Bangladesh.

Trước khi chuyển các nhà máy của mình đến Bangladesh, ông Chang đã trả cho công nhân Trung Quốc làm việc trong nhà máy khoảng 2.000 nhân dân tệ (289 USD) mỗi tháng. Ngay sau khi chuyển nhà máy đến quốc gia Nam Á này, ông chỉ phải trả cho nhân công địa phương mức lương tối thiểu hàng tháng là 170 nhân dân tệ, tương đương 25 USD.

Mức lương tối thiểu ở Bangladesh hiện là 95 USD/tháng, thấp hơn rất nhiều so với những nước có điều kiện tương đồng khác ở châu Á. Ví dụ như, ở Campuchia mức lương tối thiểu trung bình là 182 USD mỗi tháng; tại Myanmar khoảng 108 USD; tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 180 USD, thậm chí còn thấp hơn ở các thành phố khác của Việt Nam. Mức lương tối thiểu thấp như vậy đã thúc đẩy may mặc trở thành ngành công nghiệp trị giá 30 tỷ USD, chiếm 80% giá trị xuất khẩu của Bangladesh.

Bên cạnh giá nhân công rẻ thì Bangladesh cũng gặp không ít khó khăn về logistics, bởi lĩnh vực này chiếm quá nhiều thời gian trong quy trình sản xuất.

Chittagong, cảng chính ở Đông Nam Bangladesh đã xử lý khoảng 2,56 triệu đơn vị hàng hóa, tương đương 20 feet (TEUs) trong năm 2017, nhiều hơn công suất thiết kế 1,7 triệu TEUs mỗi năm. Cảng không thể xử lý các tàu container lớn vì quá hẹp. Điều này khiến cho việc vận chuyển hàng hóa từ Bangladesh về Trung Quốc hoặc sang các nước khác khó khăn và lâu hơn đáng kể so với từ Campuchia.

Lo ngại “bẫy nợ” của Trung Quốc

Các khoản vay của Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bangladesh. Sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với Dhaka được thể hiện rõ bằng 27 thỏa thuận đầu tư và cho vay mà hai nước đã ký kết, với số tiền lên tới 24 tỷ USD khi Chủ tịch Tập Cận Bình đến thăm năm 2016.

Theo thời báo The Financial Express của Bangladesh, đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng từ Trung Quốc vào Bangladesh bùng nổ sau chuyến thăm của ông Tập. Vốn đầu tư đã cán mốc 506 triệu USD trong năm tài chính 2017 - 2018, tăng khoảng 68,5 triệu USD so năm 2016 - 2017.

Điều này làm dấy lên mối lo ngại rằng, quốc gia Nam Á này có thể rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Chen Wei, Phó Trưởng phái đoàn Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Dhaka nhấn mạnh rằng, những lo ngại về việc Trung Quốc tạo ra bẫy nợ cho Bangladesh là một sự “hiểu lầm hoàn toàn” và là “những lời bôi nhọ”. Những lo ngại như vậy “hoàn toàn không có căn cứ.”

Giáo sư Brahma Chellaney từ Trung tâm Nghiên cứu chính sách New Delhi, ước tính rằng nợ trung và dài hạn của Bangladesh tương đương với khoảng 14% tổng sản phẩm quốc nội. Mức độ nợ này là vừa phải.

Giáo sư Chellaney nói thêm rằng Bangladesh đã dựa vào sự hỗ trợ không chỉ từ Trung Quốc, mà cả Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc để thúc đẩy nền kinh tế. “Mặc dù Trung Quốc ảnh hưởng ngày một sâu rộng lên nền kinh tế Bangladesh nhưng nguồn vốn hỗ trợ, đầu tư của Ấn Độ và Nhật Bản vẫn rất quan trọng. Bangladesh mong muốn duy trì sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của mình bằng cách hợp tác với tất cả các cường quốc, không chọn ngả về một quốc gia”, ông nói.

Bangladesh là quốc gia xuất khẩu quần áo lớn thứ hai sau Trung Quốc, dự kiến sẽ xuất khẩu 39 tỷ USD hàng hóa này trong năm nay. Trong khi đó, chính phủ đặt mục tiêu con số sẽ là 50 tỷ USD vào năm 2021.

Đọc thêm

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112% Nhìn ra thế giới

Cuba: Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tăng 112%

TTTĐ - Cuba đầu tư cho ngành “công nghiệp không khói” chiếm 36,5% trong tổng số 43,120 tỷ peso (1,796 tỷ USD) ngân sách dành cho phát triển trong nửa đầu năm nay.
Quốc vương Thái Lan chính thức phê chuẩn bà Paetongtarn Shinawatra giữ chức Thủ tướng Thế giới 24h

Quốc vương Thái Lan chính thức phê chuẩn bà Paetongtarn Shinawatra giữ chức Thủ tướng

Ngày 18/8, Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã chính thức phê chuẩn bà Paetongtarn Shinawatra giữ chức Thủ tướng nước này.
Tập đoàn Cathay đặt mua máy bay A330neo Thế giới 24h

Tập đoàn Cathay đặt mua máy bay A330neo

TTTĐ - Tập đoàn Cathay của Hong Kong đã ký hợp đồng với Airbus đặt mua 30 máy bay thân rộng A330-900 sau khi đánh giá kỹ lưỡng chương trình đổi mới đội bay thân rộng có kích cỡ trung bình của mình.
Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thái Lan treo cờ rủ trong hai ngày đầu tháng 8 để tỏ lòng kính trọng đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tổng thống Mỹ gửi thư tay, mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Tổng thống Mỹ gửi thư tay, mượn thơ Nguyễn Du tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Mượn thơ của đại thi hào Nguyễn Du, Tổng thống Mỹ Biden nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò không thể thiếu trong việc xua đi những đám mây từng có lúc che phủ quan hệ 2 nước trong 50 năm qua...
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón hơn 50 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón hơn 50 đoàn đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 25/7, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Argentina Thế giới 24h

Lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Argentina

Sáng 25/7 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina đã tổ chức trọng thể Lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt gửi thư, điện chia buồn Thế giới 24h

Lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đồng loạt gửi thư, điện chia buồn

TTTĐ - Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các quốc gia, tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn với Đảng, Chính phủ, Nhân dân nước ta.
Tổng lãnh sự các nước tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Thế giới 24h

Tổng lãnh sự các nước tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, Lãnh sự quán các nước tại TP Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của vị Tổng Bí thư, thể hiện lòng cảm phục trước những đóng góp của người cho đất nước Việt Nam.
Bạn bè quốc tế chia buồn sâu sắc với Việt Nam Thế giới 24h

Bạn bè quốc tế chia buồn sâu sắc với Việt Nam

TTTĐ - Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các nước, các tổ chức trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn và bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc.
Xem thêm