Tag
Hà Nội

Huyện Thanh Trì bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Người Hà Nội 04/11/2022 14:16
aa
TTTĐ - Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, đất rộng người đông, huyện Thanh Trì (Hà Nội) có nhiều tiềm năng phát triển. Theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường, thời gian qua, huyện đã tích cực, chủ động thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các tiêu chí còn lại với tinh thần quyết tâm phấn đấu phát triển huyện thành quận trong thời gian sớm nhất.
Thanh niên huyện Thanh Trì tô đẹp đường quêPhát huy hiệu quả mô hình tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháyHà Nội: 5 tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP diễn ra thành côngThanh niên huyện Thanh Trì khỏe để lao động và bảo vệ Tổ quốc

Ấn tượng liên hoan múa dân gian

Những năm gần đây, huyện Thanh Trì đặc biệt quan tâm khôi phục các điệu múa dân gian như múa rồng, múa sư tử, múa sênh tiền, múa chạy cờ...

Theo bà Nguyễn Thị Minh Hoa, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Thanh Trì, huyện đã xác định phát triển văn hóa gắn với du lịch tâm linh, đồng thời đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể như múa bồng, múa rồng, múa lân, múa sênh tiền và các lễ hội truyền thống địa phương để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vì vậy, việc tổ chức liên hoan các điệu múa dân gian huyện Thanh Trì năm 2022 vừa qua là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn tinh hoa nghệ thuật các thể loại múa dân gian của dân tộc nói chung, của người dân Thanh Trì nói riêng.

Trước đó, đầu tháng 10 vừa qua, huyện Thanh Trì tổ chức Liên hoan các điệu múa dân gian huyện Thanh Trì năm 2022 với sự tham gia của 48 đội thi đến từ 16 xã thị trấn tranh tài ở 3 nội dung: Múa rồng, múa sư tử và múa sênh tiền.

Múa sênh tiền
Múa sênh tiền

16 đội thi thể hiện nội dung múa rồng, múa sư tử và sênh tiền. Với sự tập luyện kỹ lưỡng, chuẩn bị chu đáo từ hình rồng múa, trang phục biểu diễn, âm nhạc, trống, thanh la... Các tiết mục múa sư tử khớp với nhịp điệu của trống và tiếng thanh la, các động tác dứt khoát của những nam thanh niên có sức khỏe đảm nhiệm với các động tác nâng đỡ, nhảy nhịp phối hợp nhuần nhuyễn đã mang đến cho khán giả những tiết mục mãn nhãn. Các đơn vị đã mang đến cho người xem các tiết mục đặc sắc, ấn tượng.

Em Chử Tuấn Ninh - thành viên đội múa rồng xã Tứ Hiệp chia sẻ: “ Ngay khi có kế hoạch của UBND huyện, đội chúng em đã lên kế hoạch để tập luyện, đội toàn người trẻ nên mọi người rất phấn khởi khi được tham gia Liên hoan, tích cực luyện tập trong nhiều ngày để mang đến liên hoan tiết mục trình diễn hoàn hảo nhất, tạo không khí hào hứng cho Nhân dân. Đây cũng là sân chơi lành mạnh cho anh em thanh niên, tăng sự đoàn kết, đẩy lùi các tệ nạn xã hội".

Các đội thi với nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có những bé gái còn đang là học sinh, đến những cô gái đã trưởng thành hay những cụ bà đã lớn tuổi nhưng đều có nét chung đó là mùa hoà quyện trong điệu múa sênh tiền tạo ra những phần thi độc đáo riêng có ở địa phương mình. Các phần thi đều được ban giám khảo và đông đảo khán giả đánh giá cao.

Chị Nguyễn Thị Thảo Nhung - khán giả đến từ xã Thanh Liệt, cho biết: “Sau 2 năm phải tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thì vừa rồi tôi được xem những màn biểu diễn múa dân gian ở Thanh Trì. Đây là một chương trình rất hay và ý nghĩa, không chỉ giải trí về mặt tinh thần mà còn giáo dục các thế hệ trẻ sau này hãy gìn giữ và phát huy những điệu múa cổ của cha ông để lại.

Những giá trị không đong đếm được

Được biết, huyện Thanh Trì là địa phương duy nhất của thành phố Hà Nội xây dựng đề án "Hỗ trợ đầu tư khôi phục và phát triển các điệu múa cổ, múa dân gian trên địa bàn huyện". Với đầy đủ ý nghĩa lịch sử, thể hiện thế giới quan của con người, đặc biệt là những quan niệm trong đời sống tâm linh, các điệu múa cổ, múa dân gian ở Thanh Trì thực sự đã mang đến cho đời sống tinh thần ở xã hội hiện đại những giá trị văn hoá của đất nghìn năm văn hiến không gì có thể đong đếm được.

Thực tế, múa cổ Hà Nội nói chung, múa cổ, múa dân gian ở Thanh Trì nói riêng gắn với đời sống tinh thần của người dân, là giá trị văn hóa của đất văn hiến nghìn năm. Khi xem các điệu múa cổ, từ cách biểu hiện, kiểu cách, màu sắc trang phục, đạo cụ, đặc biệt là ngôn ngữ, đều mang cảm giác gần gũi, thân thiện. Ngoài yếu tố phục vụ cho tín ngưỡng, múa cổ còn có tính trình diễn, thẩm mỹ cao.

Múa rồng
Múa rồng

Nghệ sỹ Nhân dân Ứng Duy Thịnh khẳng định: “Các điệu múa cổ mang ý nghĩa giáo dục con người vươn tới cái đẹp, cái thiện. Việc bảo tồn và phát huy múa cổ Hà Nội không chỉ là nhằm bảo tồn nghệ thuật múa dân gian, mà còn có ý nghĩa tích cực đối với con người trong đời sống đương đại".

Đó cũng là chia sẻ của chị Vũ Thị Kim Oanh, đội trưởng đội múa sênh tiền thôn Đồng Trì: “Tiết mục múa sênh tiền của thôn được mời biểu diễn ở nhiều lễ hội, liên hoan văn nghệ của thôn, xã, huyện và được Nhân dân yêu thích".

Ở huyện Thanh Trì, thôn Cổ Điển A luôn dẫn đầu xã Tứ Hiệp về mọi hoạt động văn hóa, thể thao. Đại diện thôn, ông Chu Văn Khởi cho biết: "Điểm nhấn của thôn Cổ Điển A chính là điệu múa rồng truyền thống. Thôn đã duy trì đội múa rồng suốt nhiều năm qua để gìn giữ điệu múa truyền thống của cha ông. Việc tập luyện được tổ chức thường xuyên song song với việc tổ chức một đội múa rồng “nhí” nhằm truyền dạy nghệ thuật múa rồng truyền thống cho các thế hệ kế tiếp".

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Xem thêm