Tag

Không chủ quan với bệnh cúm mùa

Tin Y tế 24/08/2023 12:12
aa
TTTĐ - Hàng năm, khi thời tiết chuyển mùa Đông Xuân, các bệnh truyền nhiễm liên quan đến hô hấp “đến hẹn lại lên”.
Sử dụng vắc xin cần phù hợp với các biến chủng của cúm mùa Quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm mùa Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh cúm mùa Khuyến cáo về việc phòng chống bệnh cúm mùa

Cùng với các đợt gió mùa Đông Bắc đầu tràn về (với miền Bắc) và các cơn mưa đầu mùa vào cuối Xuân (với miền Nam) là đến mùa của một căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp rất phổ biến và khá nguy hiểm. Đó là bệnh cúm mùa (khác với bệnh cúm gia cầm).

Nói về bệnh cúm mùa khá nhiều người trong chúng ta sẽ chủ quan cho rằng căn bệnh khá nhẹ và không có ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, một căn bệnh mà chúng ta nghĩ đơn giản vậy đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người do các biến chứng của bệnh trong đó có hàng trăm ngàn trẻ em đặc biệt dưới 5 tuổi và người cao tuổi (trên 65 tuổi).

 Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Chuyên gia y tế dự phòng Nguyễn Tuấn Hải cho rằng: “Nhóm người có bênh nền như tiểu đường, tim mạch, bệnh mạn tính như hen xuyễn hoặc nhóm phụ nữ có thai cũng là những nhóm người hay gặp các biến chứng năng do bệnh cúm gây ra.

Một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng để lại một hậu quả nặng nề cho cá nhân, xã hội, cộng đồng, ngành Y tế, doanh nghiệp khi mà cứ đến mùa nhiều bậc cha mẹ phải nghỉ ở nhà chăm con ốm do mắc cúm, nhiều công sở hoặc nhà máy thiếu nhân lực do nhiều người phải nghỉ do cúm mùa.

Các cơ sở y tế đôi khi bị quá tải khi số bệnh nhân cần chăm sóc đột ngột tăng cao. Theo thống kê vào năm 2016, tại Việt Nam có tới gần 300.000 trường hợp phải nhập viện do nhiễm trùng hô hấp do mắc cúm

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phòng tránh. Chúng ta đều biết khi có người mắc cúm là cần cách ly, làm sạch môi trường, khẩu trang. Tuy nhiên, đó chưa phải là các biện pháp triệt để. Phòng bệnh bằng vắc xin mới là biện pháp hữu hiệu, an toàn nhất”.

Bệnh cúm mùa do vi rút cúm (thường là 4 chủng từ H1N1, H3N2 và 2 chủng nhóm B) gây ra và nó lan truyền trong cộng đồng với khả năng biến đổi kháng nguyên liên tục (chúng ta sẽ thường xuyên tiếp xúc với vi rút cúm “mới”) nhưng theo quy luật nhất định về di truyền. Vì mỗi năm chủng vi rút cúm lưu hành khác nhau nên chúng ta cần tiêm nhắc vắc xin cúm mùa hàng năm (1 lần trong năm).

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã từ lâu thiết lập các trạm “quan trắc” vi rút cúm mùa trên khắp Thế giới (có cả ở Việt Nam) để phân lập, xác đinh vi rút cúm mùa lưu hành ở các khu vực (các vùng địa lý, khí hậu, Bắc bán cầu và Nam bán cầu…) để từ đó dự đoán, xác định chủng vi rút cúm sẽ xuất hiện vào mùa Đông xuân khu vực Bắc bán cầu (từ tháng 10 đến hết tháng 4 năm sau) và vào mùa Đông Xuân khu vực Nam bán cầu (từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm).

Từ việc xác lập được khả năng chủng vi rút cúm nào sẽ hoành hành ở đâu (Bắc và Nam bán cầu), WHO sẽ đưa ra các hướng dẫn về chủng vi rút cúm để sản xuất vắc xin cho các nhà sản xuất tuân theo và cung cấp cho thị trường theo thời gian tốt nhất (Bắc bán cầu tầm tháng 8-9, còn Nam bán cầu khoảng tháng 4-5 hàng năm).

“Đó là lý do tại sao chúng ta sống ở Việt Nam lại cần tiêm vắc xin cúm mùa mỗi năm 1 lần và vào thời điểm trước khi mùa bệnh cúm bắt đầu cũng như cần tiêm đúng vắc xin theo mùa đã được khuyến cáo.

Do Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên mùa cúm ở miền Bắc và miền Nam có thể lệch nhau chút về thời gian nhưng vì chúng ta nằm trọn vẹn ở Bắc bán cầu và theo khuyến cáo của WHO, chúng ta nên tiêm đúng chủng loại vắc xin Bắc bán cầu theo mùa, năm (ví dụ 2023- 2024) tức là bao trùm từ mùa Đông năm nay tới hết mùa Xuân năm sau.

Bây giờ, chúng ta đã hiểu vắc xin cúm mùa nghĩa là mùa nào thì có vắc xin chủng đó tức là mùa nào thức đó”, chuyên gia y tế dự phòng Nguyễn Tuấn Hải cho biết.

Đọc thêm

Hoàn Mỹ hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài điều trị các ca khó về thay khớp háng, khớp gối Tin Y tế

Hoàn Mỹ hợp tác cùng chuyên gia nước ngoài điều trị các ca khó về thay khớp háng, khớp gối

TTTĐ - Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống Hoàn Mỹ, Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ - hệ thống y tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Thay khớp háng ca khó, hội chẩn cùng chuyên gia” nhằm mang đến các giải pháp tiên tiến trong chăm sóc và điều trị các trường hợp thay khớp háng, khớp gối phức tạp.
Hỗ trợ các trạm y tế thiệt hại do cơn bão số 3 Tin Y tế

Hỗ trợ các trạm y tế thiệt hại do cơn bão số 3

TTTĐ - Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, trao quà cho người dân chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.
Sẽ bàn giao Trung tâm Y tế về UBND cấp huyện quản lý Tin Y tế

Sẽ bàn giao Trung tâm Y tế về UBND cấp huyện quản lý

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành kế hoạch 4266/KH-SYT triển khai thực hiện Quyết định số 4365/QĐ-UBND và Đề án số 09/DA-UBND ngày 21/8/2024 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển các TTYT thuộc Sở Y tế về UBND các quận, huyện và thị xã quản lý.
Cứu sống bệnh nhân chảy máu ồ ạt sau đẻ do rau tiền đạo Tin Y tế

Cứu sống bệnh nhân chảy máu ồ ạt sau đẻ do rau tiền đạo

TTTĐ - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã tiếp nhận và cấp cứu kịp thời một ca bệnh nặng, cứu sống bệnh nhân Lò Thị B (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).
Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư Tin Y tế

Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư

TTTĐ - Nhập viện trong tình trạng đau lưỡi lâu ngày, tự uống thuốc không đỡ, cụ bà ở Hà Nội được các bác sĩ Bệnh viện E phát hiện bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm.
Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi Tin Y tế

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu đang triển khai kế hoạch hỗ trợ 10 tấn thuốc, tương đương 2,5 tỷ đồng cho đồng bào khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ Sức khỏe

Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6 đến 13/9), toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 52 ca mắc tay chân miệng, 1 ca sởi.
Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ Tin Y tế

Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

TTTĐ - Quận Nam Từ Liêm ra quân tổng vệ sinh môi trường tại 10/10 phường trên địa bàn sau ảnh hưởng của bão số 3.
Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ Sức khỏe

Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ

TTTĐ - Sau khi lũ rút, cùng với các lực lượng khác, ngành Y tế tỉnh Yên Bái nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão Tin Y tế

Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão

TTTĐ - Sở Y tế đã có công văn hỏa tốc chỉ đạo thực hiện công tác tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Xem thêm