Tag

Học nghề, tại sao không?

Nhìn ra thế giới 14/07/2020 16:27
aa
TTTĐ - Ngày nay đào tạo nghề được nhiều quốc gia coi trọng, là phương thức cho giới trẻ phát triển sự nghiệp, ổn định cuộc sống ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Do đó, trên thế giới, học sinh được phân luồng từ rất sớm và được hỗ trợ chọn nghề và lộ trình học nghề phù hợp. Song song với đó là phương pháp và hệ thống giáo dục nghề nghiệp một cách toàn diện, liên thông. Người học được đảm bảo kiến thức, kỹ năng mang tính ứng dụng cao, sát với thực tiễn.

Học nghề, tại sao không?

Học nghề có nhiều lựa chọn phong phú (Ảnh: Istock)

Bài liên quan

Xu hướng học nghề tăng nhanh ở người trẻ

Học nghề mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ

Lần đầu tiên người trẻ Việt có cơ hội học nghề theo “chuẩn” thế giới

Cơ hội việc làm cao hơn sinh viên tốt nghiệp đại học

Số lượng cử nhân, thạc sĩ tăng vọt khiến thị trường lao động lo ngại cung vượt quá cầu. Đây cũng là vấn đề nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới phải đối mặt.

Thất nghiệp, thiếu việc làm có thể gây ra tâm trạng bất mãn chính trị trong giới trẻ, hệ quả là đất nước mất ổn định. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh những thay đổi nhanh chóng của thời đại. Điển hình như công nghệ trí tuệ nhân tạo khiến nhiều công việc trở nên lỗi thời nhanh hơn.

Đào tạo nghề ở Đức hiện nay được coi là tốt nhất thế giới. Đội ngũ giáo viên nghề được chọn kỹ trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe. Giáo viên nghề phải có kinh nghiệm làm việc ít nhất 5 năm, có đủ năng lực sư phạm và chuyên môn để tham gia giảng dạy. Tiêu chuẩn năng lực sư phạm và chuyên môn đối với giáo viên nghề về cơ bản gồm chứng chỉ thợ chính thức của ngành, 1,5 năm đào tạo thêm vào buổi tối tại trường kỹ thuật và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp.

Xu hướng chọn trường nghề đang được giới trẻ nhìn nhận và thay đổi để bắt kịp với những đổi mới của nền kinh tế (Ảnh: Swiss info)
Xu hướng chọn trường nghề đang được giới trẻ nhìn nhận và thay đổi để bắt kịp với những đổi mới của nền kinh tế (Ảnh: Swiss info)

Bên cạnh đó, hệ thống dạy học Dual System - tức là vừa học lý thuyết và học thực hành ở những nhà máy đang hoạt động sản xuất, những bệnh viện hoặc nhà hàng đang hoạt động kinh doanh... giúp học sinh khi ra trường thường làm việc được ngay và ít khi bị thất nghiệp như sinh viên đi học đại học.

Giáo dục nghề nghiệp là một trong những định hướng để đẩy mạnh quá trình đổi mới của nền kinh tế Hàn Quốc. Trên thực tế, ngày càng có nhiều người trẻ Hàn Quốc chuyển sang học cao đẳng nghề do thiếu việc làm nghiêm trọng đối với người tốt nghiệp đại học. Theo tờ Chosun Ilbo, tỷ lệ học viên tốt nghiệp trường nghề có việc làm là 61%, trong khi đó tỷ lệ này ở cử nhân đại học là 52.6%.

Học nghề được coi trọng ngay từ cấp trung học. Các em được định hướng vào các trường nghề từ rất sớm. Chính phủ Hàn Quốc cũng có nhiều chính sách đầu tư cho đào tạo nghề, phát triển mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường để đảm bảo cơ hội việc làm cho người lao động sau khi học xong.

Kinh tế phát triển nhưng nhiều người vẫn chọn học nghề

Là một quốc gia phát triển nhưng tỷ lệ học sinh phổ thông lựa chọn học nghề tại Singapore rất cao, khoảng 45 - 50%. Điều này có được bởi từ sớm, Chính phủ Singapore khuyến khích học sinh chọn học nghề thay vì vào đại học.

Theo đó, từ thập niên 50 của thế kỷ trước, giáo dục nghề nghiệp bắt đầu phát triển ở Singapore do kinh tế chuyển hướng từ đa dạng hóa thương mại sang công nghiệp định hướng xuất khẩu.

Tuy nhiên đến cuối thập niên 60, giáo dục nghề nghiệp rơi vào khó khăn khi 92% học sinh học lên đại học, 2% trực tiếp tham gia thị trường lao động và chỉ 6% là lựa chọn học nghề.

Để giải quyết tình trạng mất cân đối này, Chính phủ Singapore đưa ra các biện pháp tổ chức và thúc đẩy công tác dạy nghề. Một trong những biện pháp đầu tiên là hướng nghiệp từ bậc phổ thông. Dạy nghề cũng được đưa vào từ trung học. Vẽ kỹ thuật, cơ khí, điện trở thành môn bắt buộc đối với toàn bộ nam sinh và 50% nữ sinh, số còn lại học về kinh tế.

Chương trình giáo dục sửa đổi này giúp học sinh hiểu biết cơ bản và có hứng thú với nghề nghiệp cụ thể. Nhờ đó, đến năm 1972, 20% học sinh chọn theo học nghề.

Năm 1973, Singapore thành lập Hội đồng Đào tạo Công nghiệp (ITB). Hội đồng này đưa ra hệ thống nhận diện kỹ năng thống nhất theo 3 cấp độ (thợ thủ công, kỹ thuật viên và thợ bậc thầy).

Tại Singapore, thành thạo một kỹ năng nhất định cũng giá trj như một tấm bằng đại học (Ảnh: ASHLEIGH SIM)
Tại Singapore, thành thạo một kỹ năng nhất định cũng giá trj như một tấm bằng đại học (Ảnh: ASHLEIGH SIM)

Năm 1979, Hội đồng Đào tạo Nghề và Công nghiệp thành lập trên cơ sở hợp nhất Hội đồng Đào tạo Công nghiệp và Hội đồng Giáo dục cho người lớn (VITB). VITB cho phép người lao động có thể tiếp tục học lên để nâng cao tay nghề.

Đến năm 1992, VITB được nâng cấp thành Viện Giáo dục Kỹ thuật (ITE), cung cấp các khóa dạy nghề cao cấp hơn. Tuy nhiên, họ vẫn gặp khó khăn do tư duy trường nghề chỉ dành cho học sinh không đủ khả năng vào đại học.

Để thay đổi suy nghĩ đó, ITE đầu tư phát triển hạ tầng, đội ngũ giảng viên, thương hiệu. Đến năm 2002, nước này có 5 trường kỹ thuật với quy mô lớn, cho người học nhiều lựa chọn hơn, liên quan đến lĩnh vực dịch vụ như bán lẻ và khách sạn, thể thao và giải trí hay lĩnh vực sáng tạo với thiết kế, truyền thông, làm phim.

Năm 2015, Singapore còn khởi động chương trình quốc gia SkillsFuture, trong đó giới chức giáo dục công nhận việc thành thạo một kỹ năng nhất định (nấu ăn, lập trình…) cũng tốt như thành tích kiếm được một tấm bằng đại học.

Đến nay, đảo quốc sư tử là quốc gia trong khu vực thành công với chính sách phát triển nhân lực nghề.

Đọc thêm

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới Nhìn ra thế giới

Vienna - thành phố đáng sống nhất thế giới

TTTĐ - Thủ đô Vienna của Áo một lần nữa được “xướng tên” là thành phố đáng sống nhất trên thế giới.
Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng Nhìn ra thế giới

Dự trữ vàng Ngân hàng Trung ương toàn cầu dự kiến sẽ tăng

TTTĐ - Theo Hội đồng Vàng Thế giới, dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương dự kiến sẽ tăng trong năm tới mặc dù giá vàng cao.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế Nhìn ra thế giới

Khẳng định sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phát triển kinh tế

TTTĐ - Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đã nhấn mạnh cam kết của Chính phủ đối với người dân và nêu bật sức mạnh của tình đoàn kết.
Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng Nhìn ra thế giới

Ngành Du lịch Cuba được dự báo sẽ bùng nổ tăng trưởng

TTTĐ - Theo báo cáo Du lịch Toàn cầu, Cuba sẽ là một trong những điểm đến bùng nổ tăng trưởng 3 chữ số trong thập kỷ tới.
Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Xem thêm