Khoản nợ ''siêu khủng'' của Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Bài liên quan
PVN khẳng định có dấu hiệu sai phạm tại Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn
Chuyển Bộ Công an điều tra loạt sai phạm tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Báo cáo tài chính Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) năm 2017 được kiểm toán bởi Deloitte Việt Nam cho thấy khoản nợ phải trả rất lớn của doanh nghiệp này.
Theo đó, tính đến hết năm 2017, PVN đang gánh khoản nợ phải trả 90.720 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn là 29.877 tỷ đồng và nợ dài hạn là 60.840 tỷ đồng. Trong khi đó, Báo cáo tài chính hợp nhất của PVN cho thấy cả tập đoàn này và các công ty con đang gánh khoản nợ 342.620 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4.500 tỷ so với thời điểm cuối năm 2016.
Báo cáo tài chính riêng của PVN cũng cho biết, tính đến 31/12/2017, tổng tài sản của tập đoàn ở mức 448.725 tỷ đồng, tăng hơn 9.000 tỷ so với mức 439.170 tỷ ở điểm cuối năm 2016. Trong đó, tài sản dài hạn là 301.800 tỷ đồng và tài sản ngắn hạn là 146.920 tỷ đồng.
Tập đoàn dầu khí Việt Nam. |
Về tình hình kinh doanh, trong năm 2017, PVN đạt hơn 16.525 tỷ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng hơn 2.000 tỷ đồng so với mức 14.447 tỷ đồng năm 2016. Đáng nói, sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng của PVN còn 3.175 tỷ đồng, giảm hơn 150 tỷ đồng so với năm 2016.
Đặc biệt, năm 2017, chi phí tài chính của PVN lên mức 5.400 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 2.200 tỷ đồng năm 2016. Trong đó, chi phí lãi vay của PVN lại giảm mạnh còn 7 tỷ đồng, giảm 140 tỷ so với năm 2016; chi phí quản lý doanh nghiệp của PVN ở mức 1.310 tỷ đồng.
Chiếu theo Báo cáo tài chính cho thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của PVN tăng mạnh đạt 31.500 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng so với năm 2016. Kết quả này khiến lợi nhuận sau thuế của PVN cũng tăng lên mức hơn 30.350 tỷ đồng, tăng hơn 4.000 tỷ đồng so với năm 2016 ( năm 2015 lợi nhuận đạt 22.586 tỷ đồng, năm 2014 gần 43.000 tỷ đồng, năm 2013 là 42.500 tỷ đồng, năm 2012 là 42.000 tỷ đồng).
Đáng chú ý, tính đến thời điểm hết năm 2017, tiền và các khoản tương đường tiền của PVN cũng giảm mạnh xuống còn 15.920 tỷ đồng, giảm gần 4.000 tỷ đồng so cuối năm 2016. Trong đó, khoản tiền mặt của PVN chỉ có hơn 2,7 tỷ đồng, giảm 1,3 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Trong khi đó, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn của PVN là 1.477 tỷ đồng, giảm hơn 1.300 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2016.
Bài liên quan
Chuyện xây đền thờ Chi Lăng và lời khẳng định hỗ trợ nguồn vốn của Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí