Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống
Hà Nội có 305 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã
Bài liên quan
Nơi hội tụ tinh hoa của các làng nghề truyền thống
Thi “Bàn tay vàng thanh niên các làng nghề truyền thống”
13 làng nghề truyền thống của Hà Nội trưng bày sản phẩm ở Hội An
Bài 121: Cấp thiết “giữ lửa” cho làng nghề truyền thống
Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm văn hiến là nơi tập trung nhiều làng nghề và có nghề, chiếm gần 30% tổng số làng nghề và làng có nghề của cả nước. Trong đó, đã có 305 làng nghề được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã với các nghề như khảm trai, sơn mài, làm nón, điêu khắc gỗ, tơ lụa… nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, làng nghề đã thực sự trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Thăng Long – Hà Nội. Làng nghề truyền thống không chỉ góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm và thu nhập ổn đinh cho người dân địa phương mà còn là nơi bảo tồn, phát huy những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền thống từ đời này sang đời khác qua bàn tay tài hoa, tâm huyết và trí tuệ của lớp lớp nghệ nhân, góp phần quan trọng trong bảo tồn các giá trị đặc sắc của dân tộc.
Toàn cảnh buổi Hội thảo |
Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, đồng chí Đào Xuân Dũng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, cho biết: Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, Chương trình 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội (khóa XVI) về “Phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 – 2020”, Hà Nội đang hướng tới xây dựng “Thành phố sáng tạo” với nền tảng là các ngành công nghiệp sáng tạo mũi nhọn của Thủ đô. Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ ở làng nghề truyền thống Hà Nội trở thành ngành “Công nghiệp sáng tạo” mũi nhọn là một trong những nội dung quan trọng của Đề án phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. Do vậy, rất cần sự kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp để xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm của làng nghề.
Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề cụ thể về tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề truyền thống Thăng Long – Hà Nội; những thuận lợi, khó khăn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề truyền thống, đặc biệt trong việc kết nối các doanh nghiệp với làng nghề, việc tôn vinh các nghệ nhân của các làng nghề.
Bên cạnh đó, Hội thảo cũng ghi nhận nhiều tham luận của các đại biểu về vấn đề bài học kinh nghiệm để bảo tồn và phát huy các di sản làng nghề truyền thống Thăng Long – Hà Nội; định hướng gợi mở các giải pháp mang tính đột phá trong việc liên kết giữa làng nghề truyền thống và doanh nghiệp. Đồng thời cũng có nhiều ý kiến đề xuất, kiến nghị với Trung ương, thành phố, địa phương về chủ trương, chính sách, cơ chế bảo tồn, chấn hưng và phát triển làng nghề truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.
Bài liên quan
Khoảng 150 gian hàng tham gia Hội chợ làng nghề Việt Nam
Bài 3: Bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của làng nghề
Nơi hội tụ tinh hoa của các làng nghề truyền thống