Tag

Hy hữu cựu giảng viên kiện đòi trường bồi thường 20 tỷ đồng

Bạn đọc 10/04/2021 08:00
aa
TTTĐ - Thẩm phán Lưu Hữu Giàu ở TAND tỉnh An Giang cho biết, vụ án tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động do cựu giảng viên Lê Văn Ngọc kiện Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, đòi bồi thường 20 tỷ đồng sẽ được xử phúc thẩm ngày 20/4 vì án sơ thẩm bị kháng cáo toàn bộ.
Từ vụ nhân viên cũ kiện đại lý Mercedes Benz tại Việt Nam, hé lộ “lỗ hổng” trong quản lý? Yên Thế - Bắc Giang: Cần hiểu đúng bản chất vụ kiện hành chính lớn nhất tỉnh 37 vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến sắt thép

Bản án sơ thẩm số 01/2021/LĐ-ST do TAND thành phố Long Xuyên xét xử ngày 7/1/2021. Nội dung “tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải; Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động; Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế”. Vụ án được khởi kiện từ năm 2017.

Hy hữu cựu giảng viên kiện đòi trường bồi thường 20 tỷ đồng
Ông Lê Văn Ngọc với hồ sơ khởi kiện

Theo trình bày tại phiên sơ thẩm, ông Ngọc về Trường Chính trị Tôn Đức Thắng giữa năm 1995, làm giảng viên bộ môn Nhà nước và pháp luật. Quá trình làm việc ông Giàu được nhận nhiều khen thưởng nhưng ngày 1/10/2008, ông bị buộc thôi dạy lớp mở ở huyện. Từ ngày 1/4/2009, ông thôi dạy tại trường, cả hai lần đều bằng lệnh miệng mà không có quyết định.

Cũng từ đó, ông vẫn đến trường nhưng không được bố trí làm việc, lương giảm 50% và bị cắt hết các chế độ của giảng viên. Năm 2014, ông bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Ngày 25/5/2015, Hiệu trưởng Trường Chính trị ra Quyết định số 141/QĐ.TCT.TĐT cho ông thôi việc. Thời điểm đó, ông Ngọc đang bị bệnh nặng, giám định kết luận sức khỏe của ông giảm 62%.

Đơn khởi kiện của ông Ngọc yêu cầu tòa tuyên hủy Quyết định số 141/QĐ.TCT.TĐT ngày 25/5/2015 “vì sa thải người lao động trái pháp luật” và buộc trường nhận ông “trở lại làm việc” cùng bồi thường cho ông 20 tỷ đồng.

Ông Ngọc liệt kê hơn chục khoản tiền cho rằng bị thiệt hại từ năm 2008. Trong đó, các khoản tiền lớn là thu nhập thực tế bị giảm 1,2 tỷ đồng; Mất thu nhập từ giảng dạy gần 1,3 tỷ đồng; Tiền lương giảm khi ở trường và tiền lương từ ngày bị buộc thôi việc đến ngày xử sơ thẩm gần 1,8 tỷ đồng; Tổn thất tinh thần 2 tỷ đồng.

Đại diện Trường Chính trị tại tòa cho rằng, căn cứ Điều 29, Luật Viên chức, trường cho ông Ngọc thôi việc “là phù hợp và có sự chiếu cố mà không phải ra quyết định sa thải”. Lý do chính là ông Ngọc bị kỷ luật nên năm 2013 không được xếp loại và năm 2014 không hoàn thành nhiệm vụ.

Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, tỉnh An Giang

Bản án sơ thẩm nhận định: “Ngọc cho rằng trường không thành lập hội đồng xét kỷ luật đối với ông và theo trình tự được Bộ luật Lao động quy định. Tuy nhiên, ông Ngọc là đối tượng được điều chỉnh theo Luật Viên chức và trình tự được thực hiện theo quy định của Luật Viên chức. Do vậy, trường ban hành cho ông Ngọc thôi việc mặc dù theo quy định là buộc thôi việc là có lợi cho viên chức như ông Ngọc. Sau khi nghỉ việc theo Quyết định số 141/QĐ.TCT.TĐT ngày 25/5/2015 của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng thì ông Ngọc sẽ nhận được các chế độ và hưởng lương hưu theo quy định”.

Luật sư của ông Ngọc phát biểu tại tòa, quyết định trái quy định của pháp luật thì đề nghị tòa tuyên vô hiệu và “khôi phục các quyền lợi của ông Ngọc như những viên chức khác”. Bản án sơ thẩm lập luận, quyết định cho thôi việc chưa phù hợp nhưng có lợi cho ông Ngọc; Từ ngày 1/9/2015, ông Ngọc đã hưởng chế độ hưu trí hằng tháng nên không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Ngọc. Tòa chỉ tuyên “Trường Chính trị Tôn Đức Thắng có trách nhiệm chi trả chế độ thôi việc cho ông Lê Văn Ngọc số tiền 97.416.270 đồng”.

Ông Ngọc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng “áp dụng không đúng quy định của Luật Viên chức, pháp luật lao động và hệ thống pháp luật khác”, đề nghị cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm, chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của ông.

Nguyên nhân sâu xa của vụ kiện là ông Ngọc tham gia yêu cầu làm rõ tiêu cực của lãnh đạo Trường Chính trị Tôn Đức Thắng. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy An Giang đã vào cuộc “kiểm tra dấu hiệu vi phạm” và tháng 11/2011 có kết luận: Giai đoạn 2005 - 2010, trường để ngoài sổ sách trên 2,76 tỷ đồng; Bên cạnh đó, bổ nhiệm nhiều người không có bằng tốt nghiệp cấp 3 làm cán bộ. Vì vậy, Đảng ủy trường bị kỷ luật khiển khách, còn Hiệu trưởng bị cảnh cáo.

Trong quá trình đấu tranh, năm 2009, ông Ngọc bị trường kỷ luật cảnh cáo, sau nâng lên khai trừ Đảng và tháng 4/2015, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét khiếu nại của ông Ngọc đã hạ về cảnh cáo. Cũng là giai đoạn ông Ngọc không được giảng dạy, bị cho thôi việc.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Xem thêm