Tag

Hội nghị toàn quốc thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021

Thị trường - Tài chính 28/04/2021 20:06
aa
TTTĐ - Ngày 28/4, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ KH&CN, Thành ủy Cần Thơ tổ chức “Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021”. Đây là hội nghị toàn quốc đầu tiên tập trung chuyên sâu vào một trong những động lực và dư địa then chốt của tái cơ cấu nông nghiệp.
“Chàng trai robot” đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Hà Nội thúc đẩy sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn Cục Xúc tiến thương mại và Sendo chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản Hải Dương Giới trẻ sáng tạo kích cầu “giải cứu” nông sản từ vùng dịch Tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản tránh tình trạng cung vượt cầu

Hội nghị đã đánh giá tổng quan lĩnh vực chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới đan xen nhiều thách thức và cơ hội, đặc biệt trong sự biến đổi linh hoạt và nhanh chóng xu thế công nghệ chế biến của thế giới. Đó là vấn đề ứng dụng công nghệ số vào tối ưu hóa sản xuất, tài nguyên trong chế biến nông sản của thế giới và hướng tiếp cận với Việt Nam; Áp dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sau thu hoạch nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hội nghị cũng chia sẻ những xu hướng thị trường nông sản thế giới và các vấn đề đặt ra về sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn; Các vấn đề liên quan đến xây dựng, bảo hộ thương hiệu và hỗ trợ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, mở cửa thị trường nông sản để tạo tín hiệu dẫn dắt, xung lực mới nhằm hoàn thiện thể chế, tăng hiệu quả thực thi và sự liên kết trong thị trường.

undefined
Quang cảnh hội nghị

Thống kê của Bộ NN&PTNT, từ năm 2016 đến 2020, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản phát triển nhanh cùng với ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Cả nước hiện có trên 43.000 doanh nghiệp chế biến kinh doanh nông lâm thủy sản, trên 7.500 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu, tăng 1.500 cơ sở so với năm 2015. Trong 5 năm, có 67 nhà máy, cơ sở chế biến lớn với tổng mức đầu tư khoảng 2,58 tỷ USD được khởi công mới, đi vào hoạt động.

Năm năm qua ghi nhận thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản được mở rộng cả trong nước và quốc tế, chuyển mạnh sang thương mại chính ngạch; Tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao, có lợi thế như: Thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm đặc sản. Xuất khẩu nông lâm thủy sản đứng thứ 2 Đông Nam Á, thứ 15 thế giới và hiện có mặt ở trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện nay, sản lượng lúa ước đạt 43,98 triệu tấn, tăng 1,24 triệu tấn; khoai lang ước đạt 1,3 triệu tấn; rau, đậu 17,1 triệu tấn. Cây lâu năm: Sản lượng xoài đạt 788,4 nghìn tấn; thanh long đạt 1,1 triệu tấn; dứa đạt 674,0 nghìn tấn.

Sản lượng khai thác thủy sản đạt gần 3,6 triệu tấn, trong đó khai thác biển ước đạt 3.3 triệu tấn, khai thác nội địa ước đạt 209 nghìn tấn. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.4 triệu tấn.

Hệ thống phân phối nông sản nội địa có 8.500 chợ. Trong đó, chợ hạng 1 là 234 chợ (chiếm 2,8%); hạng 2 là 907 chợ (10,7%); hạng 3 là 7.359 chợ (86,5%); chợ đầu mối 94 chợ (1,1%). Đặc biệt, có 1.500 siêu thị, 240 trung tâm thương mại, 15 trung tâm hội chợ triển lãm. Ngoài ra, còn có các hình thức kinh doanh online, chợ điện tử.

undefined

Gian hàng giới thiệu thiết bị bảo quản, chế biến nông sản

Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, quá trình phát triển vẫn có nhiều yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế.

Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển mạnh; Tổn thất sau thu hoạch còn cao. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị gia tăng chưa phổ biến.

Để phát triển trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT nêu hai giải pháp hàng đầu: Một là triển khai thực hiện 4 Quy hoạch ngành quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Xây dựng các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành phục vụ công tác quản lý, phát triển ngành.

Hai là, phát triển thị trường, thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại; phát triển thị trường tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu, với mục tiêu nâng cao chất lượng và uy tín thương mại nông lâm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, hiện nay nông sản trong nước có 20-30% thông qua chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, Đài Loan (Trung Quốc) gần 80% nông sản qua chế biến mới bán ra thị trường. Ngành nông nghiệp nước ta phải so sánh hai con số đó để có phương hướng phát triển, tạo ra giá trị gia tăng, giải bài toán cung vượt cầu, giảm áp lực cho nông dân thường gặp cảnh trúng mùa rớt giá. Chính những sản phẩm chế biến sẽ khắc phục tình trạng nông sản nước ta được mùa mất giá. Khả năng chế biến nông sản trong nước rất lớn. Vấn đề là Nhà nước và doanh nghiệp bắt tay kết nối mở rộng thị trường, cùng nghiên cứu khoa học công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản.

Đọc thêm

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Thị trường hàng hóa ổn định

TTTĐ - Theo báo cáo của Quản lý thị trường Hà Nội, trong ngày 12/9, tình hình thị trường trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra hiện tượng găm hàng, tăng giá.
Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Xem thêm