Tag
Kiểm toán Nhà nước

Kiến nghị xử lý vi phạm của Vissan tại thời điểm chuyển đổi hình thức doanh nghiệp

Doanh nghiệp 16/09/2021 17:00
aa
TTTĐ - Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (sau này là Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) là một trong số nhiều doanh nghiệp thuộc UBND TP HCM quản lý vừa bị Kiểm toán Nhà nước chỉ ra những vi phạm trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, đặc biệt liên quan đến đất đai.
Vướng “tai tiếng” vi phạm thuế, VISSAN muốn vay ngân hàng 900 tỷ đồng không bảo đảm Vướng nhiều “phốt”, VISSAN kinh doanh thế nào? Trước lùm xùm hộp pate có dị vật giống ruồi, VISSAN từng dính nhiều “phốt” Công ty Vissan lên tiếng về sản phẩm xúc xích 3 Bông Mai heo có dị vật
Khu đất tại địa chỉ 420 Nơ Trang Long với giá trị lớn, là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ quyết toán giá trị vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của Công ty Vissan
Khu đất tại địa chỉ 420 Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) với giá trị lớn, là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ quyết toán giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của Vissan

Vi phạm về tài chính và đất đai

Tại Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2020 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) liên quan đến hoạt động kiểm toán quyết toán giá trị phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (sau này là Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản - Vissan), một trong số 28 doanh nghiệp thuộc UBND TP HCM quản lý bị “điểm tên” với hàng loạt những vi phạm.

Trong đó, Vissan được phát hiện chưa thực hiện các thủ tục pháp lý để điều chỉnh doanh nghiệp thuê đất từ công ty TNHH MTV sang công ty cổ phần, hoặc chưa hoàn tất thủ tục để ký hợp đồng thuê đất; Lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần chưa chính xác.

Với những vi phạm này, KTNN đã kiến nghị UBND TP HCM xem xét, xử lý các vấn đề lưu ý tại Báo cáo kiểm toán trước khi quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản; Phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa theo quy định.

KTNN cũng kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, phối hợp với Vissan lập thủ tục để điều chỉnh tên chủ thể hợp đồng thuê đất từ công ty TNHH MTV sang công ty cổ phần, đồng thời ký các hợp đồng thuê đất đối với 13 khu đất được giao quản lý sử dụng theo Quyết định số 3910/QĐ-UBND ngày 10/8/2015 của UBND TP HCM nhưng chưa ký hợp đồng thuê đất; Chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát và tham mưu cho UBND thành phố xử lý theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65, điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Đất đai và chỉ đạo tại Thông báo số 563/TB-VPCP ngày 7/12/2017 của Văn phòng Chính phủ đối với 11 khu đất có tổng diện tích 5.252,4 m² (là đất đai dôi dư trong quá trình cổ phần hóa tại Vissan), hiện đang tạm giao Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn tiếp nhận, tạm quản lý sử dụng).

Ngoài ra, KTNN cũng đề nghị Cục Thuế TP HCM kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan của Chi cục Thuế quận Bình Thạnh trong việc xác định sai tiền thuê đất tại địa chỉ 420 Nơ Trang Long với giá trị lớn, là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ quyết toán giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần của Vissan.

Hàng loạt “ông lớn” cũng bị “điểm tên”

Bên cạnh Vissan, hàng loạt “ông lớn” khác thuộc UBND TP HCM quản lý cũng vướng không ít sai phạm, có thể kể đến những cái tên quen thuộc như: Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông Công chánh, Công ty TNHH MTV Công trình Giao thông Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Xuất khẩu Lao động và Chuyên gia, Công ty Kinh doanh Thủy hải sản, Công ty TNHH MTV Đóng tàu An Phú, Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn, Công ty Kỹ thuật Xây dựng Phú Nhuận, Công ty TNHH MTV Phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn, Công ty TNHH MTV Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Bến Thành, Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Bến Thành, Công ty TNHH MTV Đầu tư Địa ốc Gia Định….

Đa số các đơn vị này vướng một hay nhiều sai phạm như: Đối chiếu, xác nhận công nợ phải thu, phải trả chưa đầy đủ; Chưa nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp về cổ phần hóa; Chậm lập báo cáo quyết toán cổ phần hóa; Chưa tuân thủ quy định trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; Chưa xây dựng phương án sử dụng đất trình UBND TP HCM phê duyệt trước khi xác định giá trị doanh nghiệp; Sử dụng đất không đúng mục đích; Kết quả kiểm toán xác định tăng giá trị thực tế vốn Nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần tại các doanh nghiệp 334,92 tỷ đồng và kiến nghị tăng thu ngân sách Nhà nước 505,97 tỷ đồng.

Cũng theo KTNN, để xảy ra những vi phạm nêu trên, UBND TP HCM cũng có những thiếu sót trong việc chậm có ý kiến về phương án sử dụng đất hoặc chưa phê duyệt phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp; Chưa phê duyệt giá đất đối với diện tích đất khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần; Chậm phê duyệt hầu hết các báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp.

Từ đó, KTNN đã kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát và tham mưu cho UBND Thành phố xử lý theo quy định; Đồng thời, chỉ đạo cơ quan chức năng thanh kiểm tra và xử lý tài chính đối với những đơn vị đã sử dụng đất sai mục đích theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ; Tổ chức thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hoá theo điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết số 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội để có biện pháp xử lý theo đúng quy định.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Xem thêm