Hơn 71.500 trường hợp không có giao kết hợp đồng lao động được nhận tiền hỗ trợ
Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội động viên, thăm hỏi đối tượng người có công ở Lạng Sơn khi nhận tiền hỗ trợ
Bài liên quan
Kiên quyết xử lý các đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội để bảo vệ quyền lợi người lao động
Xóa tan nỗi lo thất nghiệp của lao động trẻ ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
Nỗ lực thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính sách trong quá trình chi trả gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
Giao lưu trực tuyến giúp người lao động Thủ đô thêm kiến thức về những điểm mới của Bộ luật Lao động
Hà Nội thí điểm ký quỹ 100 triệu đồng với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc
Thời gian vừa qua, trước những diễn biến phức tạp, khó lường đã lan rộng và bùng phát của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều lĩnh vực phải dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, kinh doanh cầm chừng làm gia tăng mạnh tình trạng thiếu, mất việc làm của người lao động, gia tăng thất nghiệp. Để chia sẻ, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, Chính phủ đã có nghị quyết về các biện pháp và gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng duyệt chi hỗ trợ cho 418 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, hỗ trợ 1.132 hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng.
Cùng với đó, 6 địa phương đã chủ động mở rộng đối tượng hỗ trợ so với Nghị quyết 42, Quyết định 15, thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, thành phố, gồm: Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Sóc Trăng.
Nhóm đối tượng mở rộng được 6 địa phương chi hỗ trợ là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội trong và ngoài công lập, gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng, hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, giáo viên, nhân viên trường mầm non, phổ thông ngoài công lập. Thống kê tới đầu tháng 6/2020, tổng số đối tượng hỗ trợ thêm 25.247 người với kinh phí thực hiện khoảng 27,626 tỷ đồng.
Nhóm đối tượng chính sách được hỗ trợ là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động... |
Cũng theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến đầu tháng 6/2020, các địa phương đã phê duyệt danh sách 15,8 triệu người thuộc các nhóm đối tượng được thụ hưởng, trong đó người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được phê duyệt là trên 11,8 triệu người.
Người lao động trong doanh nghiệp, lao động không có giao kết hợp đồng lao động, hộ kinh doanh theo số liệu của 47 tỉnh, thành phố là gần 4 triệu người. Tổng số tiền phê duyệt chi hỗ trợ cho các đối tượng tính đến hết tháng 5/2020 là 17,5 nghìn tỷ đồng, chưa bao gồm chi trả bảo hiểm thất nghiệp 2.500 tỷ đồng.
Về nhóm đối tượng chính sách được hỗ trợ là người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo với kinh phí hỗ trợ trực tiếp khoảng 9.235 tỷ đồng. Trong đó, 51 tỉnh, thành phố cơ bản chi trả xong (tỷ lệ đối tượng được hưởng đạt trên 70%), 12 tỉnh đang triển khai chi trả cho các đối tượng, đạt dưới 70% số đối tượng được duyệt.
Nguyên nhân một phần là do đối tượng không có mặt tại địa phương, đối tượng trùng lắp, một số địa phương còn thiếu kinh phí thực hiện. Bên cạnh việc chi trả trực tiếp cho người dân, nhiều địa phương đã tiến hành chi trả qua hệ thống bưu điện, nhanh chóng cấp kinh phí đến tay đối tượng ngay sau khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách đối tượng và kinh phí hỗ trợ.
Ngay trong cuối tháng 5/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn số 1896/LĐTBXH-VP đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người lao động trong doanh nghiệp, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động, hộ kinh doanh cá thể.