Tag

Hợp tác xã ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường trong đại dịch

Kinh tế 30/11/2021 00:00
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế, các hợp tác xã đã chủ động ứng dụng công nghệ số để quảng bá sản phẩm, liên kết tiêu thụ, kết nối đầu ra… thông qua website, mạng xã hội, mở rộng thị trường tiêu thụ để vượt qua khó khăn.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu giúp giảm áp lực, khó khăn cho các hợp tác xã Phát huy vai trò của kinh tế tập thể trong xây dựng Nông thôn mới Hà Nội hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới Hà Nội đẩy mạnh nhân rộng mô hình hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao

Tiếp cận khách hàng bằng công nghệ số

Dịch bệnh diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã. Để ứng phó với đại dịch, giữ vững mức tăng trưởng, các hợp tác xã đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tăng kết nối, tiêu thụ nông sản.

Thời gian qua, nhiều hợp tác xã đã chia sẻ quá trình sản xuất, chế biến và cung cấp thông tin về nông sản qua Facebook, Zalo và đẩy mạnh bán hàng qua sàn thương mại điện tử... Đây là tín hiệu vui thể hiện sự bắt nhịp thị trường của các HTX trong thời đại công nghệ số.

Đơn cử như Hợp tác xã Rau củ quả sạch Gia Cát, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), trong những năm qua, hợp tác xã này luôn tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng rau VietGAP nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, Hợp tác xã Gia Cát đã tham gia vào chuỗi giá trị cung cấp các loại rau quả, bảo đảm an toàn cho thị trường trong và ngoài tỉnh; Hợp tác xã cũng mở rộng kinh doanh thông qua thị trường công nghệ. Nhờ đó, doanh thu của hợp tác xã ngày càng tăng lên.

Cụ thể, nếu như năm 2019, doanh thu của hợp tác xã chỉ đạt hơn 100 triệu đồng thì năm 2020 đã lên đến trên 500 triệu đồng. Hợp tác xã cũng đã đưa sản phẩm tham gia Chương trình OCOP để nâng cao giá trị và thương hiệu trên thị trường.

Hợp tác xã ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường trong đại dịch
Các hợp tác xã đã chủ động ứng dụng công nghệ số để quảng bá sản phẩm, liên kết tiêu thụ, kết nối đầu ra cho nông sản

Theo anh Hoàng Văn Thuận, Giám đốc Hợp tác xã Gia Cát, trước đây, các sản phẩm của hợp tác xã sau khi được thu hoạch, thường phải vận chuyển đến các chợ đầu mối để tìm người thu mua. Tuy nhiên hiện nay, các thành viên đã chụp ảnh sản phẩm đăng lên Zalo, Facebook để quảng cáo. Nhờ đó, khách hàng có thể nắm được các sản phẩm hiện có tại hợp tác xã. Cùng với đó, sản phẩm được nhiều người biết đến, lượng khách đặt hàng tăng nhanh qua các tháng.

“Qua các trang mạng xã hội của thành viên, khách hàng có thể đặt hàng và được hợp tác xã giao hàng tận nơi. Đây là cách giúp mang rau quả an toàn đến tận tay người tiêu dùng, tạo niềm tin và hình thành nên thói quen sử dụng rau sạch” anh Thuận nói.

Việc kết nối tiêu thụ sản phẩm, thông qua nền tảng công nghệ số không chỉ được mở rộng bởi các thành viên hợp tác xã mà hiện nay nhiều địa phương đã hỗ trợ người dân cũng như các hợp tác xã xây dựng, đăng ký tên miền cho website riêng để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Tiêu biểu như Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế (Bắc Giang) chuyên nuôi, chế biến các sản phẩm gà đồi.

Đầu tháng 5 vừa qua, nhận thấy thị trường tiêu thụ có khả năng bị thu hẹp do nhiều địa phương thực hiện giãn cách, cách ly xã hội, lượng khách hàng bị giảm, Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế đã quyết định tìm kiếm, đưa sản phẩm lên một số trang thương mại điện tử như: VOSO, Alibaba… Nhờ đó, dù chịu ảnh hưởng bợi dịch bệnh nhưng sản lượng tiêu thụ của hợp tác xã trong tháng 5 và 6 đều tăng. Cụ thể, hai tháng gần đây, hợp tác xã xuất bán trung bình hơn 2 tấn gà thịt cùng 5 tạ giò, chả/tháng, cao gấp đôi thời điểm trước khi có dịch.

Nâng cao trình độ và kỹ năng công nghệ cho các hợp tác xã

Nghiên cứu mới đây của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại 174 hợp tác xã ở 24 tỉnh thành phố và 34 Liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố ghi nhận, 76,8% số hợp tác xã tham gia khảo sát đã áp dụng số hóa để trao đổi thông tin và ra quyết định tập thể; 47,4% hợp tác xã thay đổi phương thức kinh doanh như, chuyển đổi hình thức bán hàng truyền thống sang online kết hợp giao hàng tận nơi; 37,4% hợp tác xã sử dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tuyên truyền tư vấn chuyện môn, chính sách…

Có thể nhận thấy, vai trò của thương mại điện tử trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, sẽ dễ dàng giúp người dân và các hợp tác xã giới thiệu và kết nối sản phẩm của tới khách hàng một cách tiện lợi, dễ dàng. Việc ứng dụng công nghệ số trong việc giới thiệu, tiêu thụ và quảng bá sản phẩm đã được nhiều hợp tác xã nông nghiệp và nhiều hộ dân ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế.

Hợp tác xã ứng dụng công nghệ số mở rộng thị trường trong đại dịch
Việc phát triển thị trường trên nền tảng số đã mang lại hiệu quả tích cực cho các hợp tác xã

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chắc chắn thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và dần thay thế các hình thức mua bán trực tiếp. Tuy nhiên, hiện nay, mới chỉ có khoảng 20% số hợp tác xã có website giới thiệu quảng bá sản phẩm, dịch vụ và khoảng 40% hợp tác xã ứng dụng thương mại điện tử phục vụ hoạt động mua bán sản phẩm.

Anh Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Quang Duy, thôn Trại Cả, xã Đồng Lạc (Yên Thế, Bắc Giang) cho biết: “Hiện chúng tôi đang tìm hiểu, khảo sát việc đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, song cũng gặp khó bởi chi phí cho hoạt động này lớn. Trong khi đó, thành viên hợp tác xã vẫn chủ yếu làm việc theo phương thức truyền thống, việc tiếp nhận công nghệ mới, nền tảng kỹ thuật số khiến họ phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu".

Rõ ràng việc phát triển thị trường trên nền tảng số đã mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, hiện thương mại điện tử vẫn còn rất sơ khai. Nguyên nhân chủ yếu do trình độ nhân sự quản lý hợp tác xã còn hạn chế, chưa có nhân sự chuyên sâu về xúc tiến các hoạt động thương mại điện tử, nguồn lực về cơ sở hạ tầng, thiết bị máy móc chưa đảm bảo.

Để phát huy hết vai trò của thị trường công nghệ số, cần phải có giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật đến đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động thương mại điện tử cho các hợp tác xã một cách phù hợp và thiết thực. Các ngành chức năng cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và sản xuất đào tạo nhân lực mới có thể giúp người nông dân, hợp tác xã bắt kịp thị trường công nghệ số hiện nay.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Đổi mới sáng tạo vì sức khỏe người Việt, FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025 Kinh tế

Đổi mới sáng tạo vì sức khỏe người Việt, FPT Long Châu được vinh danh tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025

TTTĐ - Tối 10/4/2025, hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu là đại diện Việt Nam được vinh danh với giải thưởng "Đổi mới sáng tạo - Đột phá công nghệ của năm" (Digital Innovation of the Year) tại Healthcare Asia Pharma Awards 2025.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân Kinh tế

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp, người dân

TTTĐ - Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
Kon Tum: Thi công trở lại dự án thủy điện Đăk Mi 1 Doanh nghiệp

Kon Tum: Thi công trở lại dự án thủy điện Đăk Mi 1

TTTĐ - Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) mới đây đã thống nhất cho phép thi công trở lại một số hạng mục thuộc công trình thủy điện Đăk Mi 1 tại huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Bỏ túi bí kíp du lịch siêu tiết kiệm với thẻ tín dụng VIB Doanh nghiệp

Bỏ túi bí kíp du lịch siêu tiết kiệm với thẻ tín dụng VIB

TTTĐ - Trước thềm dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5, Ngân hàng Quốc tế (VIB) chính thức khởi động chuỗi chương trình ưu đãi dành riêng cho chủ thẻ tín dụng, mang đến cơ hội mua sắm, du lịch và trải nghiệm dịch vụ với chi phí tiết kiệm nhất.
Lô PM3 CAA - biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển Doanh nghiệp

Lô PM3 CAA - biểu tượng của hợp tác quốc tế vì hòa bình và phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Malaysia được nâng tầm lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas) tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng với việc gia hạn Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) tại Lô PM3 CAA.
Phát triển kinh tế tư nhân, bừng sáng khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng tự cường Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, bừng sáng khát vọng kỷ nguyên thịnh vượng tự cường

TTTĐ - Trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra những định hướng chiến lược sâu sắc, tiếp nối tư duy đổi mới nhất quán và tầm nhìn xuyên suốt của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập, tự chủ, tự cường và hội nhập sâu rộng. Từ nền tảng 40 năm đổi mới, bài viết đã khẳng định kinh tế tư nhân là một trong những động lực đột phá, mở ra kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần định hình tương lai của nền kinh tế nước nhà.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Xem thêm