Tag

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao

Giao thông 08/01/2025 22:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 07/TB-VPCP ngày 8/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ ba Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Đường sắt tốc độ cao: Huy động sức dân và doanh nghiệp tư nhân Thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao

Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại

Thông báo nêu: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, trải dài từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh (qua 20 tỉnh, thành phố), yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và hiện đại, tiến độ triển khai rất khẩn trương. Mục tiêu của Dự án không chỉ đầu tư xây dựng được một tuyến đường sắt tốc độ cao, mà còn để xây dựng, phát triển ngành công nghiệp đường sắt, đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực thiết kế, thi công, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống đường sắt tốc độ cao hiệu quả và an toàn.

Để triển khai Nghị quyết số 172/2024/HQ15 của Quốc hội, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thực hiện nhiệm vụ giao tại Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10/12/2024 của Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025 (Bộ Giao thông vận tải lấy ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo trước khi trình). Trong đó, Bộ xây dựng kế hoạch, tiến độ chi tiết các thủ tục, công việc chính phải thực hiện (từ thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi đến thời điểm khởi công xây dựng) và dự kiến kế hoạch tổng thể để khai thác, vận hành dự án bảo đảm khoa học, toàn diện, đồng bộ, khả thi. Đồng thời, các đơn vị chức năng phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của Nghị quyết để xác định cách thức tiến hành, cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương để triển khai các cơ chế đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội thông qua (xác định rõ hình thức văn bản và thẩm quyền ban hành, cơ quan chủ trì, thời gian trình, ban hành).

Phó Thủ tướng cũng lưu ý một số nội dung công việc các Bộ ngành, địa phương liên quan cần ưu tiên triển khai ngay.

Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan: Khẩn trương rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao; rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực (số lượng, chuyên ngành đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào đạo…).

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện đào tạo theo đặt hàng của Chính phủ, trong đó nghiên cứu mô hình, phương thức đào tạo (trường đại học trong nước, nước ngoài và/hoặc kết hợp với đối tác (doanh nghiệp, nhà thầu) sẽ hợp tác). Phó Thủ tướng yêu cầu xác định danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ, đặt hàng; nghiên cứu, lựa chọn các doanh nghiệp trong nước có năng lực kinh nghiệm để phối hợp, chuyển giao công nghệ, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa (thi công xây lắp, hệ thống thông tín tín hiệu...); cơ chế lựa chọn nhà thầu phù hợp (đấu thầu, chỉ định thầu hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt).

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các địa phương tiến hành trước công tác giải phóng mặt bằng; nghiên cứu thành lập các tổ công tác chuyên môn, trong đó có thể mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia.

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật về đường sắt tốc độ cao

Khẩn trương kiện toàn mô hình Ban Quản lý dự án đường sắt

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương kiện toàn mô hình Ban Quản lý dự án đường sắt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để chủ động tham mưu, phối hợp xử lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án cũng như tiếp nhận quản lý, khai thác, vận hành sau khi Dự án hoàn thành.

Bộ Xây dựng chủ trì hướng dẫn quy định về nội dung, yêu cầu của thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay cho thiết kế cơ sở; hướng dẫn việc lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán các gói thầu liên quan đến công tác khảo sát, lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi (theo thiết kế FEED).

Bộ Xây dựng hướng dẫn áp dụng, sử dụng hệ thống định mức xây dựng, đơn giá, giá xây dựng công trình, sử dụng suất vốn đầu tư của các dự án, công trình đường sắt tương tự để lập tổng mức đầu tư dự án; hướng dẫn áp dụng mẫu Hợp đồng của Hiệp hội tư vấn quốc tế (hợp đồng FIDIC) để thực hiện các gói thầu thuộc Dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng tổ chức lựa chọn tư vấn thẩm tra để tiến hành thẩm tra, thẩm định song song với quá trình lập, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu phương án huy động vốn đầu tư để thực hiện Dự án, trong đó cần xác định rõ nhu cầu vốn, kế hoạch vốn, các loại nguồn vốn (ngân sách nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, ODA, nguồn thu từ đất đai, xã hội hóa...) để có phương án, bố trí kế hoạch vốn phù hợp.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu các nội dung liên quan đến việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho diện tích đất để thực hiện Dự án, đất vùng phụ cận ga đường sắt để tạo quỹ đất phát triển đô thị, nông thôn theo hướng tuyến giao thông (TOD), đất tái định cư, đất khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường...

Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao và Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Chính phủ chủ động nghiên cứu, rà soát, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để triển khai thực hiện.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án tái cơ cấu và khả năng tham gia các khâu từ xây dựng, đầu tư sản xuất, vận hành, duy tu bảo dưỡng… phù hợp với điều kiện năng lực.

Đọc thêm

Nhiều người trẻ vẫn vô tư vi phạm giao thông Giao thông

Nhiều người trẻ vẫn vô tư vi phạm giao thông

TTTĐ - Nghị định 168 được ban hành với mục đích giảm thiểu tình trạng vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, dù mức phạt đã được nâng cao, tình trạng vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm và nhiều hành vi vi phạm khác vẫn diễn ra phổ biến.
Từ chối kiểm định phương tiện vi phạm giao thông chưa nộp phạt Giao thông

Từ chối kiểm định phương tiện vi phạm giao thông chưa nộp phạt

TTTĐ - Nhằm phục vụ công tác kiểm định xe, từ chối ô tô vi phạm giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang làm việc với Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) để liên thông chia sẻ dữ liệu phương tiện vi phạm hành chính.
Tăng cường hiệu quả "phạt nguội" vi phạm giao thông bằng nhiều phương pháp Giao thông

Tăng cường hiệu quả "phạt nguội" vi phạm giao thông bằng nhiều phương pháp

TTTĐ - Việc thưởng tiền cho người gửi tin báo vi phạm giao thông chỉ là một giải pháp tình thế, không thể giải quyết tận gốc vấn đề. Để giải quyết tình trạng vi phạm giao thông tràn lan hiện nay, cần có những giải pháp đồng bộ cũng như thúc đẩy đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính.
Nhựa Tiền Phong khởi công cây “Cầu nối yêu thương” số 117 Giao thông

Nhựa Tiền Phong khởi công cây “Cầu nối yêu thương” số 117

TTTĐ - Sáng 6/1/2025, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong làm lễ khởi công cây Cầu nối yêu thương số 117 trên bản Chà Lắn, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Đây là cây Cầu nối yêu thương thứ 2 do Nhựa Tiền Phong dành tặng cho bà con vùng biên giới tại tỉnh Nghệ An.
Vi phạm giao thông giảm đáng kể sau khi áp dụng Nghị định 168 Nhịp điệu cuộc sống

Vi phạm giao thông giảm đáng kể sau khi áp dụng Nghị định 168

TTTĐ - Sau gần 1 tuần triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định 168, ý thức chấp hành luật giao thông của người dân Thủ đô đã có những chuyển biến tích cực. Tại các nút giao thông, tình trạng các tài xế lấn qua vạch, vượt đèn đỏ đã giảm mạnh, diện mạo giao thông ở Hà Nội trở nên văn minh, đẹp hơn...
TP Hồ Chí Minh: Nhiều người sử dụng Metro số 1 chưa văn minh Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Nhiều người sử dụng Metro số 1 chưa văn minh

TTTĐ - Đơn vị quản lý tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) nhìn nhận, nhiều hành khách sử dụng tuyến metro còn vi phạm nhiều lỗi, gây ảnh hưởng đến văn hóa chung.
Hà Nội hướng dẫn tổ chức giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân Giao thông

Hà Nội hướng dẫn tổ chức giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội ban hành thông báo hướng dẫn phân luồng tổ chức giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân 2025.
Cách gửi thông tin, hình ảnh vi phạm giao thông tới cảnh sát Giao thông

Cách gửi thông tin, hình ảnh vi phạm giao thông tới cảnh sát

TTTĐ - Để gửi thông tin, hình ảnh, clip... phản ánh vi phạm giao thông, người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeTraffic, iHanoi hoặc trang Zalo, đường dây nóng của Phòng CSGT Công an các địa phương.
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ còn 6 điểm chưa giải phóng mặt bằng Giao thông

Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ còn 6 điểm chưa giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, dự án cao tốc đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ vẫn còn 6 điểm chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.
Cao Bằng: 23 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Giao thông

Cao Bằng: 23 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 21 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định, 2 trường hợp điều khiển xe ôtô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
Xem thêm