Tag

"Khắc tinh" của xe quá tải

Đô thị 04/12/2020 19:00
aa
TTTĐ - Sau hơn 3 tháng thí điểm kiểm soát tải trọng xe bằng hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe điện tử tự động trên Quốc lộ 5, theo đánh giá của lực lượng chức năng, xe quá tải đã có dấu hiệu giảm sâu rõ rệt, thậm chí có những ngày không có phương tiện nào vi phạm.
Hệ thống cân xe tự động hiện đại nhất Việt Nam được lắp đặt thí điểm trên Quốc lộ 5 để kiểm soát và ngăn chặn xe quá tải.
Hệ thống cân xe tự động hiện đại nhất Việt Nam được lắp đặt thí điểm trên Quốc lộ 5 để kiểm soát và ngăn chặn xe quá tải

Tại buổi họp về công tác triển khai, đánh giá hoạt động thí điểm hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe tự động trên Quốc lộ 5 vào sáng 4/12, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ, từ 0 giờ ngày 15/8/2020, Tổng cục đã chỉ đạo cho trích xuất dữ liệu, sử dụng kết quả thu được từ 2 bộ thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe lắp đặt trên 2 làn xe, tại Km78+830 trên Quốc lộ 5 (chiều Hải Phòng-Hà Nội) để xác định hành vi vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm mức xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Thống kê của Tổng cục Đường bộ cho thấy, từ ngày 15/8-30/11/2020, tổng số xe tải (xe thân liền khối lượng toàn bộ ≥16 tấn và tổ hợp xe đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc) được cân kiểm tra là 305.015 xe, trong đó có 451 xe (tỷ lệ bằng 0,15%) vi phạm tải trọng đường bộ ở mức xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Trong đó, tỷ lệ xe vi phạm quá tải trọng giảm dần theo từng tháng. Cụ thể, tháng đầu tiên, số xe vi phạm giảm còn tỷ lệ 0,23%, số xe vi phạm theo ngày giảm xuống bình quân còn 7,2 xe/ngày; tháng thứ hai, số xe vi phạm giảm còn tỷ lệ 0,18%%, số xe vi phạm theo ngày giảm xuống bình quân còn 5,4 xe/ngày; tháng thứ ba và nữa đầu tháng thứ tư, số xe vi phạm giảm còn tỷ lệ 0,15%, số xe vi phạm theo ngày giảm xuống bình quân còn 4,2 xe/ngày. Đặc biệt, có 10 ngày không có xe vi phạm.

Khẳng định việc đưa 2 bộ cân điện tử tự đồng vào hoạt động thí điểm (trích xuất dữ liệu về kết quả cân làm căn cứ xử phạt) đã mang lại hiệu quả rất cao trong công tác kiểm soát xe quá tải trên Quốc lô 5, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ tiết lộ con số, tỷ lệ số xe vi phạm tải trọng đường bộ mức xử phạt từ 6,9% giảm còn 0,15% (giảm 46 lần); số xe vi phạm theo ngày bình quân 176 xe/ngày xuống còn 4,2 xe/ngày (giảm 42 lần); mức độ vi phạm không cao, chủ yếu trên 10-30%;

“Lần đầu tiên thông qua hệ thống cân này đã phát hiện và xử lý, ngăn chặn được tình trạng các xe có trục phụ có cơ cấu nâng hạ trục, số xe vi phạm tổng trọng lượng giảm rất nhiều. Đáng chú ý, hầu hết các chủ phương tiện đều chấp thuận về kết quả vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt,” bà Hiền cho biết.

Phía Tổng cục Đường bộ cũng đánh giá hệ thống cân này tốc độ cao, ứng dụng công nghệ cảm biến lực có độ chính xác cao, ổn định, tin cậy; phần mềm cân xe tự động của Tổng cục Đường bộ cho phép hệ thống cân hoạt động tự động hoàn toàn, không cần thao tác vận hành và can thiệp của con người; cho ra kết quả cân rất nhanh (từ 3 đến 15 giây tùy thuộc tốc độ và tình trạng mạng internet tại thời điểm xe lưu thông qua cân); kiểm soát được 100% số lượt xe lưu thông trên đoạn đường đặt thiết bị cân.

Đây được xem là hệ thống cân tải trọng xe hiện đại nhất Việt Nam, hình thành trên sự kết hợp giữa công nghệ cân trọng tải của Nhật Bản và phần mềm tính toán của Tổng cục Đường bộ.

Hệ thống cân điện tử do JICA tài trợ với hệ thống camera hiện đại sẽ tự động chụp lại biển kiểm soát của tất cả các xe đi qua và lập tức đọc ra 15 thông tin của xe như tên chủ xe, khối lượng bản thân của xe, khối lượng hàng hóa được phép chở, kích thước thành thùng... Trong khi đó, với loại hình trạm cân tải trọng cũ phải cần lực lượng thanh tra túc trực giám sát, đo lường thành thùng, khối lượng xe.

Hệ thống cân sau đó sẽ tự động đo lường, phân tích thông số như xe nặng bao nhiêu tấn, tính toán ra xe này có vi phạm tải trọng không; vi phạm tải trọng cầu đường, tải trục bao nhiêu %,...

Ngoài ra, việc áp dụng xử phạt nguội giúp lực lượng chức năng không phải trực tiếp ra đường để dừng xe, kiểm tra và xử phạt vi phạm, tránh được tiếp xúc và va trạm với tổ chức, cá nhân vi phạm; chi phí cho việc vận hành, khai thác dữ liệu và xử phạt không đáng kể; nhân sự không phải trực 24/24 giờ trong ngày, không làm việc trực tiếp tại hiện trường; lái xe vi phạm bị phát hiện, xử phạt, tình trạng xe quá tải nhanh chóng được ngăn chặn, chấm dứt...

Để có thể triển khai áp dụng rộng rãi mô hình, công nghệ kiểm tra tải trọng xe tốc độ cao, tự động, Tổng cục Đường bộ đã xây dựng, trình và đề nghị Bộ Giao thông Vận tải ban hành mô hình thiết kế hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe tự động, tốc độ cao, một cấp cân để triển khai cho các dự án khác, trước mắt cho dự án lắp đặt cân tự động trên một số hệ thống đường bộ của thành phố Hà Nội, trong đó có đường vành đai 3-cầu Thăng Long và dự án lắp đặt cân xe trên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ.

Đánh giá hiệu quả của hệ thống cân tự động này rất cao, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và trong tháng 1/2021 sẽ cố gắng giao quyết định về Đề án áp dụng cân tải trọng với tốc độ cao tự động, trong đó đề nghị Tổng cục Đường bộ cần bổ sung và làm rõ ở Đề án việc xác định mô hình, tiêu chuẩn quy chuẩn để tạo hành lang pháp lý, kiến nghị nguồn vốn đầu tư bằng ngân sách (từ nguồn Trung ương hay địa phương) và chi phí quản lý, bảo dưỡng lấy từ quỹ bảo trì đường bộ; nếu đường chưa có nhà đầu tư BOT thì ai đầu tư, còn đường có nhà đầu tư dự án BOT sẽ đồng ý đầu tư và bổ sung kinh phí vào tổng mức đầu tư dự án…

Đọc thêm

Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng Đô thị

Anh nhân viên xe buýt lan tỏa giá trị nhân văn trong cộng đồng

TTTĐ - Không ngần ngại giúp đỡ người già, trẻ nhỏ với thái độ niềm nở, thân thiện, anh nhân viên của Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội không chỉ góp phần làm nên hình ảnh đẹp của ngành vận tải công cộng mà còn lan tỏa những giá trị nhân văn trong cộng đồng.
EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ Đô thị

EVNHANOI đồng hành, cấp điện an toàn cho người dân vùng lũ

TTTĐ - Đồng hành cùng người dân vùng lũ, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã sẵn sàng các biện pháp để đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục và ổn định.
Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông Đô thị

Bão, lũ gây ra 1.257 sự cố, hư hỏng về hạ tầng giao thông

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa thông tin về công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại, bảo đảm an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông sau cơn bão số 3 từ ngày 9 - 12/9 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, bão, lũ đã khiến xảy ra 1.257 sự cố, hư hỏng về kết cấu hạ tầng giao thông.
Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9 Đô thị

Phải hoàn thành khắc phục cây xanh gẫy, đổ trước ngày 25/9

TTTĐ - Hà Nội huy động sự vào cuộc của các đơn vị để hoàn thành việc khắc phục hạ tầng kỹ thuật, cây xanh, hệ thống chiếu sáng đô thị, chỉnh trang đô thị để sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi Đô thị

Khôi phục vận hành 90% đường điện bị ảnh hưởng do bão Yagi

TTTĐ - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), với sự khẩn trương và nỗ lực rất lớn, đến sáng 13/9, các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã khôi phục vận hành được khoảng 90% đường dây trung áp bị sự cố do ảnh hưởng bão.
TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm Giao thông

TP Hồ Chí Minh: Sắp hoàn thành mở rộng nhiều tuyến đường trọng điểm

TTTĐ - Nhiều tuyến đường trọng điểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đang được mở rộng lên 30 - 40m, như đường Tân Kỳ - Tân Quý, Dương Quảng Hàm, dự kiến sẽ được thông xe từ tháng 9 - 12/2024. Việc mở rộng các tuyến đường này sẽ giúp thông thoáng và giải quyết nhiều điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông.
TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan Đô thị

TP Hồ Chí Minh phát triển xe buýt điện, quyết giảm phát thải metan

TTTĐ - Tầm nhìn đến năm 2030, TP Hồ Chí Minh sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống xe buýt hiện có của thành phố thành xe buýt điện, với kế hoạch triển khai gần 2.800 xe. Đây là bước đi tiên phong của thành phố, đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí metan và CO₂, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho tương lai.
EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3 Đô thị

EVN thông tin về vận hành và cung cấp điện sau bão số 3

TTTĐ - EVN tiếp tục huy động tập trung nhân lực, phương tiện, vật tư thiết bị để nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục cung cấp điện trở lại cho các khách hàng bị ảnh hưởng do bão, lũ trong thời gian nhanh nhất.
Khẩn trương giải toả, khắc phục thiệt hại về cây xanh gãy đổ Đô thị

Khẩn trương giải toả, khắc phục thiệt hại về cây xanh gãy đổ

TTTĐ - Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 11065/VP-ĐT, ngày 11/9 gửi các Sở Xây dựng, Giao thông vận tải; Công an thành phố, UBND các quận về việc phối hợp triển khai công tác khắc phục thiệt hại về cây xanh gãy, đổ sau cơn bão số 3 (Yagi).
Tuyệt đối không cho phương tiện lưu thông qua các vùng ngập lụt Đô thị

Tuyệt đối không cho phương tiện lưu thông qua các vùng ngập lụt

TTTĐ - Ngày 11/9, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác bến xe và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, an toàn vận hành trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách khi thời tiết bất lợi.
Xem thêm