Tag

Học sinh, phụ huynh Thủ đô quyên góp hơn 500 triệu đồng ủng hộ miền Trung

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 25/10/2020 20:42
aa
TTTĐ - Cùng cả nước hướng về “khúc ruột” miền Trung, nhiều phụ huynh và học sinh Thủ đô đã tham gia các chương trình quyên góp, ủng hộ bà con chịu nhiều thiệt hại do những đợt mưa lũ gây ra. Trong số đó có các nhóm mạng xã hội của các phụ huynh và học sinh chia sẻ các thông tin giáo dục cũng tham gia chương trình này.
Tuổi trẻ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản ủng hộ đồng bào miền Trung San sẻ khó khăn cùng đồng bào miền Trung Thành ủy Hà Nội tiếp tục kêu gọi ủng hộ Nhân dân các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ Ngành GD&ĐT Hà Nội quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung Tổ chức đấu giá ủng hộ miền Trung tại sự kiện kết nối sản phẩm OCOP
Ba học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam: Nguyễn Tú Quyên, Giải nhất Tiếng Anh thành phố; Phạm Việt Giang, giải Nhì Tiếng Anh thành phố Hà Nội, Phạm Ninh Giang lớp Toán 2 đã chia sẻ với phụ huynh và học sinh kinh nghiệm thi chuyên vào 10
Ba học sinh lớp 10 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam: Nguyễn Tú Quyên, Giải nhất Tiếng Anh thành phố; Phạm Việt Giang, giải Nhì Tiếng Anh thành phố Hà Nội, Phạm Ninh Giang lớp Toán 2 đã chia sẻ với phụ huynh và học sinh kinh nghiệm thi chuyên vào 10

Hơn 500 triệu đồng quyên góp vì miền Trung của nhóm phụ huynh và học sinh Hà Nội

Ngay từ khi nghe tin lũ hoành hành các tỉnh miền Trung, anh Kim Phương và các thành viên ban quản trị nhóm “Đồng hành cùng các kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh” đã lên chương trình kêu gọi phụ huynh nhóm quan tâm học hành của các con, hãy cùng chung tay chia sẻ.

Nhà văn Bùi Ngọc Phúc, thành viên group viết: “Chưa năm nào thời tiết khắc nghiệt như năm nay. Nước lũ chưa kịp rút các cơn bão lại liên tiếp đổ vào dải đất miền Trung. Đợt thiên tai này khiến nhiều người bị thiệt mạng và mất tích, chưa kể hàng chục ngàn người cần sự cứu trợ về lương thực và thuốc men. Hơn bao giờ hết, lúc này bà con miền Trung mong nhận được sự sẻ chia từ những tấm lòng hảo tâm của đồng bào trên cả nước.

Thấu hiểu hoàn cảnh của đồng bào miền Trung, với tinh thần lá lành đùm lá rách, nhóm đồng hành chính thức phát động chương trình hướng về miền Trung thân yêu. Đây là chương trình thiện nguyện nhằm chung tay góp sức giúp đỡ đồng bào miền Trung trong cơn hoạn nạn, nhóm đồng hành rất mong nhận được sự ủng hộ của các phụ huynh”.

Ngay lập tức, nhiều hoạt động quyên góp được các phụ huynh và học sinh nhóm tham gia tích cực. Nhiều phụ huynh đăng ký bán hàng online trên nhóm, trích tiền lãi góp quỹ, nhiều người ủng hộ bán đồ tặng 100% tiền. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo cũng nhiệt tình tham gia và một số học sinh, sinh viên đưa ra các ý tưởng đóng góp nhằm gây quỹ. Sau một tuần phát động, nhóm đã quyên góp được hơn 300 triệu đồng.

undefined

“Mấy ngày qua miền Trung đang phải chịu những thảm khốc của thiên nhiên, chúng con là Phan Khánh Linh lớp 9A, trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam và Nguyễn Triệu Hoàng Minh lớp 9C, trường TH School quyết định góp phần nhỏ bé của mình thực hiện một dự án, vừa để hỗ trợ các bạn học sinh làm quen với đề thi Olympic Tiếng Anh uy tín được tổ chức hàng năm và đề thi chuyên Anh vào lớp 10, vừa để gây quỹ thực hiện chiến dịch vì một miền Trung thân yêu trên nhóm đồng hành đang phát động. Dựa vào kiến thức chúng con đã được tiếp thu từ nhiều năm kết hợp với công nghệ hiện đại, chúng con đã tạo ra bộ đề thi thử cho các em khối 4 - 5 và các bạn khối 7, 8, 9”. Đó là tâm sự về ý tưởng thực hiện quyên góp của 2 bạn học sinh lớp 9 trường TH School và trường Hà Nội - Amsterdam. Thật bất ngờ, số tiền ủng hộ tùy tâm cho chương trình này đã đạt hơn 30 triệu đồng.

Học sinh và sinh viên chia sẻ hành trình chinh phục ước mơ

Tại buổi quyên góp, nhóm Lucky với các phụ huynh và các bạn học sinh Chuyên Hà Nội - Amsterdam và các sinh viên năm nhất các trường Đại học Ngoại thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Y Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa ra ý tưởng tổ chức chương trình workshop “Chia sẻ kinh nghiệm thi chuyên và tuyển thẳng đại học top đầu” gây quỹ ủng hộ miền Trung. Trong đó, nhóm học sinh cấp 3 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam: Nguyễn Tú Quyên (giải Nhất tiếng Anh thành phố Hà Nội, được tuyển thẳng vào chuyên Anh - THPT Chuyên Sư phạm, đỗ học bổng chuyên Ngoại ngữ và đỗ Anh 1 trường Hà Nội - Amsterdam); Phạm Việt Giang (giải Nhì tiếng Anh thành phố Hà Nội, học lớp 10 Anh 1, Thủ khoa quận Đống Đa trong kỳ thi vào 10 với số điểm: Toán 10; TA 10 và Văn 8.75); Phạm Ninh Giang (lớp Toán 2, giải Ba Toán thành phố Hà Nội, đỗ 3 trường Chuyên Tin Khoa học tự nhiên, Chuyên Toán Sư phạm và Chuyên Toán Hà Nội - Amsterdam) đã chia sẻ với phụ huynh và học sinh lớp 8, 9 về kinh nghiệm thi chuyên vào 10.

3 học sinh lớp 10 trường Hà nội -Amsterdam: Nguyễn Tú Quyên, Giải nhất TA thành phố, Phạm Việt Giang, giải Nhì TA thành phố HN cũng học lớp 10 Anh 1, Phạm Ninh Giang lớp Toán 2 Ams đã chia sẻ với phụ huynh và học sinh kinh nghiệm thi chuyên vào 10.

Phạm Việt Giang chia sẻ: “Kinh nghiệm của em là lập kế hoạch học tập theo từng tuần và duy trì thói quen thức dậy lúc 6h hằng ngày và nghe bản tin bằng tiếng Anh mỗi sáng. Em duy trì đều đặn, trú trọng các môn học trên lớp phục vụ cho kỳ thi vào lớp 10. Kinh nghiệm học văn được 8.75 điểm là nên vẽ sơ đồ học theo ý, chịu khó viết, chỉnh sửa cách trình bày. Ngoài ra khi ôn chuyên cũng vậy, em học chắc kiến thức cơ bản và nâng cao, không học tủ và không có suy nghĩ thi trường nào ôn luyện trường đó. Nếu chúng ta học chắc kiến thức thì vận dụng khi thi các trường chuyên đều có thể đỗ”.

Thực tế cho thấy, vấn đề rào cản lớn nhất của học sinh khi đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 hay thi đại học chính là gia đình, bố mẹ. Nhiều em có khả năng tiềm ẩn nhưng do từ trước đến nay không có ai “khơi gợi” nên chưa biết mình phải làm như thế nào. Về vấn đề này, MC Quang Anh, sinh viên năm nhất Đại học Ngoại thương cho biết: “Khi gặp các anh chị lớn hơn, đỗ đạt, truyền cảm hứng, dù chỉ là những câu chuyện đơn giản là những tính toán thi cử, cách chọn nguyện vọng phù hợp thì các con sẽ “vỡ ra” và không có tâm lý sợ, ngại và vượt lên để đạt mục tiêu”.

undefined

Thảo Nguyên, sinh viên K59 Đại học Ngoại thương

Nhiều sinh viên năm nhất là những học sinh đạt thành tích cao khi học ở cấp THPT đã đỗ trường Đại học Ngoại thương chia sẻ hành trình chinh phục các trường đại học của mình năm nay. Trong đó, có thể kể đến một số gương mặt tiêu biểu như: Bạn Nguyễn Thị Thu Trang (học sinh trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh, giải Nhất học sinh giỏi Toán tỉnh Bắc Ninh) đã chia sẻ kinh nghiệm trúng tuyển thẳng Học viện Tài chính, Đại học Bách khoa, Đại học Ngoại thương; Dương Việt Bắc (học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Thái Nguyên, giải Nhất học sinh giỏi Toán tỉnh Thái Nguyên) hiện học khoa Kinh tế quốc tế, đại học Ngoại thương); Phạm Trọng Tuấn (học sinh THPT Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh, giải Ba học sinh giỏi quốc gia tiếng Anh; đạt IELTS 8.0 xét tuyển thẳng khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương); Nguyễn Dương Lan Nhi (sinh viên K59 khoa Kinh tế Đối ngoại, trường Đại học Ngoại Thương, cựu học sinh lớp chuyên Văn khoá 2017 - 2020 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; Giải Ba cấp quốc gia kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12; Giải Nhì cấp thành phố kỳ thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 12; Giải Nhì cấp thành phố kì thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 9 trúng tuyển vào trường Đại học Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn); Hà Thục Ngân (học sinh THPT Chuyên Quốc học Huế, được xét tuyển học bạ kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ JLPT N3, trúng tuyển Đại học Ngoại thương).

Học sinh, phụ huynh Thủ đô quyên góp hơn 300 triệu đồng ủng hộ miền Trung
Bạn Hoàng Thủy Vân (ngoài cùng bên phải) trưởng ban tổ chức chương trình workshop cùng các sinh viên K59 Đại học Ngoại thương

Hoàng Thủy Vân, sinh viên K59 khoa Tài chính - Ngân hàng hệ tiên tiến trường Đại học Ngoại thương, thành viên ban tổ chức chương trình workshop cho biết: “Bên cạnh những chia sẻ của các sinh viên FTU, chương trình còn có những chia sẻ của nhiều sinh viên được tuyển thẳng, trúng tuyển vào các trường đại học top đầu như Học viện Ngoại giao, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Y… chia sẻ kinh nghiệm học tập và thi đại học, giúp phụ huynh và hoc sinh có những thông tin bổ ích. Bạn Quốc Trung, cựu học sinh chuyên toán Ams, được xét tuyển thẳng Đại học Bách khoa Hà Nội, sau đó thi và đỗ Đại học Y với số điểm 29,75; Phan Hoàng Lâm, học sinh THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội xét tuyển học bạ kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 7.5 khoa Quản lý chuỗi cung ứng, Đại học Kinh tế quốc dân; Trần Sỹ Trường Sơn, học sinh THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội, xét tuyển học bạ kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 8.0, trúng tuyển Học viện Ngoại giao”.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hải, đồng tác giả cuốn sách “Cùng con bước qua các kì thi”, thành viên ban tổ chức cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên vì các con đang học lớp 9, 10, 11 với bao thời gian và giấc mơ phía trước nhưng chưa tìm hiểu phụ huynh đã xây một tấm rào cản “cao to khổng lồ” trước mặt. Điều này khiến các con chưa kịp nghĩ đến đã sợ thì làm sao vượt qua được đây? Tôi thực sự rất vui vì qua chương trình chia sẻ này, nhiều học sinh và bố mẹ đã có thêm các thông tin bổ ích và có những định hướng riêng phù hợp cho các con trong thời gian tới với hành trình chinh phục các trường chuyên cấp 3 và lựa chọn đại học top đầu trong nước”.

Những chương trình dù nhỏ của nhiều tổ chức, cá nhân nhưng đã lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, góp phần quyên góp ủng hộ bà con vùng lũ lụt.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương”

TTTĐ - Sáng 30/4, tại Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” năm 2025.
Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

TTTĐ - Tại buổi lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia, nhân kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025), đại diện thế hệ trẻ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, em Huỳnh Mạnh Phương bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.
Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ cán bộ Đoàn 9X tài năng phát biểu truyền cảm hứng

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bí thư Đoàn Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) Huỳnh Mạnh Phương đại diện cho 4,7 triệu thanh niên cả nước phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng của thế hệ trẻ.
Xem thêm