Tag

Kiểm soát lạm phát vẫn tiềm ẩn rủi ro

Thị trường - Tài chính 03/07/2021 12:38
aa
TTTĐ - Các chuyên gia kinh tế đánh giá vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược có thể tạo áp lực lên mặt bằng giá cả...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kiểm soát lạm phát năm 2021 một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ổn định giá, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường giá cả diễn biến theo hướng tăng cao do quy luật trong dịp lễ, Tết và đã giảm dần trong các tháng tiếp theo. Có thể kể đến một số yếu tố tác động làm gia tăng áp lực lên mặt bằng giá như nguyên nhiên vật liệu (xăng dầu, thép, vật liệu xây dựng…) có xu hướng tăng.

Tuy nhiên cũng có một số yếu tố làm giảm áp lực, như giá thực phẩm ở mức thấp, giảm giá điện, chính sách tiền tệ, tín dụng được điều hành linh hoạt để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bởi ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ tư đã giúp lạm phát trong tầm kiểm soát.

Theo thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,47% so với cùng kỳ năm 2020. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm tăng 0,87% với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Trên cơ sở diễn biến trong 6 tháng đầu năm, các chuyên gia đưa ra nhận định, khả năng CPI cả năm đạt dưới 4%, thậm chí có thể dưới 3%.

Kiểm soát lạm phát vẫn tiềm ẩn rủi ro
CPI bình quân cả năm ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ

Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Phòng chính sách tổng hợp (Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính) cho biết, về mặt con số thì rủi ro lạm phát trong năm là không lớn, theo ước tính CPI mỗi tháng cuối năm còn có dư địa trên 1% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm dưới 4%.

Do vậy, có thể thấy việc kiểm soát CPI bình quân cả năm ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra.

Tuy nhiên, việc kiểm soát lạm phát không chỉ hướng thuần tuý đến vấn đề chỉ tiêu Quốc hội giao mà cần phải được đặt trong đa mục tiêu về thúc đẩy tăng trưởng, ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh, là đòn bẩy cho sản xuất kinh doanh cũng như ổn định tâm lý người tiêu dùng.

Theo ông Định, việc kiểm soát CPI bình quân cũng cần hướng đến việc kiểm soát cả CPI cùng kỳ tháng 12 nhằm tạo nền lạm phát cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2022.

Trong khi đó, PGS, TS, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4%, trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo ông Long vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược có thể tạo áp lực lên giá một số nguyên, nhiên vật liệu trên thị trường quốc tế, từ đó tác động đến thị trường trong nước, dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể tác động làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng.

Chuyên gia Ngô Trí Long nhấn mạnh, với diễn biến lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ, lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm tăng 0,87% cùng kỳ là điều kiện thuận lợi để tạo dư địa kiểm soát lạm phát như mục tiêu. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan vì áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm, mặc dù đang ở mức thấp nhưng đang tăng dần.

Với tư cách là cơ quan điều hành giá, lãnh đạo Cục Quản lý giá cho biết, để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát 6 tháng cuối năm 2021 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động.

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc chức năng theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, ngoài việc theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thế giới để đánh giá giá cả thị trường hàng hoá thiết yếu, sẽ phải tính toán dự báo các tác động đến mặt bằng giá trong nước cũng như các tác động tới sản xuất kinh doanh để có các biện pháp cân đối cung cầu.

Mặt khác, cơ quan quản lý cũng phải ngăn chặn kịp thời các hoạt động đầu cơ, thao túng giá cả, các hành động “tát nước theo mưa” để trục lợi…

Đọc thêm

Đa dạng chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Thị trường - Tài chính

Đa dạng chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm kích cầu tiêu dùng những tháng cuối năm và hưởng ứng chương trình khuyến mại tập trung, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình giảm giá sản phẩm lên đến 50% cho hàng nghìn mặt hàng…
Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt Thị trường - Tài chính

Cần xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất xây dựng cơ chế tính giá điện linh hoạt dựa trên các yếu tố như giờ cao điểm và thấp điểm, điều kiện địa lý và nguồn cung cấp năng lượng...
Xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.800 đồng mỗi lít Thị trường - Tài chính

Xăng RON95-III vượt ngưỡng 20.800 đồng mỗi lít

TTTĐ - Theo quyết định của liên bộ Công thương - Tài chính, trừ mặt hàng dầu mazut đi xuống, các mặt hàng xăng, dầu khác sẽ tăng giá từ 15 giờ hôm nay (7/11).
Làm tốt công tác phân tích, dự báo để chủ động giải pháp quản lý giá Thị trường - Tài chính

Làm tốt công tác phân tích, dự báo để chủ động giải pháp quản lý giá

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Nợ có khả năng mất vốn của MSB đạt ngưỡng 3.000 tỷ đồng Thị trường - Tài chính

Nợ có khả năng mất vốn của MSB đạt ngưỡng 3.000 tỷ đồng

TTTĐ - Kết quả kinh doanh quý III/2024 của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) ghi nhận lợi nhuận giảm hơn 26%. Đặc biệt, nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng này lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.
Lãi quý III/2024 của Saigonbank giảm 28% Thị trường - Tài chính

Lãi quý III/2024 của Saigonbank giảm 28%

TTTĐ - Lãi trước thuế quý III/2024 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Saigonbank (UPCOM: SGB) giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải Thị trường - Tài chính

Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải

TTTĐ - Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tháng 10 cho thấy có sự điều chỉnh về tăng trưởng so với tháng 9, mặc dù các lĩnh vực kinh tế chủ chốt vẫn tương đối mạnh mẽ. Xu hướng giảm nhẹ này có thể hỗ trợ duy trì lãi suất thấp.
VietinBank và JCB ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Ultimate SaviY Thị trường - Tài chính

VietinBank và JCB ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Ultimate SaviY

TTTĐ - Vừa qua, VietinBank và tổ chức thẻ JCB tổ chức lễ ra mắt sản phẩm thẻ hoàn toàn mới dành cho tín đồ ẩm thực - thời trang. Đây hứa hẹn là sản phẩm thẻ mang lại những trải nghiệm đẳng cấp cùng những đặc quyền ưu việt dành cho khách hàng.
Khu vực APAC có tín hiệu tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội Thị trường - Tài chính

Khu vực APAC có tín hiệu tăng trưởng tích cực trong mùa lễ hội

TTTĐ - Trong bối cảnh nhu cầu mua sắm mùa lễ hội đang trở nên nhộn nhịp, Tập đoàn Federal Express (FedEx), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới, vừa chia sẻ thông tin chi tiết trong khảo sát mới nhất của công ty về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia Thị trường - Tài chính

Mạnh dạn giao tư nhân làm công trình trọng điểm quốc gia

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất đối với công trình trọng điểm quốc gia, nên mạnh dạn giao cho các doanh nghiệp tư nhân để tăng tỷ trọng đầu tư tư đối với toàn xã hội.
Xem thêm